Cá rô phi có độc không?
Trên thực tế, với các phương pháp chế biến khác nhau, mọi loại thực phẩm đều nằm ở ranh giới giữa có lợi và có hại cho sức khỏe (hoặc giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hao hụt nhiều chất dinh dưỡng). Ví dụ, luộc bông cải xanh sẽ làm chúng mất đi cá chất dinh dưỡng quý giá như: Vitamin B6, chất xơ, kali… Trong khi đó, nếu hấp bông cải xanh, bạn sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Một nghiên cứu mới cho thấy, đối với chế biến cá, cụ thể là cá rô phi, việc hấp cá rô phi có thể ngăn cản các chất độc nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể.
nghiên cứu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia tới từ Đại học Seville (Tây Ban Nha). Các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu rằng hấp hoặc luộc phi lê cá có thể giảm độc tố cylindrospermopsin – một sản phẩm của cyanotoxin được tìm thấy trong một số loại cá nước ngọt phổ biến như cá rô phi hay không. Họ phát hiện ra rằng, việc luộc cá chỉ có thể làm giảm khoản 18% độc tố. Trong khi đó, khi hấp phi lê cá, bạn có thể giúp giảm được tới khoảng 26% độc tố. Hơn nữa, các biotoxin bị loại vào nước hấp và giúp cơ thể tránh tiêu thụ phải. Biotoxin là những chất độc hại có nguồn gốc sinh học.
Như đã biết, cylindrospermopsin ảnh hưởng đến các cơ quan của động vật, trong đó có con người, bao gồm: Gan, thận, tim, ruột, phổi và não. Ở người, tiêu thụ các thực phẩm có cylindrospermopsin sẽ dẫn tới các triệu chứng, bao gồm: Nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, mất nước, mệt mỏi, khô mắt và thậm chí tổn thương thận. Cylindrospermopsin là một sản phẩm từ cyanotoxin, có thể tìm thấy trong mọi thực phẩm, như sản phẩm có nguồn gốc thực vật, ngũ cốc, cá và động vật có vỏ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học khyến cáo, để hạn chế tiêu thụ phảo cyanotoxin từ cá, bạn hãy hấp cá thêm ít nhất 2 phút. Không nên sử dụng nước hấp cá, kể cả hơi nước đọng từ quá trình hấp cá. Sắp tới, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra thêm các phương pháp nấu ăn phổ biến khác như nướng và lò vi sóng.
Cá rô phi có độc không?
Năm 2009, Bộ Nông nghiệp Mỹ tiết lộ, hầu hết cá rô phi nuối ở thị trường Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc đều bị nhiễm các chất gây ung thư. Hơn nữa, thức ăn để nuôi cá rô phi là chất thải từ gia súc và gia cầm nên tỷ lệ nhiễm khuẩn là rất lớn.
Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Wake Forest (Mỹ) vào năm 2008, cá rô phi chứa nhiều omega-6 hơn omega-3 (tỷ lệ 11/1) nên sẽ gây hại cho người ăn: Tăng nguy cơ bị bệnh suyễn, viêm khớp và các bệnh viêm khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn tránh ăn cá rô phi hoàn toàn. Vì cá rô phi là nguồn cung cấp omega-3, các loại vitamin, khoáng chất, protein, acid béo, selen, phospho, kali, vitamin B12, niacin, vitamin B6 và acid pantothenic… dồi dào.
Tốt nhất, nếu muốn ăn cá rô phi, bạn nên chọn loại cá được đánh bắt tự nhiên trong môi trường không ô nhiễm hoặc ăn cá được nuôi ở môi trường đảm bảo sạch.