Một số bệnh thường gặp ở cá rồng cần lưu ý nhất.
Một số lưu ý khi điều trị cá rồng bỏ ăn bạn nên biết.
Cá rồng bỏ ăn là tình trạng bệnh không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như cá rồng bị Stress, “cô đơn” hay do sự thay đổi của môi trường sống… Người nuôi có thể dễ dàng xử lý và chấm dứt tình trạng này trong vòng một vài ngày nếu như biết được nguyên nhân và giải pháp điều trị chính xác. Những thông tin đó sẽ có trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay!
Tình trạng cá rồng bỏ ăn nguy hiểm như thế nào?
Cá rồng là một trong những loại cá cảnh đắt đỏ hàng đầu được nhiều đại gia Việt săn đón. Biểu tượng cho sự thành đạt, quyền quý và giàu sang, những chú cá rồng độc đáo và quý hiếm có thể bán với mức giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, khi chăm sóc cá rồng, một trong những tình trạng bệnh phổ biến và khiến người nuôi sốt sắng là hiện tượng cá rồng bỏ ăn, tình trạng này không quá nguy hiểm nếu như người nuôi xác định được nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.
Nếu cá nhịn ăn trong thời gian ngắn từ 1-2 ngày, sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe và sự phát triển bệnh thường của cá. Tình trạng này kéo dài, cá sẽ suy nhược, mệt mỏi, khiến hình thể và màu sắc của cá trở nên yếu ớt, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của toàn bể cá.
Trong nhiều trường hợp bệnh trở nặng do vi khuẩn hay do các bệnh nguy hiểm như trướng bụng, dựng vảy, tỷ lệ tử vong ở cá rất cao. Người chơi cá cần quan sát kỹ lưỡng những dấu hiệu và biển hiện bệnh cá rồng dưới đây để có thể tìm cách xử lý và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng cá rồng bỏ ăn.
Cá rồng bỏ ăn do nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc vào môi trường sống bên ngoài, cách chăm sóc của người chơi hay cá những thay đổi nội tiết bên trong cơ thể. Những nguyên nhân và biểu hiện ở cá rồng bỏ ăn nằm đáy sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể ở dưới đây.
Biểu hiện của tình trạng cá rồng bị bỏ ăn.
Khi bỏ ăn, cá thường uể oải, bơi lờ đờ trong bể nước, không còn hứng thú khi được cho thức ăn, nhát và lì nằm im ở đáy bể. Trong một số trường hợp, khi bị stress và bỏ ăn, cá rồng cũng bơi rất nhanh, liên tục cọ xát ở thành bể và không chịu ăn ngay cả những thức ăn khoái khẩu của chúng.
>> Xem thêm: nguyên nhân và cách chữa bệnhCá Rồng nằm đáy nguyên nhân và cách chữa bệnh
Nguyên nhân khiến cá rồng bỏ ăn phổ biến .
Thông thường, cá rồng bỏ ăn thường là do một số nguyên nhân sau:
- Chất lượng nước xấu:
Bể không được thay nước thường xuyên và bông lọc không được làm sạch khiến
chất lượng nước xấu
. Nước xấu không đảm bảo độ pH an toàn và chứa
nhiều vi khuẩn gây bệnh
.
- Thức ăn quá đơn điệu:
Ăn một loại thức ăn lâu ngày khiến cá rồng không còn hứng thú với thức ăn. Hoặc có thể chúng đã quen thuộc với 1 loại thức ăn và không chịu ăn những loại thức ăn khác.
- Thời tiết thay đổi:
Chuyển giao giữa các mùa, thay đổi thời tiết,
chênh lệch nhiệt độ quá lớn
khiến cá chưa kịp thích nghi, mệt mỏi và bỏ ăn.
- Cá bỏ ăn do ăn quá nhiều:
Nếu ăn quá nhiều mà thức ăn không thể tiêu hóa được, cá sẽ
khó tiêu, suy nhược
. No quá mức cũng sẽ khiến cá rồng tích lũy chất béo, làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cá.
- Do thay nước sau khi cá rồng ăn no:
Khi đang ăn no, cá rồng rất nhạy cảm. Sự thay đổi của nước khiến chúng khó chịu. Thậm chí nhiều con bị nôn do chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này.
- Cá rồng ăn kiêng:
Khi phát triển đến size
40-5Ocm,
cá có biểu hiện chững lại ,ít ăn trong một thời gian dài hoặc là bỏ ăn.
- Cá rồng bị cô đơn:
Khi còn nhỏ, cá rồng sẽ được đem nuôi theo cặp trong bể lớn. Khi đã đủ kích thước, chúng bị tách ra hoặc bán đi. Điều này khiến chúng cảm thấy cô đơn và
mất cảm giác thèm ăn,
dẫn tới bỏ ăn trong nhiều ngày liền.
- Cá đến mùa giao phối:
Cá rồng đến mùa giao phối sẽ rất
nhạy cảm
, các bộ phận của chúng thay đổi bởi sự thay đổi của hoocmon và chán ăn. Thông thường, trong giai đoạn này, cá mái bắt đầu có trứng.
Giải pháp điều trị triệt để bệnh cá rồng bỏ ăn nhanh chóng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau:
- Do chất lượng nước xấu:
Thường xuyên thay nước cho bể cá. Quá trình thay nước cũng phải đảm bảo thay từng phần. Mỗi ngày chỉ nên thay từ
1/6 đến 1/8 lượng nước
để cá kịp thích nghi với môi trường mới.
- Cá rồng bỏ ăn do thức ăn quá đơn điệu:
Người nuôi nên đa dạng thực đơn, hoặc thay thế thức ăn để kích thích sự thèm ăn của cá. Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng, kích thích cá phát triển tốt và lên màu đẹp. Bạn có thể cho cá rồng ăn thêm
tôm, cá
, một số thức ăn bổ sung như
sâu gạo, sâu bột
và
côn trùng
. Các loại thức ăn này rất tốt và cung cấp nhiều dưỡng chất tốt giúp cá sinh trưởng và phát triển ổn định.
- Cá bỏ ăn do ăn quá nhiều:
Nếu cá rồng ăn quá nhiều, bạn không nên tiếp tục cho cá ăn loại mồi yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể kích thích tiêu hóa bằng việc
làm ấm nước
và đợi cho đến khi cá tiêu hóa hết mới cho ăn tiếp.
- Do thay nước sau khi cá rồng ăn no:
Trước khi thay nước, hãy ngưng cho cá ăn từ
6-12 h.
Điều này hạn chế ảnh hưởng tới dạ dày cũng như tình trạng chán ăn ở cá
.
- Cá rồng ăn kiêng:
Cá rồng bỏ ăn do ăn kiêng là điều hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần
ngừng cho ăn
hoặc chỉ thả một chút thức ăn cho cá. Tuy nhiên, bạn cũng phải theo dõi cá trong giai đoạn này vì cũng có khả năng chúng bỏ ăn do bị bệnh.
- Cá rồng bị cô đơn:
Lúc này, bạn chỉ cần để cá rồng
thích nghi trong một vài ngày
. Chúng sẽ ăn bình thường sau khi đã quen với việc cô đơn mà thôi.
- Cá bỏ ăn, ăn ít khi đến mùa giao phối:
Trong giai đoạn nhạy cảm này, người nuôi nên đảm bảo các yếu tố môi trường như:
Lượng oxy cần thiết, nhiệt độ, độ pH
.. để cá luôn cảm thấy dễ chịu. Tình trạng này sẽ nhanh chóng hết sau khi chúng giao phối và sinh đẻ.
Một số lưu ý khi điều trị cá rồng bỏ ăn bạn nên biết.
Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu như bạn thực hiện các cách điều trị trên. Tuy nhiên, người nuôi cá cũng cần lưu ý những điều sau đây khi điều trị để cho kết quả an toàn và tiến triển tốt nhất:
- Cách trị cá Rồng bỏ ăn bằng cáchsử dụng thuốc
không được tùy tiện cho cá uống thuốc nếu không được bác sĩ thú y tư vấn.
-
Người chơi cá cần
theo dõi tình trạng,
các triệu chứng cụ thể để
xác định nguyên nhân gây bệnh
. Điều này đảm bảo
trị đúng bệnh
, triệt để và hạn chế sự ảnh hưởng của các biện pháp chữa bệnh không phù hợp.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Đừng đợi đến khi cá bị bệnh rồi mới tìm kiếm cách chữa. Để cá không bỏ ăn do bệnh lý và cách chăm sóc không đúng cách, bạn nên điều chỉnh các
chế độ nhiệt độ phù hợp
, môi trường nước tốt, thường xuyên thay nước và cho cá ăn theo chế độ ăn khoa học. Môi trường sống tốt giúp cá phát triển khỏe mạnh, hạn chế tình trạng cá bỏ ăn và cả một số bệnh thường gặp ở cá rồng mà chúng tôi cung cấp dưới đây.
Một số bệnh thường gặp ở cá rồng cần lưu ý nhất.
Có một số bệnh phổ biến cũng có thể khiến cá rồng bỏ ăn. Hãy tham khảo những triệu chứng và biểu hiện của bệnh để có thể phát hiện và điều trị bệnh cho cá rồng kịp thời:
- Bệnh stress ở cá rồng:
Đây là một bệnh thường gặp ở cá với các biểu hiện như cá
bơi chậm
,
co mình
bám vào thành bể. Tình trạng căng thẳng này có thể đến từ sự thay đổi của môi trường và chất lượng nước thấp.
- Bệnh trướng bụng:
Cá rồng bị bệnh trướng bụng thường có bụng to hơn bình thường, mất cân bằng khiến chổng đầu và đuôi hướng lên trên. Đây là bệnh nguy hiểm khó chữa ở cá rồng với
tỷ lệ chết rất cao
. Bạn nên thay nước,
tăng thêm lượng muối
và duy trì ở
nhiệt độ 30 độ C
. Bạn cũng có thể cho thêm một lượng metronidazol tiếp tục theo dõi. Tốt nhất, người nuôi nên bình tĩnh, tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ thú y và những người có nhiều kinh nghiệm nuôi cá rồng để có hướng xử lý tốt .
- Bệnh đốm trắng:
Cá thường
giật mình, cạ mình
vào thành bể. Trường hợp bệnh trở nặng sẽ có những điểm
u màu trắng
, khiến cá cụt vây. Lúc này, bạn nên
cho một ít muối lên bông lọc
nước hoặc cho trực tiếp vào bể cá để tiêu diệt vị khuẩn có hại. Đồng thời, duy trì bể ở
nhiệt độ 30 đến 32 độ C
để tránh tình trạng bệnh bị tái phát.
- Bệnh xù vảy:
Bệnh xù vảy thường xảy ra vào thời tiết lạnh ở những cá thể cá rồng non và yếu. Khi mắc bệnh
vảy cá dựng lên, nặng hơn,
mắt cá bị lồi và bỏ ăn trong nhiều ngày. Để điều trị bệnh này, người nuôi cần duy trì nước ở nhiệt độ 30 đến 31 độ, thêm ít muối cho bể và thay nước từ từ 2 lần/ngày cho bể cá.
Trên đây là chi tiết các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cá rồng bỏ ăn hiệu quả. Hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của những chú cá rồng quý này.