Cá rồng là một trong những loài nổi tiếng nhất trong thế giới cá cảnh. Đây được xem là loài cá phong thủy đặc trưng của người Á Đông. Mọi người tin rằng nuôi cá rồng sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ, đồng thời xua đuổi mọi việc không hay xảy đến với gia đình. Có thuận thì ắt có nghịch, nếu chẳng may bể cá có vấn đề gì thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến vận may cho cả nhà. Do vậy, người nuôi cá rồng cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi, tập tính của loài cá này để chúng sinh trưởng tốt, mang lại tài lộc cho gia đình.
Phân biệt các loại cá Rồng
Hiện cá rồng có rất nhiều giống loài. Bài viết này chỉ đề cập đến 4 giống đang được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cá rồng Huyết Long
Huyết Long, hay còn gọi là Super Red, thuộc nhóm cá rồng Châu Á, có màu đỏ đặc trưng, nguồn gốc từ Indonesia. Đây là loại cá rồng được nhiều người biết đến nhất nhờ vào màu đỏ nổi bật của nó. Cá Huyết Long có nhiều dòng: Chilli red (màu đỏ ớt), Blood red (màu đỏ máu), Orange red (màu đỏ cam) và Golden red (đỏ vàng 24k).
Kim Long Quá Bối
Kim Long Quá Bối, hay còn gọi là Cross golden, có nguồn gốc từ Malaysia. Giống này đứng top thứ 2 trong số những giống có giá trị cao nhất của cá rồng.
Cross golden có đặc điểm phần đầu phía trước khá lớn, phần mình hơi ngắn. Màu sắc thì hơi vàng, bộ vảy chạy dọc sống lưng làm màu sắc hai bên hông càng thêm nổi bật. Cross golden phát triển đến hàng vảy cao nhất trên toàn bộ thân cá.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cá rồng giá bao nhiêu? Địa chỉ bán cá rồng uy tín ở Hà Nội và TPHCM
Liên hệ:
097 7471463
Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.
Cross golden cũng có khá nhiều dòng: Blue-Based (màu xanh dương), Purple-Based (màu tím), Gold-Based (màu vàng), Silver-Based (màu bạc).
Kim Long Hồng Vĩ
Kim Long Hồng Vỹ, hay Red Tail Golden, xuất xứ từ Indonesia.
Có đặc điểm: Phần đầu khá nhỏ, mình khá dài, màu sắc của chúng có sự chuyển đổi khi còn nhỏ và khi trưởng thành. Lúc còn nhỏ giống này có màu hơi đỏ, cơ thể màu hơi vàng. Đến lúc trưởng thành (khoảng 30cm) màu chủ đạo chuyển hẳn sang vàng hơi tối màu. Đặc biệt, đây là giống rất dữ nên chúng sống một mình là chủ yếu. Về giá trị, giống này có phần thấp hơn so với 3 giống cá kể trên.
Kim Long Hồng Vỹ cũng có nhiều dòng: Green-Based (màu xanh lá), Blue-Based (màu xanh dương), Gold-Based (màu vàng 24k).
Cá Rồng Thanh Long
Thanh Long, hay Green arowana, xuất xứ từ nhiều quốc gia Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam.
Thanh Long có chiều dài tối đa có thể đạt tới là 0,6m, dọc sống lưng có lớp vảy màu xanh rêu, màu thân chủ đạo là xanh nhạt hoặc hơi bạc. Thanh Long cũng có nhiều dòng khác nhau: Borneo, Nami, Chí vàng …
Cách nuôi cá rồng
Diện tích và bể nuôi cá rồng
Tùy vào kích thước của cá mà chọn hồ có diện tích bao nhiêu. Nếu chiều dài của chúng chưa đến 20cm thì bể chỉ cần 1,2×0,5×0,5m là được. Trường hợp cá trưởng thành có thể chọn bể nuôi có kích thước cỡ 1,8×0,6×0,5m. Hồ cá rồng nên có nắp để tránh bụi bẩn.
Cần đảm bảo nhiệt độ trong nước luôn ở mức không quá lạnh, mức phù hợp nhất là 29-300C.
Độ pH lý tưởng là khoảng 7. Nếu chỉ tiêu này đột ngột tăng – giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Nên thay nước khoảng 2 lần/tuần, nếu nước chưa quá bẩn có thể thay mỗi tuần 1 lần. Không nên thay cạn nước hết một lần.
Địa điểm đặt hồ (bể)
Để nuôi cá rồng mau lớn thông thường gia chủ nên lựa chọn những nơi có ít người qua lại để đặt hồ bởi như thế vừa thuận lợi cho đời sống của cá lại vừa giúp bạn xả stress mà không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
Ánh sáng cũng rất quan trọng nên chọn địa điểm đặt hồ là nơi hứng ánh sáng tự nhiên vào mỗi sáng và chiều. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cho màu cá phát huy tối đa để nổi bật lên vẻ đẹp của mình.
Vào ban đêm nếu có thể thì hãy để đèn hồ hoặc nếu có tắt thì nên tắt từ từ đừng tắt ánh sáng đột ngột cá sẽ hốt hoảng và chạy nhảy lung tung có thể va đập vào bể làm chúng bị thương.
Mật độ cá rồng trong hồ hoặc bể nuôi
Cá rồng là loài cá đặc biệt, chúng có tính độc tôn rất cao, do đó nếu thả nhiều hơn 1 con vào trong cùng 1 bể diện tích nhỏ chúng sẽ cắn nhau rất dữ dội. Do đó, chỉ nên nuôi 1 con cá rồng ở khuôn viên nhỏ. Nếu diện tích nuôi lớn có thể thả nuôi từ 6-10 con.
Quy trình thả cả đúng cách
Đổ nước khoảng 4 ngày trước khi thả cá. Cần đo độ pH xem có đúng với mức phù hợp chưa.
Khi mua cá về, thả nguyên vẹn cả bao bì vào hồ để tập cho cá quen dần. 15 phút sau khoan cho cá ra mà hãy lấy nước trong hồ đổ vào bịch. Khi cá đã quen rồi mới thả cá hoàn toàn tiếp xúc với môi trường mới.
Ngày thứ nhất cá không cần ăn (hay đúng hơn là chúng không muốn ăn), chỉ xục khí khi cá trông không khỏe, còn không thì không nên xúc khí trong ngày đầu này.
Thức ăn cho cá rồng và cách cho ăn
Thức ăn yêu thích của cá rồng là tôm, tép, côn trùng, cá nhỏ, đồ ăn viên sẵn … Thức ăn của cá phải đảm bảo vẫn còn tươi, nếu thức ăn sẵn thì phải còn hạn sử dụng, không ẩm, mốc.
Để nuôi cá rồng con nhanh lớn thì cần cho chúng ăn khoảng 3 lần/ngày. Cá lớn thì cho ăn 1-2 lần/ngày. Không cho ăn nhiều vì ảnh hưởng đến tiêu hóa và chúng cũng rất dễ ngấy, ngoài ra nếu chúng ăn không hết lượng bị dư thừa sẽ nhanh làm nước ô nhiễm.
Trên đây, tuy chỉ là những kiến thức sơ khai về kỹ thuật nuôi cá rồng, nhưng hy vọng nó giúp ích phần nào đó cho những bạn đã hoặc đang có ý định nuôi.
Liên hệ:
097 7471463
Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.