Cá rồng được mệnh danh là vua của các loài cá cảnh. Đây là loại cá được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích, đồng thời cũng là loài cá có giá bán thuộc vào hàng đắt nhất trên thị trường.
Cá rồng là cá gì?
Cá rồng là loài cá nước ngọt thuộc họ Osteoglossidae, có tên gọi khoa học là Arowana. Ở Trung Quốc, loại cá này được gọi là cá rồng bạc và được các nhà nuôi cá cảnh Đông Á ưa chuộng. Cái tên “rồng” xuất phát từ dáng bơi của loài cá này, mô phỏng lại dáng rồng bay trong truyền thuyết của châu Á, một biểu tượng may mắn.
Đặc điểm của cá rồng:
Cá rồng là loài ăn thịt, thường ăn thịt trên bề mặt. Các loài thuộc họ cá rồng có thể nhảy cao gần 2m từ mặt nước để bắt côn trùng và chim, ở Nam Mỹ nó còn biệt danh là “khỉ nước”.
Có khoảng 214 loài cá rồng trên toàn thế giới, thế nhưng dòng cá có xuất xứ từ Châu Á lại được yêu thích hơn cả nhờ vẻ ngoài ấn tượng.
Cá rồng khi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 20-70cm, cân nặng dao động từ 1-4kg. Loài cá này có thân hình thon, dài và có xu hướng bẹt về 2 bên nên khi bơi rất nhanh. Phần vẩy cá to, vây ngực, lưng, vây hậu môn, râu miệng tương đối dài.
Đầu cá tương đối bằng phẳng và cân đối cùng với cơ thể. Mắt của cá rồng không có mí nên không bao giờ nhắm mắt. Mặc dù mũi bé nhưng đây chính là công cụ để cá tìm kiếm thức ăn và xác định môi trường nước. Bộ râu cá gần miệng có tác dụng xác định vị trí con mồi một cách chính xác.
Sở dĩ loài cá này được gọi là cá rồng vì phần vảy của chúng tương đối to và gần giống với vảy của rồng. Chính những chiếc vảy to lấp lánh đã tạo nên giá trị của loài cá kiểng này.
Tập tính và sinh sản của cá rồng:
Cá rồng là loài cá tương đối hiền lành, có thể chung sống hòa đồng với các loài cá khác như: cá hồng két, cá phát tài, cá hổ, cá hoàng bảo yến, cá hải tượng, cá hoàng hải yến…
Cá rồng đẻ trứng nhưng quá trình ấp trứng lại khác biệt hoàn toàn với những dòng cá thông thường.
Sau khi cá rồng cái kết thúc quá trình đẻ trứng thì cả cá đực và cá cái sẽ ngậm lại số trứng đã được thụ tinh vào khoang miệng để tiến hành ấp.
Sau 4-8 tuần, cá con nở sẽ chui ra khỏi khoang miệng của cá bố mẹ để kiếm ăn. Nếu gặp nguy hiểm chúng vẫn có thể chui vào trong miệng cá bố mẹ để lẩn trốn.
Có bao nhiêu loại cá rồng cảnh?
Tùy thuộc vào hệ thống phân loại được sử dụng, có 10 loại cá rồng thường được nuôi làm cảnh: 4 từ châu Á, 3 từ Nam Mỹ, 2 từ Úc và 1 từ châu Phi. Cá rồng châu Á là loài nguy cấp và bị cấm ở Hoa Kỳ. Nó là một biểu tượng địa vị trong số những người đàn ông châu Á giàu có.
Những dòng cá rồng nổi tiếng:
Cá rồng Huyết Long:
Cá rồng Kim Long:
Cá rồng Ngân Long Albino:
Cá rồng Platinum:
Cá rồng có giá bao nhiêu?
Cá rồng là loài cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt và có giá bán tương đối cao. Loài cá này yêu cầu không gian sống rộng, kén ăn và cần nhiều công chăm sóc. Ngoài ra,cá rồng còn nổi tiếng về tính cách và hành vi hung dữ của chúng.
Tùy thuộc loại và kích thước của cá rồng mà nó sẽ có giá khác nhau. Loại rẻ nhất – cá rồng Ngân Long thường có giá từ 100.000-300.000đ/com đối với cá con và từ 300.000 – 500.000đ/con với cá trưởng thành. Loại đắt như cá rồng Huyết Long hay cá rồng Kim Long Quá Bối có thể lên tới 15.000.000 – 25.000.000đ/con trưởng thành.
Con cá đắt nhất thế giới là cá rồng Platinum – vua của các loài cá, có giá bán lên tới 400.000 USD, tương đương gần 9 tỷ đồng.