» Cá rồng – ”một bước lên ngôi”

Nghiên cứu về cá Rồng, chúng tôi cảm thấy rất hứng thú về sự…thay bậc đổi ngôi, nói đúng ra là “lên ngôi” hết sức kỳ diệu của chúng, mà xưa nay chưa có loài cá nào sánh được và có được. Nếu có chăng là những giống cá lai tạo nhờ vào tài nghệ của các nghệ nhân cá kiểng bậc thầy như con cá La Hán chẳng hạn.

Nội dung trong bài viết

Nói về cá Rỗng, thật đúng với câu: “Một bước lên ngôi”.

Như quý vị đã biết, cá Rồng thuộc họ cá Osteoglossidae, là giống cá có từ thời cổ đại. Thế nhưng, suốt một thời gian dài đến gần 200 triệu năm nay, người đời vẫn đánh giá nó là loài cá tầm thường, chỉ đánh bắt để làm thực phẩm, đem cân bán giữa chợ với các thứ cá khác mà thôi.

cá Rồng

Nói cách khác, trong khoảng thời gian quá dài đó, sao không có một người nào có con mắt tinh đời để khám phá ra được vẽ đẹp kỳ diệu của loài cá này, để cất nhắc chúng lên địa vị cá kiểng thuộc vào hàng vua như ngày nay? Chúng ta cũng biết, đâu phải giống cá Rồng chỉ có ở châu Á không thôi, chúng còn sống ở nhiều châu lục như châu Mỹ, châu úc và cả châu Phi nữa. Và tại các nơi đó, người ta vẫn coi loài cá này chỉ là …cá thịt.

Được biết, tại Indonesia, mãi đến những năm giữa thế kỷ 20 vừa qua, cá Rồng vẫn được coi là cá thịt, kể cả Huyết Long, Kim Long Hồng Vĩ, mọi người được phép đánh bắt tự do. Và người ta vẫn gọi loài cá đẹp này với cái tên xưa cũ có từ ngàn vạn đời trước là Kayangan.

Mãi đến năm 1969, Hội liên hiệp bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) mới quyết định đưa cá Rồng vào “sách đỏ”, từ đó loài cá này mới được liệt vào…loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Và khi cá Rồng được chính thức đeo vào mình nhãn mác “cá quý hiếm” thì bên ngoài việc đánh bắt chúng vì mục đích sinh lợi (bán với giá cá kiểng) của số người “cơ hội” lại càng quyết liệt hơn.

Do bị nhiều người săn lùng đánh bắt nên trữ lượng cá Rồng sống trong thiên nhiên càng ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động.

Thế là tại Wasington năm 1980, công ước Quốc tế bảo vệ cá Rồng ra đời. Từ đó mọi hoạt động thương mại quốc tế về các loài cá Rồng phải đặt dưới quyền điều khiển của CITES.

Nhờ đó mà nguồn cá Rồng còn ít ỏi sống hoang dã bên ngoài được bảo vệ tối đa. Mọi cuộc đánh bắt chúng đều bị triệt để cấm đoán.

Riêng những trại nuôi cá Rồng cho sinh sản với mục đích thương mại cũng phải có giấy phép hợp pháp mới được hành nghề. Cá Rồng bán ra ngoài (kể cả xuất khẩu) từ các trại cá giống này phải là cá thuộc thế hệ thứ hai (F2) trở về sau…

Thế là từ số phận một con Kayangan tầm thường một thời gian dài gần 200 triệu năm, bỗng nhiên con cá Rồng được…một bước lên ngôi thật là ngoạn mục. Kể ra chúng rất xứng đáng với địa vị cá vua mà người thời nay tôn vinh nó.

Rate this post

Viết một bình luận