Cá thần tiên – loài cá thủy sinh cỡ lớn

Cá thần tiên (Pterophyllum scalare) là loài cá cảnh nước ngọt phổ biến sống trong vùng nhiệt đới. Chúng là một trong những loài cá đẹp nhất bởi màu sắc bắt mắt bên ngoài. Loài cá này lần đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ sang Châu Âu khoảng những năm 1820 và hiện nay chúng đang là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Cá thần tiên trong hồ thủy sinh tại gia của ông Takashi AmanoCá thần tiên trong hồ thủy sinh tại gia của ông Takashi Amano

Họ: Cá rô phi – Cichlidae
Phân bố: Nam Mỹ (Guyan, Venezuela, sông Amazon với một số phụ lưu)
Chiều dài: Tới 15 cm, tối đa 25 cm
Thức ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, chất thực vật, thức ăn tổng hợp dạng mảnh
Nhiệt độ nước: 22-30°C

Hình ảnh cá thần tiên theo đànHình ảnh cá thần tiên theo đàn

Cá thần tiên thường sống thành bầy lớn trong tự nhiên. Tuy nhiên trong bể cá thì số lượng phù hợp nhất là 6 – 7 con. Độ pH lý tưởng cho loài cá này là 6 – 7.0, nhiệt độ trong khoảng 25°C. Tổng độ cứng của nước là 4 – 12 dGH, bể nuôi cá tốt nhất là 40L.

Cá thần tiên bơi theo chiều dọc và vây của chúng sẽ không phát triển được nếu chiều cao bể cá nhỏ hơn 40cm, do vậy chiều cao bể cá phải tối thiểu 50cm. Tốt nhất một bể cá nuôi cá thần tiên không được nhỏ hơn 100L, trung bình nuôi 6 con là 400L.

Cá thần tiên không phải loài ăn tạp. chúng ăn rất ít nên chỉ cho ăn một lần hoặc hai lần một ngày. Cá thần tiên có thể tồn tại ngay cả khi nhịn đói 2 tuần. Tuy nhiên không nên để cá nhịn đói vì nó sẽ ảnh hướng tiêu cực đến tốc độ phát triển và sức khỏe của cá.

Cá thần tiên có tuổi thọ cao, chúng có thể sống tới 8-9 năm. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách thì cá chỉ sống ít hơn 4 năm.

Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên hầu hết chúng phát triển khoảng 0,5-1cm mỗi tháng cho đến khi chúng 6-8 tháng tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại. Chúng có thể đạt 12-15 cm chiều dài. Cá phát triển đầy đủ kích thước khi ở 12-18 tháng tuổi.

Các bệnh phổ biến ở cá thần tiên

– Exophthalmia: cá bị xuất huyết trên cơ thể, cá bị đốm đen, mất vây thậm chí bị nổi u. Nguyên nhân do không vệ sinh bể thường xuyên, nhiễm trùng bởi các loài ký sinh trùng. Nổ mắt do đục thủy tinh thể.

– Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân do ký sinh trùng nhưng thực chất bệnh này xuất phát do thiếu bảo trì, nồng độ NH3 cao, cá bị stress kém thích nghi với môi trường, hoặc do không được kiểm dịch.

– Cá tuyệt thực: Vì mất cảm giác ngon miệng.

cá thần tiên sống trong hồ câycá thần tiên sống trong hồ cây

Giới tính

Rất khó phân biệt được giới tính của cá thần tiên. Người ta chỉ biết được một điều là giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút. Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp. Lúc này cá trống nối đuôi theo cá mái để ve vãn. Nhờ vào sự … tình tự này của chúng mà ta mới bắt đúng cặp trống mái ra nuôi riêng để cho sinh sản.

Sinh sản

Cá thần tiên có thể sinh sản trong hồ thủy sinh một cách tự nhiên. Hồ kính dành riêng cho cá thần tiên đẻ không nên nhỏ quá, ít ra cũng phải có dung tích 50 ~ 60 lít nước. Trong hồ nên đặt một cụm rong, sao cho đầu rong còn khoảng 20 cm nữa mới vươn tới mặt nước hồ. Ta có thể thay thế rong bằng một cục gạch ống còn mới và sạch đặt dựng đứng dưới đáy hồ. Có người còn dùng tô hoặc chén để làm ổ đẻ cho cá. Điều cần chú ý là vật để làm ổ đẻ cho cá phải được đặt sâu dưới mặt nước hồ khoảng 10 cm hoặc hơn để cá trống mái có chỗ mà lượn qua lượn lại…

Khi phát hiện ổ đẻ do chủ nuôi đặt vào hồ, cặp cá trống mái liền kè nhau đến gần và quấn quít bên nhau một lúc. Trước hết cá trống rưới lên một chất nhờn lên rong hoặc gạch ống (hoặc tô, chén), sau đó cá mái đẻ trứng lên chất nhờn đó…
Mỗi lứa, cá thần tiên có thể đẻ được vài trăm trứng đến cả ngàn trứng. Lứa đầu cá đẻ ít, nhưng những lần sau số trứng mỗi lứa mỗi tăng thêm….

Cá bố mẹ canh giữ ổ trứng. Thỉnh thoảng chúng làm đảo trứng và những trứng nào rơi xuống đáy hồ đều được cá trống siêng năng nhặt lên để lại ổ. Khoảng hai ngày sau thì trứng nở. Cá thần tiên con mới nở rất nhỏ và yếu. Chúng sống bám vào ổ, sau ba bốn ngày mới chịu rời khỏi để đi kiếm ăn.

Cá thần tiên đẻ sai, nhưng cá bố mẹ thích ăn dần con của chúng. Vì vậy, khi bầy cá con nở xong phải bắt cá bố mẹ ra nuôi riêng, hoặc rời ổ trứng sang một hồ khác.

Khoảng ba bốn ngày tuổi, cá con đã biết ăn mồi. Chúng ăn được bo bo, bột trứng hoặc Biscotte (bột gạo rang vàng trộn với lòng đỏ trứng phơi khô). Từ mười ngày tuổi cá con đã ăn được lăng quăng…

Trong thời gian trứng chưa nở và đến khi ra cá con, hồ cá phải được cung cấp dưỡng khí thường xuyên để trứng nở đều và cá con mới mau lớn. Khoảng hai tháng tuổi, cá thần tiên con coi như đã trưởng thành.

Môi trường sống ưa thích: Trong hồ nuôi có lũa, đá, sỏi nền và cây thuỷ sinh.

cá ông tiên màu hồngcá ông tiên màu hồng

Một số đánh giá của cộng đồng mạng:

Giá cả: 10 điểm
Giá trị: 8 điểm
Khả năng nuôi chung với các loài khác: 9 điểm
Mức độ sôi nổi: 7 điểm
Hình thức: 6.5 điểm
Tổng thể: 8 điểm

Nguồn:
http://www.aquabird.com.vn/forum/…
http://aquazone.vn/…

4.6/5 – (5 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận