Cá Thòi Lòi là một loài cá đặc biệt khi nge cái tên thôi đã khiến nhiều người tò mò. Cá thòi lòi không chỉ đặc biệt từ tên gọi mà còn cả môi trường sống. Chúng thích ứng ở cả môi trường trên cạn, dưới nước và nhất là góp phần dinh dưỡng không nhỏ vào bữa cơm gia đình vùng quê xa. Vậy cá thòi lòi có nguồn gốc ra sao? Đặc điểm của chúng như thế nào? Cá thòi lòi bắt dễ không?Hãy cùng BaoKhuyenNong khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc
Cá thòi lòi hay còn gọi là Cá Lác, cá Leo cây, cá Thồi Lồi, cá bống trắng có tên tiếng anh là Giant mudskipper. Cá thòi lòi được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1770. Ở Việt Nam cá Thòi Lòi nhiều ở rừng ngập mặn (như Cần Giờ, Cà Mau, Kiên Giang)
Chi tiết phân loại cá thòi lòi:
- Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
- Họ: Gobiidae (họ cá bống trắng)
- Tên đồng danh: Gobius schlosseri Pallas, 1770; Periophthalmus schlosseri (Pallas, 1770)
- Tên tiếng Anh khác: Pug – headed mud skipper
- Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác trong tự nhiên, chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm sinh học
Đặc điểm hình thái
Cá thòi lòi có hình dáng rất đặc biệt khác hẳn so với những dòng cá khác. Bề ngoài của chúng có vẻ không được thuận mắt người nhìn. Phần da bên ngoài của chúng có một lớp nhớt, xù xì da có màu hơi xanh nhạt.
Điểm nhận biết dễ dàng nhất của cá thòi lòi chính là đôi mắt to, tròn và lồi. Miệng của cá tương đối lớn và luôn há to khi hô hấp lúc ở trên bờ. Phần hàm của cá thòi lòi bên trên có răng nanh, hàm bên dưới chỉ có 1 răng.
Ở trên lưng của chúng có 2 đoạn vây lớn, không khác gì một cánh bướm đang mở ra, Ở phía dưới ngực, khu vực gần đầu của cá có 2 chiếc vây ngực to và khá lớn. Đây chính là điểm đặc biệt giúp chúng có thể di chuyển trên mặt bùn đất và bám chặt lên cây.
Cá thòi lòi khi phát triển toàn diện có thể dài đến 27 cm và có cân nặng trung bình.
Đặc điểm môi trường sống
Cá thòi lòi thường sinh sống ở các khu vực đầm lầy của rừng ngập mặn ven biển thuộc Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Giờ… của nước ta. Loài cá thòi lòi có thể sống được cả dưới nước và trên mặt đầm lầy.
Với đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp bằng phổi nên chúng có thể di chuyển ở trên cạn khá lâu. Khi chúng gặp nguy hiểm sẽ di chuyển xung quanh há miệng và dựng toàn bộ vây lên để dọa kẻ địch.
Tính ăn và sinh sản
Cá thòi lòi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng thường là các loại cá, tôm, tép nhỏ và các sinh vật phù du sinh sống ở khu vực bùn lầy.
Cá thòi lòi sinh sản bằng hình thức đẻ trứng tại hang ổ bùn lầy. Hiện nay, việc nhân giống sinh sản cá thòi lòi vẫn chưa được nghiên cứu.
Khả năng leo cây của cá thòi lòi
Cá thòi lòi có một đặc điểm gần với dòng cá chuồn, chúng có thể lặn sâu ở trong nước khoảng chừng 10 phút. Sau đó có thể nhảy vọt qua mặt nước và bám chặt ở trên các thân cây giống như các loài động vật sống trên cạn biết leo trèo.
Cá thòi lòi có tập tính là đào hang tại các khu vực bùn lầy, vùng đất ngập nước. Thông thường, một chú cá thòi lòi sẽ đào từ 3 – 4 chiếc hang để dễ dàng ẩn nấp.
Mô hình nuôi cá Thòi Lòi
Cá thòi lòi được đánh giá là loài dễ nuôi, bạn sẽ không phải quá cầu kỳ trong quá trình chăm sóc cũng như chọn bể để nuôi cá.
Với mô hình bể cá, bạn nên để phần nền đáy là cát, bán ngập nước, đồng thời chuẩn bị những tảng đá hoặc nhánh cây nhân tạo để cá có thể trú ẩn.
Về thức ăn, món khoái khẩu của những chú cá này thường là các loài giáp xác, nhuyễn thể,…
Lưu ý: Bạn nên thay bể thường xuyên, tránh việc để bể cá bị bẩn, khiến cá nhiễm bệnh hoặc chết.
Kinh nghiệm bắt cá Thòi Lòi
Với những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc đi câu, việc bắt cá thòi lòi trên thực tế không hề khó. Chỉ cần kiên trì, sau khoảng 2 tiếng, bạn đã có thể mang về cho mình ít nhất từ 3 đến 4kg cá.
Để câu được cá thòi lòi, nguyên liệu đầu tiên bạn cần chuẩn bị chính là mồi câu. Thức ăn ưa thích của những chú cá này thường là tôm tươi.
Sau đó, bạn buộc mồi vào cần câu và thả vào hang cá. Hang của cá thòi lòi thường rất dễ nhận biết. Bạn chỉ cần nhìn những hố sâu, có đất nhiều đùn lên là khả năng cao sẽ có cá ở bên trong.
Thông thường, chỉ khoảng 15 đến 20 phút, cá trong hang sẽ cắn câu và bò lên miệng hang. Lúc này, bạn chỉ cần thu hoạch chiến lợi phẩm và bỏ vào giỏ là được.
Cá Thòi Lòi làm gì ngon
Thịt cá thòi lòi có hương vị đậm đà, mềm ngọt đặc biệt khi nấu lên không bị tanh khiến chúng trở thành món ăn đặc sản của vùng sông nước Cà Mau và các tỉnh thành lân cận. Dưới đây là những món ăn phổ biến từ cá thòi lòi:
Cá Thòi Lòi nướng muối ớt
Nguyên liệu: Cá thòi lòi, hành tím, hành lá, tỏi, sả, ớt khô, ớt sừng, ngũ vị hương, tương ớt, dầu hào, màu điều, chanh, tiêu và các một số gia vị khác.
Cách chế biến:
- Cá thòi lòi rửa sạch, để ráo nước, ướp hành tím băm, sả xay, tương ớt, ớt khô, màu điều, dầu ăn, đường, tiêu bột, bột ngọt, dầu hào, mật ong, nước mắm, ngũ vị hương 15 – 20 phút cho cá ngấm gia vị.
- Tiếp theo, chúng ta nướng cá trên bếp than hoa trong khoảng 15 – 20 phút, cá chín thơm màu vàng đỏ là được.
- Trong khi nướng nên quét đều nước sốt ướp cá lên 2 mặt để gia vị ngấm thêm và cá không bị khét.
- Nước chấm cá: Muối bột, sả xay, hạt tiêu đập dập, ớt xay, màu điều mỗi thứ 1 chút rồi cho vào chảo rang, đảo đều.
- Sau khi tắt bếp ta cho thêm vào chút bột ngọt đảo đều lên là hoàn thành.
Cá Thòi Lòi kho tiêu
Nguyên liệu: Cá thòi lòi, nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu, nước cốt dừa,hành tím. Cá thòi lòi tươi sống được làm sạch, bỏ mắt, ruột để ráo nước.
Cách chế biến:
- Ướp cá cùng các gia vị nước mắm, đường, bột ngọt, hành băm, tiêu, tất cả để trong nồi đất.
- Cho thêm một chút mỡ hoặc nước cốt dừa để tạo độ béo ngậy cho món ăn.
- Khi đun cá, chúng ta đổ vào nước vừa đủ và đun nhỏ lửa đến khi cạn hết nước cho thêm hành băm vào là hoàn thành.
Canh rau ngót cá Thòi Lòi
Nguyên liệu: Cá thòi lòi, rau ngót, gia vị.
Cách chế biến:
- Làm sạch nhớt trên mình cá bằng giấm hoặc muối.
- Luộc cá vừa chín tới thì vớt ra để ráo, nước luộc cá giữ nguyên
- Khi cá nguội tiến hành bóc thịt cá ra sao cho thành từng miếng
- Xương, đầu cá cho tiếp vào nồi nước luộc cá lúc trước nấu tiếp rồi gạn nước bỏ xương ra.
- Thịt cá đem rán qua với dầu mỡ, phi hành mỡ lên sau đó xào qua rau ngót
- Đun sôi nước luộc cá rồi tra gia vị sao cho vừa miệng, sau đó thả rau vào, rau chín thì cho cá vừa rán qua vào rồi múc canh ra bát là được.
Lẩu cá Thòi Lòi
Nguyên liệu: Cá thòi lòi, rau sống, bún, bắp chuối, rau muống, gia vị, sả, ớt, ngò om, me, ngò gai, cà chua, đậu bắp.
Cách chế biến:
- Thòi lòi tươi sống, làm sạch, để nguyên con
- Khi nước vừa sôi, cho thêm đường, bột ngọt, nước mắm, sả, ớt, tỏi vào nồi
- Muốn cho vị chua thơm, ngon phù hợp với mùi cá biển có thể dùng me, xoài sống, trái giác, tầm ruột
- Khi ăn cho thêm quế đất, ngò om, ngò gai xắt nhỏ và các loại rau quả như cà chua, đậu bắp, rau muống, sau đó mới từ từ cho cá vào.
Khô cá Thòi Lòi
Cá thòi lòi lột da, để ráo, ướp thêm sả, ớt, muối, bột ngọt trong vòng hai giờ sau đó mang ra chỗ nắng gắt phơi độ vài tiếng cho cá khô lại là được. Sau khi phơi phóng xong đặt cá lên vỉ hoặc xiên que nướng đều cực kỳ bắt vị. Để ý khi da cá vàng, sực mùi là cá gần chín
Mua cá Thòi Lòi ở đâu? Giá bao nhiêu 1Kg
Cá thòi lòi là một trong những đặc sản của vùng sông nước của khu vực Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Giờ…Nếu như có dịp đi du lịch đến những địa phương này, các bạn đừng nên bỏ lỡ những món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá thòi lòi và mua quá thòi lòi khô về làm quà biếu.
Đối với những người ở miền Bắc và miền Trung không có điều kiện đến tận nơi mua thì có thể mua cá thòi lòi khô về để chế biến các món ăn. Hiện nay, ở một số chợ hải sản chuyên đồ khô ở các tỉnh thành miền bắc cũng đá bày bán khá phổ biến dòng cá thòi lòi.
Giá cá thòi lòi tươi sống có giá dao động trong khoảng 150K/kg (thông thường 1kg sẽ có khoảng 10 – 15 con cá thòi lòi). Thông thường, 1kg cá thòi lòi khô có giá dao động trong khoảng 500K – 600K.
Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả những thông tin về loài cá thòi lòi. Qua bài viết này các bạn đã hiểu thêm về loài cá có cái tên độc lạ này rồi nhé. Và đừng quên thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ cá thòi loài. Hy vọng bài viết này thực sự bổ ích cho các bạn đọc.