Cá thòi lòi sống ở đâu nuôi như thế nào giá bao nhiêu

259

Views

5/5 – (1 bình chọn)

Một loài thực vật xấu xí nhưng lại cực ngon, bổ dưỡng đó là cá thòi lòi. Nhiều người gọi đây là quái thú lạ vùng đầm lầy, quen thuộc với ngư dân Cà Mau, Bạc Liêu.

Với diện mạo như vậy thì nhiều người hơi ngại ngần khi thưởng thức. Nhưng nếu đã chạm đũa thử một lần thì chỉ muốn ăn mãi, ăn lại nhiều lần khác.

Các nhà hàng miền Tây nấu được rất nhiều món đặc trưng từ thòi lòi. Tuy nhiên tại nhà bạn cũng có thể tự tay chế biến không hề khó.

ca thoi loi

Giới thiệu chung

Tên khác của loại cá này là cá lác, thòi lòi, bống trắng hay cá leo cây. Lần đầu tiên tìm thấy loại này cách đây 250 năm, hiện nay có tên khoa học Giant mudskipper.

Loài cá này bắt nguồn từ các biển nhiệt đới khu vực Ấn Độ, Australia. Hoặc gần các cửa sông ở Đông Nam Á, chủ yếu ở mũi Cà Mau.

Chúng sống ở vùng ngập mặn thuộc miền Tây nước ta. Đặc biệt là khu vực Cần Giờ, Bạc Liêu – những nơi có nhiều bùn lầy và cây đước.

Chúng thuộc họ bống trắng nên được kế thừa ưu điểm về thịt cũng như độ dinh dưỡng.

Đúng như đồn đại thì chúng có ngoại hình không được đẹp cho lắm. Nhiều thực khách nói vui đây là món phá mồi trong mỗi bữa nhậu.

ca thoi loi nguon goc

Đặc điểm nhận dạng

Chúng có bộ da xù xì, nổi bật là cặp mắt to, lồi hẳn lên đầu, nằm kề nhau. So sánh với bống sao thì diện mạo bên ngoài của leo cây khá giống.

Đầu hình trụ chứ không phải hình tròn, bầu như các loại khác. Để ý thì chúng có 2 hàm răng trên, 1 hàm răng dưới khác lạ.

Trên lưng có vây xòe như chiếc quạt màu đỏ xen những gạch trắng. Thân có đốm xanh li ti, 2 vây mang như hai chiếc chân giúp chúng đứng thẳng.

Vây đuôi cứng và có khả năng xòe không kém vây lưng. Chiếc mồm cực rộng lúc nào cũng há to đớp đớp khi ngoi lên bờ.

Cách chúng tự vệ chính là há miệng, xòe vây và chạy xung quanh hang. Kẻ thù thấy vậy sẽ sợ hãi mà tránh xa khỏi hang.

ca thoi loi dac diem

Cá thòi lòi biển khá “dị”

Điểm dị nhất là nó có thể phi vọt/ nhảy cao lên khỏi mặt bùn/ mặt nước. Lặn sâu từ 5 đến 10 phút là điều bình thường, đôi khi lại leo lên cây.

Đặc tính leo trèo này duy chỉ có thòi lòi mới có. Bởi chúng hô hấp bằng cả phổi và mang, thậm chí nó có thể đào hang sâu, hay nhảy cao 60cm. Mỗi con sẽ tự đào 3-4 chiếc hang để ẩn nấp, thay đổi hang thường xuyên.

Trên thân cây mắm, cây đước ở vùng ngập mặn dễ thấy chúng vắt vẻo trên đó. Sau đó lại phi trở lại xuống nước, xuống bùn.

ca thoi loi song o dau

Có lúc lại nhảy tanh tách, bò, chạy trên mặt bùn, có lúc bơi tung tăng. Nó tận dụng các cây để trú ẩn hay đơn giản chỉ để nghỉ ngơi, ngắm nhìn thiên nhiên.

Mang tiếng là động vật dưới nước nhưng lại sống không khác gì những con trên cạn.

Thòi lòi ăn cá nhỏ, tôm, tép, sinh vật phù du giống các loại cá khác. Và cũng sinh sản bằng cách đẻ trứng trong hang, hiện nay chưa nuôi nhân tạo được.

Cách bắt cá thòi lòi

Loại cá này khá nhỏ, con to nhất cũng chỉ như 3 ngón tay, chiếm nhiều vẫn là cặp mắt.

Phần thịt của nó không có chút mùi tanh nào nên rất dễ ăn. Ngay cả bà bầu nhạy cảm với mùi cũng có thể ăn được, rất bổ.

Thịt ngoài vị ngọt ra còn rất chắc và dai thịt mang đến chất lượng tuyệt hảo. Đặc biệt hoàn toàn là thịt nạc không có chút mỡ nào như các cá khác.

Nếu muốn ăn thì phải nhờ người dân bắt trong tự nhiên chứ chưa nuôi canh tác được.

Người dân thường dùng hom/ lọp để bắt, chỉ cần để ở cửa hang. Rồi ngồi chờ đợi đến khi nào nó chui ra thì nhấc hom lên chứ không cần mồi gì cả.

Có thể tận dụng chai nhựa cắt tỉa một đầu cho cụp ra cụp vào, làm tương tự như trên.

Ban ngày muốn bắt thì nên dùng lưỡi câu sẽ dễ bắt được hơn. Chú ý lưỡi phải có ngạnh sắc để khi cắn câu chúng không thoát ra được.

Mồi câu là cơm hoặc tép đều có thể thu hút được chúng.

Nuôi cá thòi lòi cảnh

Dù vẻ ngoài xấu xí, không thuận mắt nhưng đây lại là thú chơi cảnh của nhiều người. Thú vui này vô cùng độc đáo, nếu ai nuôi sẽ gây tò mò cho người xung quanh đến xem.

Loài này rất ham ăn nhưng lại hơi nhút nhát khi thấy người lạ. Nếu nuôi trong bể bạn nên để dạng bán ngập nước, dưới đáy nên thiết kế một lớp bùn.

ca thoi loi canh

Hoặc có thể sử dụng cát cho sạch, hàng ngày cho ăn giáp xác, nhuyễn thể. Món khoái khẩu của chúng là tôm tép tươi, vệ sinh bể thường xuyên.

Có người nuôi ngay trong đầm của mình, đầu tiên chỉ có 1 con. Nhìn thấy lạ họ đã giữ lại làm cảnh, hàng ngày cho ăn tôm, tép.

Sau đó chúng dần dần kéo đến đông hơn 8-10 con, rồi 20 con. Người dân xung quanh thường gạ gẫm bắt lên ăn nhưng chủ nhân coi đó là thú cưng. Và hoàn toàn không đồng ý, cứ nuôi như vậy làm thú vui cho riêng mình.

Chế biến các món với cá leo cây

Trước kia mọi người không dùng nó làm thực phẩm. Nhưng khi biết vị đậm đà của nó, mềm ngọt khác lạ thì dần lại biến thành đặc sản hiếm có.

Cá thòi lòi nướng muối ớt giúp vị ngọt của thịt hòa đều với vị cay của ớt. Khi nhậu có món này thì thật tuyệt đỉnh, hương vị khiến nhiều anh si mê.

Sử dụng những con còn sống, tránh ăn những con chết vị thịt sẽ bở và tanh khó ăn. Làm sạch, moi ruột, sát muối xong thì ướp muối ớt cả con.

ca thoi loi nuong

Gia vị sẽ ngấm hơn nếu bạn khứa chéo thân hoặc khứa quả trám. Nướng khi nào vàng ruộm 2 mặt, mùi thơm tỏa ra là có thể thưởng thức.

Ăn ngay khi vừa cho ra khỏi bếp than sẽ rất ngon, nóng hổi. Sử dụng bánh tráng cuốn với rau sống chấm mắm me phải nói rằng “ngon chấm hết”.

Nếu muốn giải nhiệt, thích ăn món chua một chút thì không nên bỏ qua thòi lòi nấu canh chua.

Thòi lòi phải được làm sạch nhớt khi nấu mới thơm ngon. Khi nấu sử dụng me, khế hoặc sấu để tạo độ chua, nhưng me vẫn là chuẩn nhất.

Nếu có dịp du lịch Cà Mau, Cần Giờ bạn có thể mua khô cá thòi lòi về làm quà. Thường đóng gói họ sẽ ghi tên khá độc là “đặc sản khô quái thú leo cây”.

Hiện nay thì giá 1kg khô có giá từ 430 đến 500 ngàn đồng.

Xem thêm :

Hotline : 0983 678 355

Rate this post

Viết một bình luận