Cá trắm đen – loài cá đặc sản của vùng sông nước. Loài cá trắm đen không chỉ vô cùng thơm ngon mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Để biết thêm thông tin về loài cá này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Thông tin về cá trắm đen
Cá trắm đen, chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với người dân vùng đồng bằng sông nước. Cá trắm đen cùng một loại với cá trắm cỏ, tuy nhiên thịt của cá ngọt và ngon hơn rất nhiều.
Nguồn gốc của cá trắm đen
Cá trắm đen có tên khoa học là Mylopharyngodon piceus, dòng cá này thuộc họ cá chép. Cá trắm đen được tìm thấy và miêu tả bởi Richardson vào năm 1846.
Cá trắm đen là loài cá bản địa đến từ Trung Quốc, sau đó được nhân giống và nuôi ở khắp các nước thuộc khu vực châu Á.
Đặc điểm của cá trắm đen
Cá trắm đen là loài cá nước ngọt có kích thước lớn. Trung bình một con cá trắm đen khi trưởng thành có chiều dài từ 60 – 120cm, cân nặng của chúng dao động từ 3 – 10kg. Có những trường hợp cá trắm đen khổng lồ có cân nặng lên đến 35kg và chiều dài lên đến 1,8m.
Cá trắm đen có thân thuôn dài và rất tròn. Phần đầu của cá trắm đen thuôn và cân đối so với tỷ lệ cơ thể của chúng. Miệng của cá khá rộng, hàm trên dài hơn so với hàm dưới. Mõm cá hơi nhọn, ngắn và hơi hướng về phía trước. Lỗ mũi cá rất lớn và được bố trí ở gần mắt.
Cá có rất nhiều răng nhỏ và tạo thành một hàm lược. Mắt cá trắm đen có tỷ lệ nhỏ hơn so với kích thước của phần đầu, mắt đen nhánh và được bố trí đều ở 2 bên đầu.
Phần lưng của cá trắm đen thuôn thẳng xuống, trên lưng có 1 chiếc vây lớn có khoảng 7 – 9 tia, không quá cứng. Vây ngực mềm và nằm cân đối, vây bụng song song với phần vây lưng. Vây hậu môn nằm gần ở khu vực đuôi của cá. Vây đuôi lớn và hơi chia thùy ở giữa.
Cá trắm đen, nghe đến tên chắc chắn các bạn cũng hình dung ra màu sắc của chúng. Bao phủ toàn bộ cơ thể của chúng là một lớp vảy tròn, cứng, sắp xếp rất đều.
Phần lưng cá có màu đen đậm, càng dần về phía bụng màu sắc sẽ càng nhạt đi. Vây có màu đen đậm, đậm hơn cả phần màu ở trên lưng của cá.
Cá trắm đen ăn gì?
Cá trắm đen là loài cá ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng khá đa dạng. Cá trắm đen thường kiếm ăn ở tầng nước trung và tầng nước đáy.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm là các loại ốc, trai, sò, hến, các loài động vật giáp xác (tôm, cua nhỏ), cá con, các loại côn trùng… Trong điều kiện nguồn thức ăn không được đảm bảo, cá trắm còn ăn các loại trái cây như quả sung, táo rụng.
Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển, thức ăn chủ yếu của cá trắm đen thường là các sinh vật phù du, ấu trùng, loăng quăng và chuồn chuồn.
Khi cá trắm đen được con người nuôi, ngoài những thức ăn kể trên, chúng còn ăn thêm các loại thức ăn dạng viên, bột ngô, bột khoai, bột cá…
Sinh sản ở cá trắm đen
Cá trắm đen là loài sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Trứng của cá trắm cỏ khi đẻ ra thường có chất dính để bám vào các giá thể – điều này giúp bảo vệ trứng tốt hơn. Cá trắm cỏ bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên của chúng khi chúng đạt 3 năm tuổi.
Mùa sinh sản của cá trắm đen bắt đầu từ khoảng tháng 5 – 7 hàng năm. Tuy nhiên, thời gian đẻ nhiều nhất là cả tháng 6 và nửa đầu tháng 7. Khi vào mùa sinh sản, cá cái sẽ đẻ trứng, cá đực sẽ bơi theo sau phóng tinh trùng vào trứng giúp cho trứng thụ tinh.
Sau khoảng 3 ngày, trứng được thụ tinh thành công sẽ nở thành cá bột. Khoảng 2 – 3 ngày sau, cá bột sẽ phát triển thành cá con và bắt đầu đi kiếm ăn.
Môi trường sống của cá trắm đen
Môi trường sống yêu thích nhất của loài cá trắm đen là khu vực bùn đất nơi có độ sâu khoảng 2m. Cá trắm đen chuyên sinh sống ở những vùng ao, hồ, sông, suối – môi trường nước ngọt.
Cá trắm đen là loài cá đắt và được xem là quan trọng nhất tại Trung Quốc. Loài cá trắm đen xuất hiện ở hầu hết các quốc gia thuộc châu Á, trong đó có cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, cá trắm đen phân bổ chủ yếu ở một số tỉnh thành như: Thái Bình, Hòa Bình, Nam Định, Nghệ An…. Thuộc các con sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lam, sông Đà và sông Mã.
3. Tác dụng thần kỳ của cá trắm đen
Cá trắm đen được mệnh danh là thanh như ở vùng nước ngọt. Cá trắm đen ngoài thơm ngon chúng còn được biết đến là loài cá rất tốt cho sức khỏe. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của cá trắm đen đem lại.
Thành phần dinh dưỡng
Trong thịt cá trắm đen có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Thịt cá chứa rất nhiều chất đạm, nhiều canxi, axit amin, sắt, kẽm cùng nhiều chất chống oxy hóa.
Mật cá trắm ngâm rượu: theo như đông y, mật cá trắm có rất nhiều tác dụng – mật cá được coi như là một loại thần dược. Trong thành phần của mật cá chứa nhiều hợp chất giúp làm giảm những cơn đau nhức xương khớp, chữa các bệnh liên quan đến họng và mắt.
Tác dụng của cá trắm đen
Theo như những nghiên cứu của đông y, việc sử dụng thịt cá trắm đen sẽ giúp bổ tỳ, khơi thông khí huyết, làm giảm chứng biếng ăn, giúp tăng cân, cải thiện tình trạng mệt mỏi và đuối sức.
Các chất béo không no có trong thịt cá giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu não và tim mạch. Làm giảm đi nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cá trắm đen chứa rất nhiều loại vitamin, sắt, phốt pho và khoáng chất. Điều này giúp cho mắt sáng hơn, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng phát triển não bộ. Bên cạnh đó, các loại vitamin còn làm giảm quá trình lão hóa da, đem lại vẻ đẹp trẻ trung căng bóng cho làn da (nhất là đối với chị em phụ nữ).
Cá trắm đen có tính lành giúp giải cảm, thanh nhiệt giải độc, làm giảm chứng đau bụng, biếng ăn. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.
Không chỉ có vậy, món ăn được chế biến từ cá trắm đen còn là bài thuốc chữa bệnh yếu sinh lý vô cùng tốt cho nam giới.
Từ những công dụng kể trên, chắc hẳn các bạn cũng biết được tại sao cá trắm đen lại được nhiều người yêu thích và có mức giá thành cao hơn so với rất nhiều loại cá nước ngọt khác.
4. Cá trắm đen làm món gì?
Cá trắm đen được coi là đặc sản của vùng nước ngọt. Chính vì điều này, có rất nhiều người mong muốn được thưởng thức món ăn được chế biến từ loại cá này. Dưới đây là một số món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá trắm đen.
Cá trắm đen kho
Nhắc đến các món ăn được chế biến từ cá trắm đen mà bỏ qua món cá trắm đen kho cổ truyền là một điều thiếu sót vô cùng lớn. Món ăn này chỉ là món ăn dân dã quen thuộc, hương vị lại khiến nhiều người say mê.
Để chế biến món cá trắm đen kho cần có những nguyên liệu sau: cá trắm đen, me chua, ớt tươi, riềng, nước hàng, nước mắm, dầu ăn.
Kho cá trắm đen ngon: đầu tiên các bạn phải làm sạch cá, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Cá trắm sau khi cắt khúc để ráo nước, đem ướp cùng các loại gia vị trong khoảng 20 phút. Khi cá ngấm gia vị rồi mới đem đi kho. Cá trắm đen nên kho khoảng 4 – 5 tiếng, nên kho cạn nước – như vậy thịt cá ngấm gia vị đều và thịt cá cũng chắc hơn.
Thưởng thức cá trắm đen kho, các bạn có thể cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, độ chắc của cá trắm và đặc biệt là không bị tanh. Cá trắm đen kho ăn kèm cùng với cơm trắng nóng hổi thì vô cùng tuyệt vời.
Cá trắm đen hấp bia
Cá trắm đen hấp cũng là một món ăn được rất nhiều người yêu thích. Có rất nhiều cách để chế biến món cá trắm hấp. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chế biến món cá trắm hấp bia.
Để có nồi cá hấp bia ngon, nguyên liệu không thể thiếu chính là cá trắm đen, bia, cà chua, quả sấu, hành lá, nấm hương, hành lá, thìa là, bột canh, hạt nêm.
Cá trắm làm sạch, nếu con nhỏ để nguyên con, con lớn thì cắt đôi hoặc cắt ba. Khi cá ráo nước thì đổ bia, hạt nêm, bột canh, cà chua, nấm hương và quả sấu vào ướp cùng.
Ướp trong khoảng 20 phút thì đem nồi cá lên bếp đun (nên dùng bếp từ, khi ăn vẫn có thể để trên bếp để cá nóng và ngon hơn). Khi cá chín, các bạn cho thêm hành lá và thìa là rồi thưởng thức. Cá trắm đen hấp bia khi ăn có thể cuộn kèm cùng với bánh tráng và rau sống sẽ ngon hơn rất nhiều.
Cá trắm đen nướng
Món ăn ngon nổi tiếng của các vùng quê thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ của nước ta. Có rất nhiều phương pháp nướng: nướng ủ trấu, nướng riềng sả, nướng giấy bạc… Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn món cá trắm đen nướng riềng sả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá trắm đen, riềng, sả, ớt, mắm tôm, bột canh, dầu ăn… Cá trắm làm sạch, cắt khúc rồi ướp cùng các loại gia vị. Lưu ý, riềng và sả nên giã hoặc xay nhỏ thì mới dễ quyện vào từng miếng cá. Cá trắm đen nên ướp cùng với gia vị khoảng 20 – 25 phút rồi mới đem đi nướng.
Cá trắm đen nên nướng bằng than hoa hoặc rơm rạ đốt lên sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Các bạn nướng đến khi vàng đều các mặt và có mùi thơm. Khi nướng nên thường xuyên quét dầu ăn lên miếng cá, giúp da cá giòn hơn và không bị khô. Cá trắm đen nướng chấm kèm với muối tiêu hoặc cuộn bánh tráng chấm mắm chua ngọt cũng rất tuyệt vời.
Cá trắm đen chiên giòn
Đây là món ăn quá quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên để miếng cá ngon và giòn thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể chiên cá giòn hơn.
Cá trắm đen nên cắt thành khúc nhỏ (độ dày của khúc cá hoảng 1,5 – 2cm, khi chiên sẽ giòn hơn hoặc cũng có thể phi lê thái miếng. Để cá giòn các bạn nên rắc 1 lớp bột chiên giòn bên ngoài. Khi chiên cần chiên ngập trong dầu (chiên ngập dầu lớp bên ngoài giòn, bên trong thịt cá mềm béo ngậy vô cùng hấp dẫn).
Cá trắm đen chiên giòn khi thưởng thức, các bạn nên chấm kèm cùng nước mắm pha chanh, tỏi, ớt sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.
5. Cá trắm đen mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Cá trắm đen là loài cá xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ, chính vì vậy người dân vùng bắc và trung bộ rất dễ dàng đặt mua loại cá này. Để mua cá trắm đen ngon, các bạn có thể đến các khu chợ cá, các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên buôn bán hải sản để đặt mua.
Cá trắm đen bao nhiêu tiền 1kg?
Giá cá trắm đen thay đổi theo mùa và kích cỡ của cá. Dưới đây là bảng giá cá trắm đen để các bạn tham khảo:.
Cá trắm đen 5 – 6kg: 180.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 6 – 7kg: 200.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 7 – 8kg: 210.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 8 – 9kg: 220.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 9 – 10kg: 230.000 đồng/kg.
Cá trắm đen trên 10: khoảng 280.000 đồng/kg.
Trên đây là toàn bộ thông tin về loài cá trắm đen – thanh ngư của vùng nước ngọt. Để biết thêm nhiều thông tin về các loài thủy, hải sản các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Bạn muốn mua cá trắm đen tại hà nội và các tỉnh miền bắc thì gọi điện tới Hotline: 0982427287. Hoặc tới Cửa hàng cá trắm đen 104 Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội