Cá vàng – Carassius auratus

Tên tiếng Anh: Goldfish

Tên khoa học:

Carassius auratus

Linnaeus, 1758

Tên gọi khác: cá Tàu, cá ba Đuôi, Cá Tàu ba đuôi

Đặc điểm

Kiểu hình cá vàng rất đa dạng. Tác giả Đức Hiệp (2000) liệt kê hơn 100 kiểu hình cá vàng trên thế giới nhưng chưa hệ thống hóa các nhóm kiểu và liên hệ thực tế tên gọi và hiện trạng ở Việt Nam. Hiệp hội cá vàng anh quốc đã thống kê 18 kiểu hình cá vàng cơ bản (BSA, 2007), tuy nhiên việc phân nhóm và tên gọi chủ yếu dựa trên thị hiếu thị trường Nhật và châu Âu….Kết quả khảo sát này nhằm bước đầu thống kê tên gọi và các nhóm kiểu hình cá vàng hiện có ở Việt Nam trên cơ sở thị hiếu thị trường trong nước.

Các loài cá vàng bao gồm:

1. Cá ba đuôi
2. Cá vàng đuôi kéo
3. Cá vàng đầu lân
4. Cá vàng Nhật
5. Cá vàng hạc đỉnh hồng
6. Cá vàng ngọc trai
7. Cá vàng lan thọ
8. Cá vàng long nhãn
9. Cá vàng triều thiên long nhãn
10. Cá vàng thủy phao nhãn
11. Cá vàng ngũ hoa
12. Cá vàng bắc bửu

Phân bố

– Cá vàng (danh pháp hai phần: Carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á.

– Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.

Tập tính

– Cá vàng còn có thể thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian.

– Cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm ổn định chất lượng nước.

– Cá vàng ăn tạp từ trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)…Bên cạnh mồi sống cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá.

Sinh sản

– Cá thành thục sau 1 năm tuổi, trong đó nhận biết cá đực qua các đốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực. Còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra có màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh…), thụ tinh ngoài. Vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp trứng riêng, trứng nổ sau 40 – 60 giờ ở ngoài nhiệt độ 28 -30oC. Sau 2-3 ngày cá tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu ăn moina.

Hiện trạng

Nuôi làm cảnh.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Cẩm Lương, 2009. Cá cảnh nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. HCM
2. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_v%C3%A0ng
3. http://fishviet.com/

 

bởi

Trung Hiếu

Rate this post

Viết một bình luận