[ 1phuttietkiemtrieuniemvui ] Hầu hết những người nuôi cá cảnh đều yêu thích cá Vàng đầu lân bởi vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của chúng. Tuy nhiên để có được một chú cá khỏe mạnh và đẹp mắt thì tìm hiểu kỹ thuật nuôi là rất cần thiết.
Để giúp người nuôi có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cá cùng đến với những thông tin về kỹ thuật nuôicá Vàng đầu lân trong bài viết sau.
-
Cá Vàng đầu lân là cá gì?
Cá Vàng đầu lân là sản phẩm của việc lai tạo cá Ranchu với cá vàng đuôi quạt hoặc cá vàng Lưu Kim cũng của Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Hiện tại có 2 giống cá đầu lân là cá ba đuôi đầu lân và cá đầu lân kim cương. Tuy nhiên cá 3 đuôi đầu lân được nhiều người yêu thích hơn bởi nó giữ được nhiều nét đẹp của cá mẹ. Trong khi đó cá đầu lân kim cương lại có thân hình dẹp hơn và có màu xanh ánh kim đặc trưng. Phần bướu trên đầu của chúng cũng khó lên hơn cá 3 đuôi đầu lân.
Cá 3 đuôi đầu lân nổi bật bởi phần thân tròn ngắn, trên đầu có bướu thịt kéo dài từ đỉnh đầu đến hai bên má. Mắt và miệng chìm trong thịt mang dáng vẻ như một chú sư tử oai vệ. Thân hình của cá đầu lân cũng rất to lớn và nổi bật với lớp vảy ánh kim nhiều màu. Màu sắc của cá có khi là vàng, trắng, đen, ngũ sắc. Đuôi kép dài thướt tha, uyển chuyển trong làn nước,
-
Cách nuôi cá Vàng đầu lân
Cá Vàng đầu lân sinh sống trong môi trường nước ngọt và rất dễ nuôi. Chúng không hề kén ăn và có thể sinh sản mạnh. Tuy nhiên người nuôi cá cảnh cũng cần chú ý một số kỹ thuật chăm sóc như sau:
2.1. Chọn giống
Chọn giống là khâu rất quan trọng để có được những chú cá khỏe mạnh và có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế khi đi mua cá cần chọn những chú cá có thân hình tròn, ngắn, bơi nhanh.
Phần đầu là rất quan trọng để chọn được những chú cá Vàng đầu lân đẹp. Thông thường cá sẽ bắt đầu phát triển bướu từ 4 tháng tuổi và đến 10 tháng thì phát triển hoàn toàn. Vì thế nên chọn cá có đủ tuổi để bướu phát triển tốt nhất, những chú cá có bướu thịt dày, phồng lên như quả dâu tây mới thực sự đẹp.
Ngoài ra cũng nên chú ý đến một số đặc điểm như vây ngực to, đầu và lưng rộng, bụng phình to. Miệng và mắt chìm trong bướu thịt. Vây bụng dấu bên dưới vây đuôi. Cá cũng có nhiều màu sắc tùy sở thích của người nuôi mà chọn cho thích hợp.
Thêm một loại cá Vàng có màu sắc độc đáo với 3 màu đen, đỏ và xanh dương trên cơ thể, đó là cá Vàng Shubunkin. Hãy cùng tìm hiểu loài cá cảnh đẹp và độc đáo này nhé!
2.2. Chọn bể nuôi cá Vàng đầu lân
Cá Vàng đầu lân là loài rất dễ nuôi chính vì thế chúng cũng không yêu cầu quá cao về môi trường sinh sống. Bể nuôi cá chỉ cần có đường kính từ 20cm trở lên tùy thuộc vào việc bạn nuôi bao nhiêu cá thể cá Vàng. Tốt nhất là kích thước bể tối thiểu phải từ 60x30cm trở lên để lâu bị bẩn hơn. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cá có thể thở và phát triển một cách tốt nhất.
Thành của bể cá không cần quá cao và trong bể cần gắn máy lọc nước. Người nuôi cá cũng có thể trang trí thêm rong rêu, tảo và một số phụ kiện cho bể cá thêm sinh động hơn.
2.3. Thức ăn cho cá Đầu lân
Nư đã nói ở trên cá Vàng đầu lân rất dễ nuôi chính vì thế chúng thường không khó tính hay kén chọn thức ăn. Tuy nhiên khi có điều kiện thì tốt nhất nên cho cá ăn thức ăn tươi là các loài côn trùng nhỏ đặc biệt là trùng chỉ mini. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì có thể chọn những thức ăn khô đóng hộp cá cũng có thể ăn ngon miệng. Nếu kết hợp được cả 2 loại thức ăn thì sẽ đảm bảo được chất dinh dưỡng cho cá và giúp cá lớn nhanh, khỏe mạnh hơn.
2.4. Lưu ý khi nuôi cá Đầu lân
Ngoài những thông tin trên thì người nuôi cá Vàng đầu lân cũng cần chú ý những điều sau:
– Nên đặt bể cá cảnh ở nơi có ánh nắng mặt trời tuy nhiên không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể cá. Điều này sẽ giúp cá sinh trường khỏe mạnh hơn.
– Không nên cho cá ăn quá nhiều vì thức ăn thừa dễ làm cho nước bị bẩn.
– Cá Vàng đầu lân rất thích nước cũ chính vì thế khi thay nước không nên bỏ toàn bộ nước cũ. Khi thay bằng nước máy nên để một khoảng thời gian để khử bớt các hợp chất hóa học.
Thêm một loài cá Vàng nữa cho anh em tham khảo, đó là cá Vàng sao chổi. Đây là loài cá cảnh đẹp và được nuôi rất nhiều hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc loài cá cảnh này khỏe mạnh nhé!
-
Các bệnh thường gặp và cách chữa trị
Khi nuôi cá Vàng đầu lân người nuôi cũng nên chú ý đến một số bệnh thường gặp của loại cá này để điều trị hiệu quả:
3.1. Xuất huyết dưới da
Nếu người nuôi nhận thấy trên thân người xuất hiện vết bầm tím thì đó là hiện tượng xuất huyết dưới da. Để chữa trị tình trạng này, người nuôi cần pha thêm muối vào nước. Hoặc để có tác dụng nhanh nhất thì người nuôi có thể sử dụng kháng sinh Nitrofuran. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể sử dụng đúng liều lượng.
3.2. Bệnh mục đuôi hoặc vây
Đây là bệnh thường gặp ở cá Vàng đầu lân và làm mất đi tính thẩm mỹ của cá. Khi bị bệnh phần vây đuôi cá bị hoại mô và cụt đi, đặc biệt là ở các mép. Nguyên nhân chính của bệnh này là do stress hoặc môi trường xung quanh. Khi cá bị bệnh thì cần sử dụng muối chuyên dụng, thuốc kháng sinh hay sử dụng loại bể hydrogen peroxide để điều trị.
3.3. Bệnh đốm trắng
Khi người nuôi thấy trên cơ thể, vây của cá có những đốm trắng và phát triển nhanh thì đó chính là dấu hiệu của bệnh đốm trắng. Bệnh do các ký sinh trùng dưới đáy bể gây ra. Để điều trị bệnh cho cá cần phải thay nước thường xuyên, lọc nước sạch đổ vào khử khuẩn. Tắm nước muối cho cá để trị ký sinh trùng và cho cá ăn đều đặn, hợp vệ sinh.
Kỹ thuật nuôi cá Vàng đầu lân không quá phức tạp. Tuy nhiên điều quan trọng đó là người nuôi phải chú ý chăm sóc và quan sát cá hằng ngày. Có như thế mới có thể phát hiện ra những triệu chứng bất thường của cá để can thiệp kịp thời. Nhớ kỹ những thông tin nêu trên bạn sẽ có được một bể cá Vàng tuyệt đẹp.