Chúng ta thường quan niệm rằng con trẻ là trọng tâm, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình, thậm chí của cả dòng họ. Không ít cha mẹ đã lấy con cái làm mục đích sốnց của bản thân và sự thành đạt của con cái làm niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sốnց của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đứa trẻ nào đều có thể phát triển và trưởng thành theo đúng như sự mong đợi của cha mẹ và ông bà, có khi theo hướng ngược lại.
Con trẻ hôm nay có xu hướng rời vòng tay cha mẹ và thoát khỏi sự ảnh hưởng của gia đình ngày càng sớm hơn. Bất luận, chúng ta nghĩ rằng mình đã từng yêu thương con như thế nào, đã từng mua sắm cho con bao nhiêu món đồ chơi, từng đưa con đi du lịch bao nhiêu chuyến, và đã từng hy sinh những gì vì con .., càng ngày càng có nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy xa cách và thậm chí bất lực trước con cái. Tuy đang sốnց chung trong một mái nhà, nhưng cha mẹ và con cái là hai thế giới hoàn toàn khác nhau ..!!
Đã đến lúc chúng ta, những người làm cha làm mẹ cần dừng lại một chút và tự hỏi: “Con trẻ thực sự cần gì ở cha mẹ?” Từ trải nghiệm làm cha của 3 đứa con ở các độ tuổi khác nhau (đại học, trung học và tiểu học), tôi nhận ra rằng có 3 điều cốt lõi nhất mà mỗi đứa trẻ đều thực sự cần từ cha mẹ của mình:
1. CON CẦN CHA MẸ LÀM GƯƠNG CHO CON
Những đứa trẻ được giáo dục tốt, nên người thường được gọi là ‘Con nhà gia giáo’. Qua đó cũng thấy được, gia đình mà cụ thể là cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục con trẻ nên người.
Tuy nhiên “dạy con làm người’ thì lại không có giáo trình được in sẵn mà giáo trình sống đầu tiên chính là cha mẹ. Trong bài ‘Dạy gì cho con?’, tác giả Giáp Văn Dương có viết: “Lưu ý rằng, học để biết thì tính bằng ngày, học để làm thì tính bằng năm, học để trở thành người tốt thì tính bằng thập kỷ. Những cái học dài hơi như thế không nhà trường nào có thể thực hiện được.”
Chỉ có giáo dục trong gia đình mà ở đó cha mẹ có hàng chục năm để đồng hành cùng con, ở đó có những tình huống người thực việc thực để thực hành, thì học để làm và học để trở thành, mới có thể thực hiện được, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Nếu bậc làm cha mẹ nào không nhận ra được điều này, và không chủ động dẫn dắt việc này, thì thực là đã bỏ lỡ cơ hội dạy con trưởng thành. Hẳn nhiên, cũng không làm tròn trách nhiệm của người làm cha mẹ vậy”.
Tất cả những thái độ, lời nói và việc làm dù nhỏ nhất của cha mẹ đang diễn ra hằng ngày, ngay tại gia đình chính là ‘giáo trình sốnց’ về chuẩn mực đạo đức và các giá trị trong cuộc sốnց cho con cái. Cha mẹ có thể không phải và không nhất thiết là những người có nhiều bằng cấp, có vị trí xã hội cao hay giàu có. Nhưng cha mẹ nào cũng có thể và cần phải là tấm gương tốt (thân giáo) cho con về những nguyên tắc và các giá trị đạo đức mà mình coi trọng như sự trung thực, khi làm việc gì luôn nghĩ tới người khác trước (hướng Thiện) và khả năng nhẫn nhịn trước những mâu thuẫn ngay trong gia đình, với những người xung quanh hay trong công việc.
Người xưa vẫn dạy ‘tu thân’ trước rồi mới ‘tề gia’ được là vậy! Muốn con nên người (con nhà gia giáo) thì trước hết bản thân cha mẹ phải không ngừng tu tâm dưỡng tính và hoàn thiện bản thân mình.
2. CÁC CON CẦN MỘT TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Một trong những nghịch lý cuộc sốnց thời hiện đại là chúng ta đang có nhiều hơn những căn nhà đẹp, những căn hộ cao cấp, nhưng dường như lại có ít hơn những ‘tổ ấm’, là nơi thực sự cần thiết cho con trẻ được nuôi dưỡng và phát triển tính cách một cách tốt nhất.
‘Tổ ấm’ sẽ không phải là khó đạt được nếu những người làm cha làm mẹ cùng biết nghĩ cho người khác nhiều hơn, và quan trọng nhất là họ cùng biết lấy chữ ‘Nhẫn’ và sự bao dung để hoá giải những sự khác biệt hay mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sốnց. Người xưa dạy: ‘Nhẫn một chút sóng yên gió lặng. Lùi một bước biển rộng trời cao’. Có câu nói: “Con nhìn lưng chamà lớn”, nhưng với cá nhân tôi nhờ vai trò làm cha đã giúp tôi trở thành người đàn ông trưởng thành hơn, tốt hơn và biết sốnց có trách nhiệm với bản thân, gia đình và biết nghĩ đến người khác nhiều hơn.
Ngắm nhìn các con mình đang lớn lên mỗi ngày, tôi thường tự soi lại mình và tự hỏi, mình đã là tấm gương tốt cho các con hay chưa..?! Bởi sẽ không có ‘con nhà gia giáo’ nếu không có ‘thân giáo’ của cha mẹ..!!
3. CON CẦN TÌNH YÊU THƯƠNG “VÔ ĐIỀU KIỆN” CỦA BA MẸ
Thật vậy, cha mẹ hay ông bà nào mà chẳng thương con, thương cháu. Nhưng ẩn dưới tình thương yêu đó thường là những mong đợi của ông bà và cha mẹ với con trẻ… Đó là con cần phải ngoan, biết vâng lời, học giỏi, thành đạt… Nếu vì một lý do nào đó mà con trẻ không thực sự làm được như vậy, thì thái độ của chúng ta lập tức có sự thay đổi.
Mấy cha mẹ vẫn có thể bình thản khi con mình vô tình làm rơi vỡ hay làm hỏnց một đồ vật quý trong nhà, vẫn có thể nhẹ nhàng khi biết tin hôm nay trả bài kiểm tra con bị điểm kém, vẫn có thể bình tĩnh để tìm hiểu lý do tại sao con lại nói dối, lại trốn học ..?
Hơn nữa, con trẻ thường rất hay nhąy cảm với thái độ của người lớn khi chúng phạm lỗi hoặc không làm được điều gì đó như người lớn mong đợi. Và khi đó chúng sẽ hiểu rằng tình thương yêu của cha mẹ với chúng là có điều kiện. Cha mẹ yêu thương con là vì những mong muốn của cha mẹ được thoả mãn, được đáp ứng chứ không phải là vì con chính là con.
Có không ít cha mẹ lấy lý do vì thương con, vì muốn lo cho con nên đã áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình với con, can thiệp rất sâu vào những sự lựa chọn của con trong cuộc sốnց sinh hoạt hàng ngày (ăn gì, mặc gì…), tới những việc lớn hơn như học trường nào, ngành nào, chọn công việc gì… Họ tưởng rằng đó là đang giúp con, nhưng kỳ thực họ đang làm mất đi khả năng suy nghĩ độç lập, khả năng chịu trách nhiệm với bản thân và cơ hội vấp váp trưởng thành của con..!!
Có người nói rằng có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thức gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Chính vì thế, đã là người làm cha làm mẹ hãy yêu thương con một cách tự nhiên, không rằng buộc bởi các điều kiện và luôn chấp nhận con như chúng vốn có.
Nguồn: sưu tầm