5/5 – (1 bình chọn)
Bí quyết đạt điểm cao môn năng khiếu khối H
Xét tuyển nhóm ngành tuyển sinh khối H, điểm thi môn năng khiếu có ý nghĩa rất quan trọng. Để đạt điểm cao môn thi này, bên cạnh tài năng rất cần sự nỗ lực của mỗi thí sinh.
Khối H là khối thi năng khiếu dùng để xét tuyển vào các ngành thiên về Hội họa, Mỹ thuật.
Khối thi này phù hợp với những thí sinh có năng khiếu về mỹ thuật và yêu thích các ngành học đòi hỏi sự sáng tạo.
Khối H gồm các môn cơ bản là Ngữ văn, Vẽ năng khiếu 1 và Vẽ năng khiếu 2. Trong đó, môn Vẽ năng khiếu 1 là vẽ hình họa người hoặc tượng và Vẽ năng khiếu 2 là vẽ trang trí màu. Môn năng khiếu sẽ được tổ chức riêng với đề thi và thời gian do từng trường quy định.
Bên cạnh đó, điểm các môn văn hóa sẽ được xét theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc một số trường xét theo điểm tổng kết ghi trong học bạ THPT.
Hiện nay, khối H được chia thành nhiều tổ hợp môn khác nhau, đó là: H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2; H01: Ngữ văn, Toán, Vẽ; H02: Toán, Vẽ trang trí màu, Vẽ hình họa mỹ thuật; H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ năng khiếu; H04: Tiếng Anh, Toán, Vẽ năng khiếu; H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ năng khiếu; H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật; H07: Toán, Trang trí, Hình họa; H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
Chọn dự thi khối H, thí sinh thường chọn những ngành học sau đây: Thiết kế đồ họa; Thiết kế nội thất; Thiết kế thời trang; Thiết kế công nghiệp; Kiến trúc; Hội họa; Điêu khắc; Gốm; Sư phạm Mỹ thuật; Công nghệ điện ảnh – truyền hình; Quản lý văn hóa…
Thí sinh cần chuẩn bị những gì ?
Trong khối H, môn năng khiếu rất quan trọng và sẽ quyết định việc thí sinh có đỗ vào trường đã đăng ký nguyện vọng hay không. Vì vậy, để đạt số điểm cao trong môn thi này, ngoài tài năng thì cần có sự nỗ lực từ chính thí sinh.
Thí sinh hãy bổ sung kiến thức mỹ thuật cơ bản và rèn luyện cách vẽ đúng kỹ thuật trước khi bước vào kỳ thi.
Một “bí kíp” để thí sinh có thể thi môn vẽ thật tốt đó là chuẩn bị sẵn các họa tiết trang trí phù hợp với các hình tròn, hình vuông và góc cạnh để áp dụng vào bài thi vẽ.
Bên cạnh đó, các môn thi năng khiếu sẽ được trường tổ chức thi riêng, do đó thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ về thời gian nộp hồ sơ dự tuyển, lịch thi, hình thức thi, nội dung đề thi… Những thông tin này sẽ được thông báo cụ thể trên website chính thức của trường.
Trước ngày thi, các sĩ tử cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bút chì, bút màu, tẩy, giấy vẽ, bảng vẽ, thước đo, compa, dao rọc giấy và keo giấy… để làm bài thi. Tùy vào nội dung từng môn thi năng khiếu mà hãy chuẩn bị các dụng cụ phù hợp.
Ngoài ra, thí sinh cũng cần phải lưu ý không được mang vào phòng thi các vật dụng như tài liệu, giấy than, bút xóa hay các thiết bị truyền tin để gian lận; hoặc các vũ khí, chất gây cháy nổ, đồ uống có cồn…
Quy định thời gian thi môn năng khiếu là 4 tiếng, không tính thời gian phát đề và chỉnh mẫu vẽ. Do đó, thí sinh hãy phân bổ thời gian làm bài thi một cách hợp lý.
Những lưu ý khi tham gia kỳ thi năng khiếu
Theo ThS Trần Quốc Toản, kỳ thi năng khiếu khối H gồm môn thi Mỹ thuật 1- Vẽ chì và Mỹ thuật 2 – Bố cục màu.
Mỹ thuật 1 – Vẽ chì : Ở môn này thí sinh trước lúc chuẩn bị vào thi nên chọn vị trí đẹp, làm sao cho góc nhìn cân đối thị giác, thường thì các bạn hay chọn góc 3/4 ,chính diện… tùy vào góc tủ của từng người. Nếu giám thị xếp vị trí, các bạn có thể tìm vị trí đẹp trong phạm vi của mình.
Vị trí ngồi không nên ngồi quá gần so với mẫu vẽ, khoảng cách 2,5m đến 3,5m là đẹp nhất, vì nếu ngồi gần thì mình sẽ rất dễ bị sai và không nhìn đúng hình mẫu
Không nên ngồi quá thấp hoặc quá cao so với mẫu… Thí sinh ngồi ngang tầm mắt hoặc thấp hơn một chút là đẹp nhất
Cần dựng hình tổng thể đến chi tiết, bố cục sắp xếp cân đối hài hòa (khâu dựng hình này quan trọng nhất ). Nếu như thí sinh vẽ sai hình thì đánh bóng bao nhiêu cũng sẽ không đạt kết quả tốt.
Sau khi dựng hình cần ngắm kỹ và chỉnh sửa hoàn chỉnh sau đó đem về phân mảng đánh bóng tổng thể. Khi lên bóng đều nên để xa, nhìn xem chỗ nào cần nhấn đậm và nhạt, xa gần cho hợp lý, nên nhớ hình là chính nền là phụ.
Vẽ mỹ thuật 2 ( bố cục màu) môn thi năng khiếu: Bố cục màu có thời gian thi 240 phút. Yêu cầu về quy cách: Khổ giấy A2 (420mm x 594mm). Chất liệu thể hiện: bột màu
Bố cục màu là môn học cơ bản trong nghệ thuật trang trí, giúp thí sinh có cái nhìn sự vật một cách khái quát, cô đọng, hỗ trợ nhiều đến khả năng cách điệu họa tiết, sắp xếp bố cục và phối màu trong các ngành học thiết kế như: Thiết kế đồ họa, Thời trang và Nội thất…
Khả năng bố cục màu tốt sẽ giúp năng lực sáng tạo trong tạo dáng thẩm mỹ.
Họa tiết cách điệu là yêu cầu đầu tiên cho môn bố cục màu, trước hết ta phải hiểu rõ được khái niệm về ngôn ngữ cách điệu: Tính khái quát, cô đọng và lược giản là cần thiết cho một họa tiết cách điệu.
Sắp xếp bố cục cũng đóng vai trò quan trọng trong bài bố cục màu, đòi hỏi thí sinh phải bố cục chặt chẽ, các yếu tố chính – phụ phải rõ ràng.
Các thành phần chính phải rõ ràng và hài hòa với các thành phần phụ. Màu sắc đẹp, diễn tả được không gian của màu sắc, giàu chất biểu cảm có tính thẩm mỹ cao.
Nghề diễn viên thi khối nào dễ đỗ, cơ hội làm nghề cao
Muốn học, theo nghề diễn viên thì phải thi khối nào để có thể dễ đỗ vào trường Đại học Sân khấu điện ảnh? Đó là câu hỏi, thắc mắc của nhiều bạn trẻ khi làm hồ sơ đăng ký dự thi và thực hiện ước mơ làm diễn viên của mình.
Nghề diễn viên hiện nay rất phổ biến và được nhiều người theo nghề. Thế nhưng muốn học nghề diễn viên một cách bài bản, qua trường lớp chứ không phải nghiệp dư thì các bạn có thể đăng ký, nộp hồ sơ dự tuyển vào trường Đại học Sân Khấu điện ảnh với khối dự thi là khối S – khối dành cho các môn thi nghệ thuật, năng khấu. Vậy thi khối S có dễ không, khối S thi những gì?
1. Nghề diễn viên thi khối S
Riêng với các môn năng khiếu, ngành nghệ thuật thì thí sinh dự thi với khối S sẽ thi 2 môn, qua 2 vòng. 2 môn thi đó là môn Ngữ Văn thi theo đề chuẩn của Bộ giáo dục và thi môn năng khiếu, môn năng khiếu sẽ nhân đôi hệ số điểm. Thí sinh dự thi ngành diễn viên sẽ có 2 vòng đi, vòng sơ tuyển và vòng chung tuyển. Vòng sơ tuyển là thi về ngoại hình, giọng nói. Với thí sinh nam thì phải cao tối thiểu 1m65, nữ 1m55. Không nói ngọng, nói lắp, không khuyết tật, đủ sức khỏe tham gia và trình bày một bài hát, thơ, tự thể hiện 1 tình huống kịch trong vòng 10 phút.
Với vòng thi chung tuyển: Thí sinh sẽ biểu diễn một tiểu phẩm theo đề thi, thời gian 10 phút, không có người hỗ trợ. Phần thi năng khiếu này sẽ nhân đôi số điểm. Thi môn Ngữ Văn theo đề thi của Bộ giáo dục.
2. Thi khối S có dễ đỗ, điểm chuẩn vào ngành có cao không?
Là trường chuyên đào tạo về nghệ thuật, nên trường Đại học Sân khấu điện ảnh chủ yếu tổ chức thi khối S cho các chuyên ngành. Và là trường Top đầu đào tạo nghệ thuật nên điểm chuẩn của trường khá cao, năm 2018 mức điểm 14,5 trong đó môn năng khiếu phải đạt 12,5 và chỉ tiêu chỉ có 37 sinh viên. Vậy nên những thí sinh muốn đỗ, theo học ở trường phải có năng khiếu tốt vì đây là môn tiên quyết, nhân đôi số điểm của bạn. Môn năng khiếu thấp khả năng thi trượt là rất cao và tỉ lệ chọi ở trường sân khấu điện ảnh năm 2018 là ở mức 1/20 vì chỉ tiêu hạn chế mà số lượng thí sinh tham gia khá đông.
Điểm chuẩn ngành diễn viên có cao không
Thi vào trường Đại học Sân khấu điện ảnh là rất khó, đòi hỏi thí sinh phải chịu khó học, kỹ năng chuyên môn cao thì mới có thể đỗ và trở thành sinh viên Sân khấu điện ảnh được. Trường xem chất lượng của sinh viên lên hàng đầu, chú trọng vào đào tạo chuyên môn nên không lấy nhiều thí sinh, quá trình thi tuyển cũng được chọn lọc gắt gao và nghiêm ngặt buộc những thí sinh đó phải thực sự giỏi, có đam mê theo nghề rất lớn.
3. Học trường Đại học Sân khấu điện ảnh cơ hội làm nghề diễn viên rất lớn
Là trường Top đầu, đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật, chỉ tiêu sinh viên của từng ngành mỗi năm hạn chế, lấy rất ít nên việc sinh viên được đào tạo bài bản, đầy đủ những kỹ năng là điều được trường chú trọng. Sinh viên khi theo học ở trường sẽ có nhiều khả năng phát huy sở trường của mình, vì đây là nơi môi trường điện ảnh, lò đào tạo các diễn viên truyền hình nổi tiếng, xuất sắc. Thế nên các nhà sản xuất, đạo diễn sẽ liên tục về trường casting, tuyển chọn diễn viên tiềm năng.
Đại học sân khấu điện ảnh luôn là cái nôi lớn về nghệ thuật cả nước
Điều đặc biệt khi theo học ở trường là ngoài các giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, sinh viên sẽ được các diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch nổi tiếng đến dạy các môn chuyên ngành, định hướng phát triển nghề nghiệp, tạo các mối quan hệ với các nhà sản xuất phim. Biết đâu, bạn sẽ được các nhà đạo diễn cho cơ hội thử sức với vai diễn nào đó trong bộ phim truyền hình, dù là vai phụ thì các bạn trẻ cũng nên nhận lời vì đó là cơ hội để bạn làm quen với nghề diễn viên, khán giả. Bạn diễn đạt, hay thì sẽ để lại ấn tượng, được khán giả nhắc tên nhiều. Đó là thành công của người diễn viên và cơ hội của bạn được mở rộng rất nhiều.
4. Nghề diễn viên ngoài việc học trên trường, người học cần có những tố chất gì để trở thành một diễn viên giỏi?
Ngoài việc được các thầy cô hướng dẫn, cho cơ hội thử đóng phim, vào vai một nhân vật nào đó sinh viên vẫn tự phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Một diễn viên giỏi là phải có khả năng diễn xuất cực đỉnh, biết nhập tâm vào nhân vật, cùng khóc cùng cười với nhân vật mình đảm nhiệm. Làm được điều đó, người diễn viên phải thực sự hiểu được nhân vật của mình, diễn sao cho thật đạt, ra nhân vật đó để lấy được cảm xúc, nước mắt, sự tức giận của khán giả khi xem vai diễn của mình.
Để trở thành diễn viên giỏi không dễ
Không tự dưng có thể trở thành diễn viên, theo nghề diễn viên được. Bạn phải có tố chất, thực sự yêu nghề và chăm chỉ đi đóng phim để lấy kinh nghiệm dù phim đó không phải phim truyền hình, nhưng những thể loại phim ngắn cũng giúp bạn làm quen với nghề, thậm chí nhiều phim ngắn nổi tiếng được nhiều người quan tâm, bạn sẽ trở lên nổi tiếng, lọt vào mắt xanh của đạo diễn nào đó mà có cơ hội được mời đi đóng phim hoạt hình.
Với nghề diễn viên, không nổi tiếng coi như không được ai công nhận là diễn viên. Vì thế bạn phải đóng thật đạt, thật hay khiến khán giả cảm thương cho nhân vật của bạn, tức giận vì nhân vật bạn đóng quá đặt. Muốn làm được điều đó, bạn phải dành thời gian tập luyện thoại, biểu cảm gương mặt, cảm xúc của mình mỗi ngày và tích cực xem phim của những người có tiếng, giỏi trong nghề đóng để học hỏi kinh nghiệm của người ta. Sự cần cù, nỗ lực, tài năng của bạn sẽ được đền đáp khi được đóng một vai hay, hấp dẫn.
5. Cơ hội làm nghề diễn viên dành cho sinh viên Sân khấu điện ảnh là rất cao
Cơ hội làm nghề cho những sinh viên trường Đại học sân khấu điện ảnh là rất cao, bởi vì đây là trường Top về nghệ thuật, số lượng sinh viên của ngành không nhiều. Trường lại hay có những đoàn làm phim về casting diễn viên, sinh viên được thực tập, học việc ở các đoàn phim rất nhiều. Chính vì thế tỷ lệ được trở thành diễn viên là rất cao, có đến 90% sinh viên ra trường đều làm nghề diễn viên, tùy thuộc vào vai diễn, năng lực của diễn viên mà họ sớm nổi tiếng, được công chúng biết đến.
Sân khấu điện ảnh là cái nôi tạo ra việc làm cho sinh viên
Học trường Sân khấu điện ảnh chẳng bao giờ bạn phải lo thất nghiệp cả, vì hiện nay phim truyền hình phát triển, mở rộng rất nhiều và đang thiếu những gương mặt mới tiềm năng. Vì thế muốn trở thành diễn viên nổi tiếng bạn chỉ cần có đam mê, ham học hỏi thì sẽ làm được làm nghề và đến gần với công chúng hơn.
Nghề diễn viên đôi khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, cạm bẫy và yêu cầu phải có ngoại hình ổn. Vì thế, người diễn viên, nhất là các diễn viên trẻ phải ý thức được điều đó, làm nghề một cách chân chính, đi lên bằng thực lực chứ không phải bằng chiêu trò nào khác, thế mới được công chúng đón nhận, sự nghiệp mới phát triển lâu dài được.
Toán, lý, vẽ là khối gì? – Khối ngành năng khiếu: Khối V
Khối V là một trong 3 khối thi năng khiếu theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trong 3 khối năng khiếu H, V, M thì khối V là khối xét tuyển được nhiều thí sinh chọn lựa nhất.
Khối V bao gồm tổ hợp xét tuyển 3 môn là Toán- Vật lý- Vẽ ( mỹ thuật vẽ, đồ họa). Tại hầu hết những trường tuyển sinh, môn năng khiếu thường tập trung vào môn mỹ thuật, vì thế, các bạn thí sinh cần tập trung vào môn học này.
Đây cũng là khối học có nhiều cơ hội ngành nghề đa dạng. Một số ngành nghề chính bạn có thể tham khảo là Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế nội (ngoại) thất, Kiến trúc cảnh quan, Quản lý xây dựng…
Bên cạnh tổ hợp môn thi khối V truyền thống, hiện nay, khối xét tuyển này còn được mở rộng với nhiều tổ hợp môn xét tuyển khác nhau. Cụ thể là:
• V00: Toán- Vật lý- Vẽ hình họa mỹ thuật
• V01: Toán- Ngữ văn- Vẽ hình họa mỹ thuật
• V02: Toán- Tiếng Anh- Vẽ mỹ thuật
• V03: Toán- Hóa- Vẽ mỹ thuật
• V05: Ngữ văn- Lý- Vẽ mỹ thuật
• V06: Toán- Địa – Vẽ mỹ thuật
• V07: Toán- Tiếng Đức- Vẽ mỹ thuật
• V08: Toán- Tiếng Nga- Vẽ mỹ thuật
• V09: Toán- Tiếng Nhật- Vẽ mỹ thuật
• V10: Toán- Tiếng Pháp- Vẽ mỹ thuật
• V11: Toán- Tiếng Trung- Vẽ mỹ thuật
Khối V có những trường nào? Các trường xét tuyển khối V
Bên cạnh tổ hợp môn xét tuyển khối V, các trường đào tạo khối thi này cũng là vấn đề thí sinh quan tâm. Để giúp thí sinh tìm hiểu thông tin trường hiệu quả, bài viết dưới đây xin chia sẻ danh sách các trường xét tuyển khối V.
Trường xét tuyển khối V khu vực miền Bắc:
• Đại học Kiến trúc Hà Nội
• Viện Đại học Mở Hà Nội
• Đại học Hải Phòng
• Đại học Dân lập Phương Đông
• Đại học Mỹ thuật Hà Nội
• Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
• Đại học Chu Văn An
• Đại học Xây dựng Hà Nội
• Đại học Hòa Bình
• Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trường xét tuyển khối V khu vực miền Nam:
• Đại học Kiến trúc TPHCM
• Đại học Bách Khoa- Đại học Đà Nẵng
• Đại học Công nghệ TPHCM
• Đại học Bình Dương
• Đại học Dân lập Đông Đô
• Đại học Dân lập Duy Tân
• Đại học Lạc Hồng
• Đại học Dân lập Văn Lang
• Đại học Xây dựng miền Tây
• Đại học Nguyễn Trãi
• Đại học Khoa học- Đại học Huế
• Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
• Đại học Bách Khoa- Đại học Quốc gia TPHCM
• Đại học Xây dựng miền Trung
• Đại học Nam Cần thơ
• Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
• Đại học Yersin Đà Lạt
Những trường có khối V chủ yếu tuyển sinh ngành liên quan đến thiết kế, kiến trúc thẩm mỹ chứ không phải đào tạo các ngành vẽ hội họa. Có thể thấy,các trường xét tuyển khối V khá đa dạng, đem đến nhiều sự chọn lựa cho những bạn thí sinh muốn tham gia xét tuyển khối học này.
Một số đều thí sinh cần lưu ý khi chọn khối V
Thực tế, mỗi khối thi sẽ có những đặc trưng riêng, vì thế, thí sinh cần nắm rõ thông tin trước khi đăng ký xét tuyển khối học này. Khi dự thi khối V, thí sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Thí sinh nắm rõ chỉ tiêu, mức điểm chuẩn của trường xét tuyển
2. Nắm được nguyên tắc khi làm bài thi năng khiếu về vẽ mỹ thuật hay vẽ hình họa
3. Phân chia thời gian làm bài phù hợp để đạt điểm tối đa ở mỗi câu hỏi và chuẩn bị tâm lý thoải mái, vững vàng để nhận diện đúng đề cũng như hướng giải quyết vấn đề trong bài thi.
4. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thi , đặc biệt là môn thi năng khiếu.
5. Môn thi năng khiếu do trường tuyển sinh tổ chức thi, vì thế, thí sinh cần chú ý về hình thức thi, thời gian và địa điểm thi để không mắc sai sót trong quá trình thi tuyển.
Những điều cần biết trước khi đăng ký xét tuyển khối R
Khối R là khối thi thiên về năng khiếu về báo chí, nghệ thuật, truyền thông, văn hóa nghệ thuật… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về khối R để bạn đọc hiểu rõ hơn về khối thi này.
Các tổ hợp môn thuộc khối R
Khối R là khối thi đại học truyền thống dành cho những thí sinh có năng khiếu về lĩnh vực báo chí, nghệ thuật, truyền thống, văn hóa…Hiện nay, khối R gồm 2 môn thi văn hóa (THPT) và môn thi Năng khiếu.
Ngoài khối R00 (Ngữ văn, Lịch sử, môn Năng khiếu báo chí) truyền thống, khối R được chia thành các khối nhỏ khác từ R00 đến R05 với các môn thi năng khiếu đa dạng. Cụ thể các mã tổ hợp môn:
- Khối R01 (Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật).
- Khối R02 (Ngữ văn, Toán, Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật).
- Khối R03 (Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật).
- Khối R04 (Ngữ văn, Biểu diễn nghệ thuật, Kiến thức văn hóa – xã hội – nghệ thuật).
- Khối R05 (Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông).
Các ngành học xét tuyển khối R
Hiện nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào khối R chưa nhiều nên cơ hội trúng tuyển vào các trường khối này khá cao. Nếu yêu thích khối R, các thí sinh có thể đăng ký học một trong những ngành nghề sau đây:
– Biên đạo Múa
– Giáo dục Đặc biệt
– Giáo dục Tiểu học
– Sư phạm Giáo dục Mầm non
– Sư phạm Mỹ thuật
– Quản lý văn hóa
– Quản lý văn hóa thông tin
– Quản lý văn hóa nghệ thuật
– Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật
– Truyền thống văn hóa
– Biểu diễn nghệ thuật
Với những ngành học này, sau khi ra trường bạn có thể công tác tại các tổ chức về văn hóa, nghệ thuật trong nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức của nước ngoài. Ngoài ra. bạn cũng có cơ hội làm việc tại các công ty du lịch, tổ chức sự kiện, truyền thông; quan hệ công chúng của các doanh nghiệp, tổ chức và các đơn vị biểu diễn nghệ thuật cùng với các địa điểm giải trí, vui chơi khác.
Các trường đại học xét tuyển khối R
Hiện nay, ở nước ta có 2 trường tuyển sinh khối ngành này là Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương và Đại học Văn Hóa TP. HCM.
Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
Đây là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước.
Chức năng và nhiệm vụ chính của trường là thực hiện đào tạo, nghiên cứu về âm nhạc, mỹ thuật cùng các ngành đào tạo nghệ thuật như: sư phạm biểu diễn, nghệ thuật ứng dụng và giáo dục nghệ thuật truyền thống.
Đại học Văn Hóa TP. HCM
Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyên đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch. Hiện nay, trường đào tạo nhiều chuyên ngành trong đó có chuyên ngành quản lý văn hóa.
Những điều cần biết trước khi đăng ký xét tuyển khối R
Hình thức thi và xét tuyển khối R
Khối R được chia thành 6 tổ hợp môn nhỏ, mỗi tổ hợp môn gồm có 3 môn, trong đó có 2 môn thi THPT và 1 môn thi năng khiếu.
Môn thi THPT:
- Đối với thí sinh chưa tốt nghiệp THPT sẽ phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; đồng thời chọn 1 môn thi trong tổ hợp môn tự nhiên và xã hội. Trong đó, khối tự nhiên gồm những môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và khối xã hội gồm các môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân. Như vậy, thí sinh cần phải dự thi 5 môn để lấy điểm xét tốt nghiệp THPT.
- Đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh vẫn phải đăng ký các môn có trong tổ hợp môn của khối mình đăng ký.
Thời gian thi:
- Môn ngữ văn: Thi tự luận trong thời gian 120 phút.
- Môn Toán: Thi trắc nghiệm trong thời gian 90 phút.
- Môn thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên thi trắc nghiệm với thời gian mỗi môn là 50 phút.
- Môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội thi trắc nghiệm với thời gian làm bài mỗi môn là 50 phút.
- Tiếng Anh thi với hình thức trắc nghiệm trong thời gian là 60 phút.
Các môn thi năng khiếu thuộc khối R:
Các môn năng khiếu thuộc khối R sẽ được các trường tổ chức thi riêng với thời gian, hình thức và nội dung thi do trường quy định.
– Môn năng khiếu Báo chí:
+ Thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi với thời gian làm bài trong 30 phút.
+ Thi tự luận gồm 2 câu hỏi với thời gian làm bài trong 120 phút. Trong đó:
- Câu hỏi thứ 1 nhằm đánh giá năng lực xử lý tình huống, biểu đạt thông tin sử dụng ngôn ngữ trong việc xây dựng, hoàn thiện văn bản.
- Câu hỏi thứ 2 đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và cách thể hiện quan điểm cá nhân.
– Môn kiến thức văn hóa – xã hội – nghệ thuật thi vấn đáp hoặc tự luận trong thời gian 150 phút.
– Môn năng khiếu biểu diễn nghệ thuật gồm các thể loại như hát, múa, nhạc cụ, sân khấu… thi trong khoảng 5 – 10 phút.
– Môn năng khiếu kiến thức truyền thông có hình thức thi bốc thăm câu hỏi và trả lời trước hội đồng thi.
+ Thời gian chuẩn bị bốc thăm là 10 phút và sau đó thí sinh có 10 phút thuyết trình.
+ Nội dung thi có thể là ý tưởng truyền thông sản phẩm, dịch vụ văn phòng, nhận thức về phương tiện, hình thức truyền thông và vai trò của truyền thông đối với sự phát triển văn hóa, xã hội, nhận định về các sản phẩm truyền thông.
+ Thang điểm:
- Nội dung: 5 điểm.
- Văn hóa giao tiếp ứng xử: 1 điểm.
- Phong cách trình bày, khả năng diễn đạt: 3 điểm.
- Hoàn thành đúng thời gian làm bài: 1 điểm.
✅ Năng Khiếu ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
👩🏻🎨 GIA SƯ DẠY VẼ