Các loại cá ăn sán trong bể thủy sinh ai chơi cá cũng phải biết

Cá ăn sán trong bể thủy sinh là giải pháp nuôi cá diệt trừ giun sán vô cùng hữu ích. Giun sán là tác nhân gây ra các bệnh ở cá nói chung và cá cảnh nói riêng. 

Cá ăn sán trong bể thủy sinh đa dạng người chơi cá không nên bỏ lỡ 

Cá ăn sán trong bể thủy sinh là giải pháp nuôi cá ăn sán diệt trừ giun sán vô cùng hữu ích. Bạn chưa tự tin và kỹ năng nuôi cá của mình thì cũng đừng lo lắng. Hãy đọc kỹ bài viết này của Wiki Thủy Sinh nếu bạn muốn biết các loại cá nào diệt trừ sán siêu hiệu quả nhé!

Các loại cá ăn sán trong bể thủy sinh ai chơi cá cũng phải biết

Tại sao phải nuôi cá ăn sán trong bể thủy sinh?

Nuôi cá ăn sán trong bể thủy sinh mang lại những lợi ích rất lớn. Sán luôn là tác nhân khiến những người nuôi cá cảnh bể thủy sinh phải đau đầu, kinh hãi. Sán gây ra các bệnh nghiêm trọng ở cá. Chúng khiến cá chết và dẫn tới tổn thất không nhỏ cho người nuôi hoặc kinh doanh cá cảnh. 

Ngoài mất tiền thì người nuôi cá cũng phải chịu những đả kích không nhỏ về tinh thần nếu con cá yêu quý của mình bị chết. Chính vì lý do đó mà người nuôi cá luôn muốn diệt trừ tận gốc tối đa tình trạng sán trong bể thủy sinh. 

Tại sao trong bể thủy sinh lại có sán?

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhiễm sán trong bể thủy sinh. Có thể kể đến một vài các nguyên nhân sau:

Những phụ kiện trong hồ

Khi bạn mang những phụ kiện như: lũa, đá, chất nền… nhiễm sán từ một bể cũ sang. Trứng sán có sẵn từ các phụ kiện này sẽ nở thành sán ở bể mới. Điều này vô hình chung khiến bể thủy sinh của bạn sẽ nhiễm sán mà bạn không hề hay biết.

Thức ăn có hàm lượng đạm cao

Nguyên nhân thứ hai là cho cá ăn các thức ăn có hàm lượng đạm quá cao một cách thường xuyên, ồ ạt dẫn đến dư thừa. Thức ăn dư thừa sẽ tạo ra những nguồn giống như bắp mùi khiến cho việc sinh sôi của sán bắt đầu.

Vệ sinh bể

Việc bạn không thường xuyên vệ sinh bể cá cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm sán. Khi duy trình tình trạng này lâu khiến môi trường sống của cá bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. Điều này tạo cơ hội cho sán sinh sôi nhanh chóng. 

Thực ra còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng sinh sôi sán trong bể thủy sinh. Dù là gì đi nữa thì người chơi cá cũng nên có biện pháp phòng trừ càng sớm càng tốt.

Những loại sán thường xuất hiện trong bể thủy sinh

Sán thuộc loại giun dẹp có 3 vòi giác hút tiêu hóa. Chúng là sinh vật ăn ăn thịt, có thể ăn được nhiều loài động vật sống hay động vật chết. Trong bể thủy sinh thường xuất hiện sán và gây nên các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự sống của cá. 

Dưới đây là một số loại sán thường xuất hiện trong bể thủy sinh:

Sán lá (Trematoda)

Sán lá Trematoda là một lớp trong ngành Giun dẹp, bao gồm 2 nhóm giun dẹp kí sinh được gọi là sán lá. Sán lá Trematoda ký sinh bên trong động vật thân mềm và động vật có xương sống. Hầu hết các loài sán lá có vòng đời khá phức tạp và gắn với ít nhất hai vật chủ.

Sán xơ mít (Cestoda)

Sán xơ mít hay còn gọi là sán dải, sán dây bò. Chúng có tên khoa học là Taenia saginata. Chúng được gọi là sán xơ mít vì hình dạng giống xơ của trái mít. Cơ thể của chúng chia thành nhiều đốt nhỏ. 

Planaria

Planaria là một họ giun dẹp trong bộ Tricladida, chúng thường sống ở vùng nước ngọt. Planaria có thể tái tạo lại phần cơ thể bị cắt đứt. Giun dẹp Planaria có khả năng tái tạo cơ thể nguyên vẹn từ một phần nhỏ cơ thể bị cắt đứt vì vậy chúng rất khó bị giết chết

Một số phương pháp xử lý sán trong hồ thủy sinh

Có rất nhiều cách để diệt trừ sán trong bể thủy sinh. Người ta có thể sử dụng các phương pháp hóa học hoặc phương pháp tự nhiên để diệt sán. Cùng xem các phương pháp là gì nhé

Đối với phương pháp hóa học

Sử dụng Anti-bio

Phương pháp sử dụng Anti-bio để ngừa sán được khá nhiều người sử dụng. Phương pháp này khá đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh. Hòa tan cùng nước Anti-bio bằng pha 1ml Anti-bio pha đều với 1 lít nước. Tiến hành cho dung dịch vào bể cá và đợi cho đến khi sán chết và rơi hết xuống đáy bể. Khi sán đã chết hết thì vệ sinh và thay nước mới cho toàn bể.

Sử dụng Fugacar

Phương pháp diệt sán sử dụng Fugacar không được phổ biến lắm. Đây là cách thức mới được nhiều người nuôi cá biết đến. Người ta sẽ thường sử dụng phương pháp này khi nuôi cá bể cỡ lớn. 

Cách thức tiến hành cũng khá đơn giản. Bạn sử dụng 1 viên thuốc Fugacar của người cho 300 lít nước. Bật lọc bình thường, cho cá nhịn ăn hoặc cho ăn thật ít. Sau 48h tiến hành thay 20% nước mỗi ngày. Thay nước tương tự như vậy liên tục từ 3 – 4 ngày để thuốc pha loãng hoàn toàn. Khi nhận thấy lượng sán chết hết thì lúc đó bạn có thể dừng hoạt động này. Bể cá của bạn đã rất sạch sán rồi đó.

Đối với phương pháp sử dụng bẫy sán

Phương pháp bẫy sán là phương pháp trị sán thủ công. Phương pháp này khá đơn giản và ai cũng có thể sử dụng được. Bạn có thể mua các loại bẫy làm sẵn được bày bán ngoài trợ hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Một chiếc bẫy sán có giá không quá đắt vậy nên một người nuôi cá đều có khả năng mua được.

Nhiều người không mua mà tự làm luôn những chiếc bẫy sán cho bể cá của mình. Bạn chỉ mất chưa đầy 2p để có thể làm xong một chiếc bẫy. Bắt đầu làm bẫy sán bạn cần cho các loại thức ăn tươi sống như: thịt bò, thịt mực, cá,… vào trong túi gạc. Tiếp đến, bạn đặt túi trên giá thể gần cây trong một đêm. Bạn nên tắt đèn để chiếc bẫy của bạn hiệu quả hơn. Sau khoảng nửa ngày, bạn cần cẩn thận lấy túi có giun ra vứt đi.

Đối với phương pháp tự nhiên

Phương pháp tự nhiên sẽ đặc biệt phù hợp cho những ai vẫn còn e ngại khi sử dụng phương pháp hóa học. Phương pháp này có tốc độ xử lý sán không mang lại hiệu quả ngay tức khắc. Mặc dù vậy nhưng phương pháp này vẫn  Người ta có thể sử dụng các thiên địch. Ví dụ như sử dụng các sinh vật ăn sán như như cá bút chì, cá châm…

Cá ăn sán trong bể thủy sinh thường gặp

Sử dụng cá ăn sán là phương thức an toàn để diệt sán trong bể thủy sinh. Đây là phương thức tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Người nuôi cá sẽ nuôi chung các loại cá nhỏ trong bể để chúng ăn sán. Dưới đây là các loại cá tiêu biểu, dễ tìm để bạn có thể tham khảo nhé

Cá ăn sán trong bể thủy sinh –

Cá ăn sán Trâm Galaxy

Cá Trâm Galaxy có tên tiếng Anh là Galaxy Rasbora và tên khoa học là Danio Margaritatus. Mặc dù hình dáng nhỏ nhắn nhưng chúng lại rất khỏe mạnh, ít khi bị bệnh tật. Nếu được cung cấp điều kiện tốt, tuổi thọ của nó có thể lên đến 5 năm.

Cá Trâm Galaxy được đánh giá là rất hiền lành, thậm chí có phần rụt rè nhưng rất dễ nuôi. Chúng sẽ thường xuyên khám phá mọi ngóc ngách trong bể thủy sinh. Cá Trâm Galaxy có thể ăn các sinh vật nhỏ và đặc biệt là sán nên nhiều người nuôi loại cá này để ăn sán trong bể cảnh.

Cá ăn sán trong bể thủy sinh - Cá Trâm Galaxy

Cá ăn sán trong bể thủy sinh – Cá Chép Nam Dương

Cá chép Nam Dương là loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường. Loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác nhau trên toàn thế giới vì bản tính dễ thích nghi của nó.

Cá chép Nam Dương là loại cá ăn tạp. Chúng ăn gần như mọi thứ bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, hoặc cá chết, giun sán…

Loài cá này ăn khá ít, dễ nuôi, màu sắc bắt mắt và đặc biệt vô hại cho chủ của nó cả. Do đó nó được đại đa số người chơi cá chọn nuôi vì rất phù hợp để đặt trong nhà hoặc văn phòng làm việc. 

Cá ăn sán trong bể thủy sinh - Cá chép Nam Dương

Cá ăn sán trong bể thủy sinh –

Cá ăn sán Cánh Buồm Dạ Quang

Cá Buồm Dạ Quang là loại cá ảnh có rất nhiều màu sắc và chúng rất đẹp. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều những con cá Buồm Dạ Quang với nhiều màu như: vàng, xanh lá cây, tím…

Món ăn khoái khẩu của loại cá này là trùn chỉ, giun, sán trắng, rận nước, bọ nước, các loài không xương sống…. Thậm chí chúng có thể ăn các loài giáp xác hoặc côn trùng nhỏ và thức ăn khô dạng viên.

Cá ăn sán trong bể thủy sinh - Cá Cánh Buồm Dạ Quang

Cá ăn sán trong bể thủy sinh –

Cá ăn sán Mún Vàng Kim Tiền

Các em cá Mún xinh đẹp ngày càng trở nên phổ biến với những người chơi cá thủy sinh. Được nhiều người săn đón nhất là cá Mún Kim Tiền với màu vàng rực rỡ. Cá Kim Tiền thường được mệnh danh là loài cá xinh đẹp nhất trong các loài cá cảnh thủy sinh. 

Cá Mún Kim Tiền Kỳ Cao là loài cá ăn tạp, dễ ăn, dễ thích nghi, dễ phát triển. Các món cá Mún Kim Tiền Kỳ Cao yêu thích nhất là trùn chỉ, giun, sán trắng, gây hại trong bể thủy sinh…Loại cá này rất khỏe mạnh và dễ nuôi nên được nhiều người chơi thủy sinh lựa chọn cho bể thủy sinh. 

Cá ăn sán trong bể thủy sinh - Cá Mún Vàng Kim Tiền

Ngoài các loại cá được nêu trên vẫn còn rất nhiều các loại cá khác được người chơi cá nuôi để trị sán. Có những loại cá ăn sán vô hại nhưng cũng có những loại gây hại cho cá cảnh của bạn. Các “tay chơi cá lão làng” nên lựa chọn thật kỹ các loại cá trị sán để tránh “rước hổ vào nhà” nhé!

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản để trị sán trong bể thủy sinh. Hy vọng khi áp dụng phương pháp này bể cá của bạn sẽ luôn sạch sán và cá có môi trường sống hoàn hảo nhất.

Rate this post

Viết một bình luận