Cá là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, protein…nhất là các loài cá biển, giúp cho sự thông minh và phát triển trí não. Mặc dù vậy, cũng có những loại cá trên thị trường không không hẳn tốt cho sức khỏe.
Và dưới đây là 8 loại cá các mẹ nên cân nhắc và hạn chế cho gia đình ăn nhé!
Cá da trơn
- Hàm lượng methyl thủy ngân đo được dưới ngưỡng giới hạn ( <1,0 phần triệu (PPM)): 0.01 – 0.314
- Bản thân các loại cá da trơn có kích thước khá to. Nhưng để tăng nhanh kích thước của cá, nhiều người nuôi cho cá ăn hóc-môn. Vì thế, những con cá được nuôi tự nhiên thì ít nguy hiểm và giàu dưỡng chất hơn những con bị kích lớn.
Cá thu to
- Hàm lượng Methyl thủy ngân đo được vượt mức giới hạn: 0.23 – 1.67 PPM (Phần triệu)
- Cá thu to hấp thụ thủy ngân từ nước dưới dạng methyl thủy ngân – một hợp chất thậm chí còn độc hơn cả chất gốc. Methyl thủy ngân nguy hiểm đối với sức khỏe con người vì nó tích tụ trong cơ thể, gây ra nguy hiểm cho não và hệ thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh của trẻ nhỏ và bào thai. Thủy ngân còn có thể ảnh hưởng đến thận và gan.
- Đối với cá này khuyến cáo người lớn có thể ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
Cá ngừ xanh và cá ngừ mắt to
- Hàm lượng Methyl thủy ngân đo được vượt mức giới hạn: ND – 1.30 PPM (Phần triệu)
- Cá ngừ xanh và cá ngừ mắt to được cảnh báo là loại cá chứa thủy ngân. Hai loại cá ngừ này có lượng thủy ngân lớn, chỉ đứng sau cá kiếm. Cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen. Có rất ít cá ngừ hoang dã được bán trong siêu thị vì chúng gần như tuyệt chủng. Cá ngừ mà bạn ăn chủ yếu là cá nuôi bằng thuốc kháng sinh và hóc-môn.
- Đối với cá này thì người lớn chỉ nên ăn 100g/tháng, trẻ em không khuyến khích.
Cá rô phi
- Hàm lượng Methyl thủy ngân đo được dưới ngưỡng giới hạn ( <1,0 phần triệu (PPM)): ND- 0.070
- Cá rô-phi không chứa nhiều axit béo có lợi, nhưng lại tập trung nhiều axit béo có hại không khác gì mỡ lợn. Ăn nhiều cá rô-phi có thể làm tăng cholesterol, khiến cơ thể dễ bị dị ứng. Người bị bệnh tim, hen suyễn và viêm khớp thì không nên ăn cá rô-phi.
Cá chình
- Cá chình rất béo, nó lại dễ hấp thụ rác thải công nghiệp và nông trại từ nguồn nước. Cá chình nhập từ Mĩ là chứa nhiều chất độc nhất. Cá chình châu Âu cũng nhiễm khá nhiều thủy ngân.
- Đối với cá này người lớn có thể ăn 300g/tháng, trẻ em là 200g/tháng.
Cá đổng quéo
Cá này đứng đầu trong danh sách nhiễm thủy ngân, rất dễ gây ngộ độc. Do đó, phụ nữ và trẻ em không nên ăn cá đổng quéo, nam giới có thể ăn khoảng 100g/tháng.
Cá tuyết
- Cá tuyết chứa 1 lượng lớn thủy ngân. Nếu mua cá fillet hoặc gọi món cá tuyết fillet trong nhà hàng, có thể bạn chỉ được ăn cá tra hay một loại cá rẻ tiền nào khác.
- Đối với cá này người lớn chỉ nên ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
Cá sáp dầu
- Cá này chứa gempylotoxin, một loại độc tố không thể chuyển hóa. Độc tố này không gây hại nhiều, nhưng sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể chiên hoặc nướng để làm giảm lượng gempylotoxin trong cá.
- Những người mắc bệnh đường tiêu hóa thì không nên ăn món này.
Cách chọn cá chuẩn
Cá tươi luôn có vảy sáng và mắt trong. Hãy cầm 1 con cá lên và quan sát kĩ, cá ươn thì đuôi của nó thường hạ xuống yếu ớt, vây khô và mang xám thay vì có màu đỏ tươi.
Khi mua cá sống trong bể, hãy đảm bảo là nước bể sạch. Chọn con cá gần đáy bể thay vì con gần mặt nước.
Nếu bạn thích câu cá để ăn, vậy hãy đảm bảo nguồn nước không chứa thủy ngân và các chất thải bẩn khác.
Khi mua cá hồi, hãy chọn lát cá với những vân màu trắng. Nếu lát cá có màu đỏ hoàn toàn, có thể nó đã bị nhuộm. Cũng đừng chọn miếng cá có đốm trắng trên da, vì nó được bắt vào mùa sinh sản nên thịt khá nhạt nhẽo.
Các mẹ nên chú ý tới các loại cá ở trên nhé, không phải cứ ăn cá là thông minh sống thọ mà phải cân nhắc xem nó là loại cá nào nữa đấy!
Có thể bạn chưa biết:
Nguồn: Bestie.vn