Do đặc tính rất riêng mà cá tỳ bà và một số ít các loài cá tầng đáy khác được gọi cái tên chung là cá dọn bể. Yêu cá cảnh xin chia sẻ cùng các bạn các thông tin các loại cá tỳ bà và cách chăm sóc chúng trong điều kiện nuôi.
Các loại cá tỳ bà
Đặc điểm cơ bản của cá tỳ bà
Cá tỳ bà là loại cá nước tĩnh nhưng có khả năng thích nghi đa dạng ở nhiều môi trường nước khác nhau. Khả năng ăn tạp chủng là điều giúp chúng có thể sống sót ngay cả ở những con suối cạn đến những vùng nước sông sâu, bao gồm cả nước lợ và nước ngọt.
Sống chủ yếu ở tầng đáy để “vơ vét” tất cả những gì có thể khiến chúng trở thành trợ thủ đắc lực cho việc vệ sinh nguồn nước.
Trong điều kiện nuôi bể, cá tỳ bà thường được chọn để vệ sinh bể nước. Chúng hiền lành, biết sống hòa thuận với đa số các loại cá cảnh nên hoàn toàn hợp lý khi ở cùng trong bể thủy sinh. Một điểm nữa khiến chúng đặc biệt hơn là khả năng chống chịu cực giỏi trong môi trường ô nhiễm, nước tù đọng …
Cá tý bà là trợ thủ đắc lực cho việc vệ sinh nguồn nước
Việc ăn thức ăn thừa của các loại khác, ăn rong rêu nên tiết kiệm rất nhiều đồ ăn cũng như thời gian chăm sóc của người nuôi.
Dễ ăn dễ ở lại có màu sắc họa tiết bắt mắt, đa dạng như một loài cá cảnh thực thụ. Tuy vậy, vì quá phàm ăn nên anh em cũng chú ý chỉ nuôi 1-2 con tùy kích thước bể nhỏ to để tránh chúng ảnh hưởng tới cá cảnh chính.
Các loại cá tỳ bà
Các loại cá tỳ bà trong thị trường nội địa có 2 loại phổ biến sau:
Cá tỳ bà bướm
Với hình thức độc đáo và họa tiết đẹp tuyệt, chúng là lựa chọn của rất nhiều người chơi cá. Các vây trên toàn bộ cơ thể nối liền với nhau giống như một dải cánh mềm mại chạy bao xung quanh khiến chúng có thể “bay” trong làn nước nhẹ nhàng. Phần dải cánh này liền với mặt phẳng bụng có tác dụng bám chắc và ăn vào bất cứ thứ gì bên dưới.
Cá tỳ bà bướm có họa tiết tuyệt đẹp
Cá tỳ bà beo
Chúng khá phổ biến trên thị trường. Khi được nuôi ở điều kiện tốt có thể đạt tới kích thước lớn, nặng tới 3kg.
Loại cá này không chỉ ăn rong rêu, đồ thừa mà còn có tính cách hơi “xấu” là hay bám lên cơ thể cá khác để hút nhớt làm xây xước bị thương, chậm phát triển và có thể dẫn đến chết. Anh em cẩn thận khi chơi loại cá này.
Cá tỳ bà bướm hổ
Hoa văn đường nét to rõ hơn, đường vằn ngang thân như loài hổ.
Cá tỳ bà bướm hổ
Cách nuôi và chăm sóc cá tỳ bà
Đặc tính ăn tạp, háu ăn cùng khả năng chịu đựng quá tốt khiến người nuôi không cần quá quan tâm đến việc nuôi và chăm sóc loài cá này.
Làm cảnh kiêm dọn vệ sinh có lẽ là ích lợi nổi bật của cá tỳ bà. Vì vậy chúng là lựa chọn ưu tiên để ghép với các loài cá cảnh khác trong bể thủy sinh. Chúng ăn những đồ ăn thừa của loài cá khác, ăn rong rêu bẩn, cây thủy sinh …
Những bể cá có mặt loại cá tỳ bà nên hạn chế có các cây thủy sinh quý vì chúng có thể ăn sạch đấy. Hãy thay vào đó các hốc cây, mỏm đá và các cây loại ít tiền mà mọc nhanh.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ mà Yêu cá cảnh đã tổng hợp được về loại cá tỳ bà được nhiều người nuôi sưu tầm này. Hy vọng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin thiết thực và có ích trong việc lựa chọn nuôi cá cảnh của mình. Chúc các bạn vui vẻ!
Please follow and like us: