Các loại hoa quả người đau dạ dày nên và không nên ăn

Mặc dù không có khả năng chữa bệnh nhưng việc bổ sung các loại hoa quả phù hợp hay hạn chế ăn hoa quả không có lợi có thể giúp người bị đau dạ dày làm lành tổn thương và cải thiện triệu chứng. Dưới đây là danh sách các loại hoa quả người đau dạ dày nên và không nên ăn bạn nên tham khảo và áp dụng.

Các loại hoa quả người đau dạ dày nên và không nên ănCác loại hoa quả người đau dạ dày nên và không nên ăn

Các loại hoa quả người đau dạ dày nên ăn

Theo các chuyên gia, đau dạ dày là một bệnh lý có liên quan đến hoạt động và vai trò của hệ tiêu hóa. Chính vì thế việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hay bổ sung các loại hoa quả phù hợp có thể góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đồng thời giúp người bị đau dạ dày cải thiện triệu chứng và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.

Danh sách những loại hoa quả người đau dạ dày nên ăn gồm:

Quả đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây bổ dưỡng và quen thuộc. Bên trong loại quả này chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa táo bón, giảm triệu chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa.

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi hàng ngàn bệnh nhân dạ dày lâu năm gửi trọn niềm tin

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Ngoài ra thành phần Chymopapain và Enzyme papain trong đu đủ còn có khả năng làm lành tổn thương và làm dịu cơn đau dạ dày. Vì thế khi bị đau dạ dày, bạn nên thường xuyên ăn loại quả này để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Đu đủ có thể được sử dụng để ăn tráng miệng, làm sinh tố hoặc nấu canh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không ăn đu đủ xanh mà chỉ nên ăn đu đủ chín. Bởi đu đủ xanh không chỉ không tốt cho dạ dày mà còn tạo ra cảm giác cồn cào, khó chịu và kéo dài cơn đau.

Quả bơ

Người bị đau dạ dày nên ăn nhiều bơ. Bởi trong bơ chứa rất nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất có khả năng hình thành một lớp nền bảo vệ và che phủ các vết loét trong dạ dày. Đồng thời giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau dạ dày.

Ngoài ra bơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên việc thường xuyên bổ sung loại quả này vào cơ thể sẽ giúp cơ thể đủ chất, khỏe mạnh và săn chắc hơn.

Quả bơQuả bơ

Quả cam

Trong cam là một hàm lượng lớn vitamin C và khoáng chất có khả năng cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Vì thế loại quả này được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý.

Ngoài vitamin, những hoạt chất khác được tìm thấy trong cam có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập và sinh bệnh của vi khuẩn HP. Từ đó giúp bảo vệ dạ dày và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Tuy nhiên cam có vị chua nên người bị đau dạ dày cần thận trọng khi đưa loại quả này vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Do chứa nhiều axit và mang đặc tính chưa nên việc bổ sung quá nhiều cam có thể tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây phản tác dụng và kích thích những cơn đau phát triển. Vì thế bạn chỉ nên ăn mỗi lần một quả cam và ăn khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần là được.

Quả táo

Để hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày, người bệnh có thể thêm táo vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi trong táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất không chỉ có khả năng làm đẹp da mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Vỏ quả táo chứa hoạt chất pectin có khả năng thúc đẩy các hoạt động của đường ruột, bôi trơn dạ dày và giúp giảm đau.

Quả lựu

Lựu là một loại quả không thể thiếu trong thực đơn của người bị đau dạ dày. Bởi khoáng chất và các loại vitamin trong loại quả này có khả năng làm dịu nhanh cơn đau ở dạ dày. Đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe một cách hiệu quả.

Quả lựuQuả lựu

Quả chuối

Quá trình tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu ở dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng… Tuy nhiên tình trạng này có thể được khắc phục khi bạn thêm chuối vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Trong chuối có một hàm lượng lớn hoạt chất pectic. Hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột tự nhiên, xoa dịu cảm giác đau và thức đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra nhiều thành phần dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, vitamin E, beta caroten đã được tìm thấy trong chuối. Những dưỡng chất này có khả năng phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột và chống oxy hóa rất tốt.

Hàm lượng chất xơ trong chuối có khả năng hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng trong đường ruột. Hoạt chất probiotic có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày.

Nha đam

Thành phần dinh dưỡng của nha đam (lô hội) nổi tiếng với khả năng làm lành tổn thương và kháng khuẩn tự nhiên. Vì thế việc chế biến và đưa nha đam vào chế độ ăn uống mỗi ngày có khả năng se lành niêm mạc bị tổn thương do loét, viêm. Đồng thời làm giảm lượng axit trong dạ dày.

Ngoài ra các hoạt chất trong nha đam khi được đưa vào cơ thể còn có tác dụng làm giảm nồng độ xoắn khuẩn – H.pylori (nguyên nhân phổ biến gây 80% bệnh dạ dày). Tác dụng này của nha đam đã được chứng minh.

Dâu tây

Nhờ chứa nhiều thành phần là vitamin và khoáng chất, dâu tây có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra một số hoạt chất khác được tìm thấy trong dâu tây còn có tác dụng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương do loét và viêm dạ dày. Đồng thời giúp cải thiện cơn đau.

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe, người bị loét dạ dày có thể ăn dâu tây nguyên quả hoặc sử dụng sinh tố, nước ép dâu tây cũng mang hiệu quả và lợi ích tương tự.

Dâu tâyDâu tây

Quả cherry

Cherry chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa là flavonoid, đa dạng vitamin và nhiều dưỡng chât quan trọng khác. Vì thế việc đưa cherry vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng đường ruột và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Quả việt quất

Tác dụng của việt quất gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng, hạn chế sự hình thành, phát triển và gây hại của các gốc tự do. Tác dụng này được thành lập là do trong quả việt quất có chứa hàm lượng lớn chất xơ, đa dạng các loại vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa.

Ngoài ra trong việt quốc còn chứa proanthocyanidins flavonoid. Chất này có tác dụng hỗ trợ chống lại vi khuẩn gây bệnh, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và phòng ngừa những tổn thương xảy ra ở dạ dày.

Lưu ý ăn hoa quả đúng cách trong thời gian điều trị đau dạ dày:

  • Không ăn hoa quả khi bụng đang rỗng. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng tăng axit dạ dày.
  • Người bị đau dạ dày nên ăn hoa quả sau bữa ăn chính từ 30 phút đến 1 tiếng.
  • Bạn cần tránh ăn hoa quả sau khi uống thuốc Tây. Bởi điều này có thể khiến hoạt động điều trị bệnh của các loại thuốc bị ảnh hưởng.

Các loại hoa quả người đau dạ dày không nên ăn

Bên cạnh các loại hoa quả người đau dạ dày nên ăn, người bệnh cần lưu ý và hạn chế ăn những loại hoa quả có khả năng cản trở quá trình điều trị bệnh, kéo dài cơn đau và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Danh sách những loại hoa quả người đau dạ dày không nên ăn gồm:

Quả dứa

Dứa được xác định là một loại trái cây cần tránh khi bạn bị đau dạ dày. Đối với người bình thường, việc đưa quả dứa vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh lý.

Bên trong quả dứa chứa đa dạng các loại vitamin gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin PP; các khoáng chất như canxi, sắt, photpho; chất xơ. Ngoài ra trong dứa còn chứa một hàm lượng lớn chất Bromelain. Chất này đã được chứng minh là có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.

Tuy nhiên quả dứa không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị đau dạ dày. Nguyên nhân là trong loại quả này có một số enzyme và acid hữu cơ có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày và không có lợi cho những người điều trị đau dạ dày.

Quả dứaQuả dứa

Quả kiwi

Kiwi giàu vitamin C và các acid hữu cơ, có tác dụng nhuận tràng. Vì thế kiwi được đánh giá là loại quả có khả năng bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng những người bị đau dạ dày không nên đưa kiwi vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi dung nạp kiwi vào quá trình điều trị bệnh có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.

Quả cà chua

Cà chua mang tính acid cao. Vì thế việc sử dụng cà chua sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Đồng thời tạo ra acid pantothenic khi ăn nhiều. Acid pantothenic được xác định là nguyên nhân gây ợ nóng, đầy bụng và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Ngoài ra bạn cần hạn chế ăn nhiều cà chua sống, nhất là vào lúc đói. Những món sốt nhiều cà chua như cá sốt cà, mì ý… bạn cũng nên hạn chế sử dụng hoặc không dùng.

Quả quýt

Quả quýt chứa nhiều vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bên cạnh vitamin C, quả quýt còn chứa nhiều đường và acid hữu cơ. Đây đều là những chất không tốt cho tình trạng viêm, loét và đau dạ dày.

Quả quýtQuả quýt

Quả đào

Quả đào rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều canxi, muối vô cơ, phốt pho và một loạt vitamin. Bên cạnh đó loại trái cây này còn chứa một hàm lượng lớn chất sắt, hàm lượng fructose và glucose tốt cho máu và đường ruột.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị đau dạ dày hoặc có dạ dày bị tổn thương, bạn cần tránh dung nạp quá nhiều đào. Bởi điều này có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn và phải làm việc nhiều hơn.

Quả hồng

Theo các chuyên gia, những người bị viêm dạ dày mãn tính, khả năng tiêu hóa thức ăn suy yếu  không nên ăn quả hồng. Bởi loại quả này khi được dung nạp sẽ khiến dạ dày của bạn khó chịu và gây nên các triệu chứng như đầy bụng, bụng cồn cào.

Một hàm lượng lớn tanin đã được tìm thấy bên trong quả hồng, đặc biệt là những quả chưa chín hẳn. Chất tanin khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến niêm mạc săn lại. Đồng thời hình  thành nên cảm giác cồn cào khi đói.

Nếu bạn vẫn muốn ăn hồng trong quá trình điều trị đau dạ dày, bạn nên chọn những quả chín và chỉ ăn một ít sau bữa cơm.

Quả chanh

Những người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày cần hạn chế hoặc ngưng sử dụng chanh. Bởi việc dùng chanh khi dạ dày gặp vấn đề sẽ khiến cơn đau và tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân là thành phần của chanh chứa rất nhiều acid có khả năng làm tăng tiết lượng acid và bào mòn. Điều này làm nặng hơn những vấn đề ở dạ dày. Đồng thời gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

Quả chanhQuả chanh

Trái cây đóng hộp

Một số loại trái cây đóng hộp thường chứa nhiều nguyên liệu phụ gia và chất bảo quản để duy trì độ tươi và ngon của trái cây, phòng ngừa hư hỏng.

Việc sử dụng đồng thời trái cây cùng với nguyên liệu phụ gia và chất bảo quản có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng. Đồng thời làm nặng nề hơn những tổn thương và giúp chúng lan rộng.

Trái cây có tính nóng

Một số loại hoa quả mang tính nóng như sầu riêng, quả nhãn, quả vải… thường không được chuyên gia khuyến khích sử dụng cho người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề liên quan đến dạ dày.

Bên trong các loại trái cây có tính nóng chứa đường và chất béo với hàm lượng cao. Vì thế việc thường xuyên dung nạp loại quả này sẽ khiến dạ dày khó tiêu, đầy hơi và gây nóng trong người.

Để hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày, người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại trái cây mang tính nóng. Thay vào đó bạn nên ăn các loại hoa quả tốt cho dạ dày được nêu ở phần trên.

Trái cây có tính nóngTrái cây có tính nóng

Trên đây là danh sách các loại hoa quả người đau dạ dày nên và không nên ăn. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn. Từ đó giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày.

Bài viết liên quan:

  • 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất

Rate this post

Viết một bình luận