Các loại lá xông giải cảm hiệu quả hơn nhiều so với uống thuốc Tây

Tác dụng của xông hơi

Thời tiết giao mùa với độ ẩm cao là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Mắc bệnh cảm, người dân vẫn thường mua thuốc trị cảm và thuốc kháng sinh về uống. Theo khuyến cáo về y tế, cảm cúm do nhiễm virus gây ra, không nên uống các loại thuốc kháng sinh.

Bồi dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng sẽ giúp chống bệnh hiệu quả. Dùng các loại lá xông giải cảm chính là cách điều trị hiệu quả.

Theo quan niệm chữa bệnh dân gian, nhiệt độ cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi bị cảm, lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc lại. Nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây ra các triệu chứng sốt, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, khó chịu, đau nhức toàn thân…

Hơi nước trong nồi nước xông làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da… Nhờ đó, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở…

Sau khi xông hơi, người bệnh cảm thấy nhẹ người, thở dễ dàng hơn.

Các loại lá xông giải cảm là gì?

Các loại lá nấu nước xông chứa tinh dầu giúp giải cảm, tiêu độ, hiệu quả cho cả cảm mạo và cảm cúm. Một bó lá xông thường có: Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà,…

  • Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, ra mồ hôi, sát khuẩn…
  • Lá sả: Tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa
  • Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực
  • Ngải cứu: Điều hòa khí huyết
  • Bạc hà: Sát khuẩn, chống viêm
  • Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
  • Hương nhu: Thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi…

Các loại lá xông giải cảm

Rate this post

Viết một bình luận