Các loại sữa chống táo bón cho trẻ tốt nhất 2022

Táo bón là bệnh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy triệu chứng táo bón ở trẻ em biểu hiện thế nào? Hậu quả táo bón trẻ em. Bé táo bón phải làm sao? Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em? Bé táo bón nên uống sữa gì? Các loại sữa chống táo bón cho trẻ trẻ sơ sinh; Sữa chống táo bón cho trẻ trên 1 tuổi – 2 tuổi; Sữa chống táo bón cho trẻ 3 tuổi  – sữa chống táo bón cho be trên 3 tuổi…

Triệu chứng táo bón ở trẻ em

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Đây là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính).

hình ảnh trẻ bị táo bón

Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán của táo bón được xác định nếu có ≥ 2 tiêu chí sau được thoả:

  1. Có <3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần
  2. Phân cứng và to, phân dê, hoặc phân rất to, đi không thường xuyên, muốn làm nghẹt toilet
  3. Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu
  4. Phân cứng gây chảy máu hậu môn
  5. Rặn, hành vi nín giữ phân
  6. Đã có những đợt táo bón trước đây
  7. Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng

Hậu quả của táo bón ở trẻ em

Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

Bé táo bón không đi đại tiện được

 

Hậu quả của táo bón ở trẻ em

  • Tích tụ độc tố trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Tăng áp lực trong ruột : Tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Mặt khác, khi táo bón dài ngày còn làm cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.
  • Gây nứt kẽ hậu môn : Phân cứng khiến trẻ sơ sinh táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bé táo bón lâu ngày làm cho bé táo bón chậm tăng cân

  • Cảm giác đau đớn khi đi ngoài : Táo bón kéo dài ở trẻ em gây nên tình trạng đau đớn ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh ăn uống không kém, không ngon, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và khóc nhiều.
  • Ảnh hưởng đến da và tâm lý : Chất độc tồn đọng trong cơ thể không được tống ra ngoài sẽ gây độc ngược lại, làm ảnh hưởng đến da, trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt và khó chịu.

Dễ mắc các bệnh lý đường ruột

  • Xuất huyết đại tràng : Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
  • Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn
  • Tắc ruột
  • Mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Nguyên nhân

Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động …

Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón

  • Hành vi nín nhin giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn
  • Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học )

Bé uống sữa bị táo bón và chế độ ăn chưa hợp lý

Một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Tuy nhiên, ở đa số trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón.

  • Sữa công thức có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm và lactose khá cao, nhưng khi trẻ uống vào lại không hấp thu được hết dẫn đến hiện tượng táo bón.
  • Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.

Do bệnh lý

Các bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bênh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bênh ở trẻ…

  1. Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
  2. Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
  3. Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
  4. Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng. Bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các bệnh lý liên quan đến vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Bé táo bón phải làm sao?

Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em

Điều quan trong là sự kiên nhẫn của gia đình: tập thói quen đi cầu hằng ngày cho trẻ; thời gian toilet để khoảng 3-5 phút. Không nên la mắng, đánh đòn nếu trẻ không phối hợp.

Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em

  1. Chế độ ăn lành mạnh: cho trẻ ăn các loại trái cây, rau củ thường xuyên trong và giữa các bữa ăn. Giới hạn lượng sữa bò tiêu thụ mỗi ngày. Trẻ từ 18 tháng tuổi chỉ nên tiêu thụ 500ml sữa bò mỗi ngày. Uống đủ nước.
  2. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn mà có triệu chứng chậm đi vệ sinh thì hầu hết là bình thường, bố mẹ trẻ nên theo dõi thêm
  3. Đối với trẻ có phân cứng gây đi cầu khó, nứt hậu môn, cần có sự can thiệp bác sĩ, cho thuốc mềm phân, cho trẻ dễ đi cầu hơn sau đó tập thói quen đi cầu. Nếu trẻ có ứ phân thì phải tiến hành tháo xổ phân ngay. Nếu không có ứ phân thì phải điều trị duy trì ngay .

Bé táo bón nên uống sữa gì?

Táo bón ở trẻ là một hiện tượng ở trẻ mà các bà mẹ có thể bắt gặp thường xuyên. Tại sao trẻ lại bị táo bón khi uống sữa tươi? Có thể là do sự thay đổi từ dùng sữa mẹ sang dùng sữa tươi hoặc do sự kết hợp giữa sữa công thức (sữa bột) và sữa tươi,…

Sữa tươi nào không gây táo bón

Sữa tươi cho bé bị táo bón là 1 giải pháp được nhiều mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi lựa chọn sữa tươi dành cho trẻ là:

  • Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc lựa chọn sữa sai độ tuổi có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến tình trạng táo bón của trẻ có thể nặng hơn.
  • Với trẻ vừa táo bón, vừa biếng ăn, thể trạng gầy, thiếu dinh dưỡng nên lựa chọn sữa tươi chứa nhiều dinh dưỡng dễ hấp thu để chạm đến đà tăng trưởng của trẻ. Ngược lại, ở những trẻ béo phì, nên lựa chọn sữa tươi đã tách chất béo hoặc hàm lượng chất béo đã được giảm bớt.

Sữa pha sẵn cho trẻ táo bón

Các dòng sản phẩm sữa bột được nhiều mẹ lựa chọn nhất thì sữa bột pha sẵn cũng có tỉ lệ tương ứng. Các sản phẩm này được quảng bá rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và cũng được nhiều mẹ đăng tải trên Facebook.

Sữa chống táo bón cho bé

Đối với trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, và sinh non, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường chưa được dùng các loại sữa tươi thì mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sữa công thức mát cho bé.

Các loại sữa chống táo bón cho trẻ

Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần dinh dưỡng để phát triển cân nặng, chiều cao, trí tuệ mà không bị táo bón. ên mẹ nên lưu ý khi chọn loại sữa tăng cân chống táo bón cho be.

Các loại sữa chống táo bón cho trẻ

Sữa chống táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi – trẻ sơ sinh

Vì hệ thống đường ruột của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên khả năng chất dinh dưỡng chưa tốt, Vì vậy, loại sữa mà được các chuyên gia khuyên sử dụng là sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ, có thể dùng thêm sữa ngoài. Ở độ tuổi này, dùng sữa cũng cần những lưu ý đặc biệt. Một số loại sữa dành cho trẻ sơ sinh bị táo bón là sữa Grow Plus của tập đoàn NutiFood, sữa non Goodhealth, sữa non Meiji,…

  1. Sữa dê Hoàng Gia Úc Royal Ausnz
  2. Sữa mát Lactoferrin hồng – Giảm thiểu tình trạng táo bón
  3. Sữa Morinaga sữa dành riêng cho trẻ táo bón
  4. Sữa Physiolac
  5. Sữa Nan Úc Comfort số 1

  6. Sữa bột Abbott Grow 2
  7. Sữa Meiji
  8. Sữa Aptamil Úc
  9. Sữa thảo dược chùm ngây Babego

Sữa chống táo bón cho trẻ trên 1 tuổi – 2 tuổi

Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể thay thế bằng sữa tươi hoặc sữa bột pha sẵn. Các loại sữa tươi được nhiều mẹ lựa chọn đó là:

Sữa Devondale

  1. Sữa tươi nguyên kem Devondale

    : có nguồn gốc xuất xứ từ Úc, được nhiều thế hệ tin dùng và được Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế cấp phép lưu hành ở thị trường VIệt Nam.

  2. Sữa tươi nguyên kem Meadow Fresh: đây là dòng sữa tươi đã được tiệt trùng, chế biến trên công nghệ hiện đại của New Zealand.
  3. Sữa tươi TH True Milk
  4. Sữa tươi Vinamilk
  5. Sữa tươi NutiFood

Các dòng sữa bột pha sẵn được các mẹ lựa chọn nhiều nhất sẽ được chỉ ra sau đây:

  1. Sữa bột pha sẵn Grow Plus+
  2. Sữa bột pha sẵn Nuvi Grow
  3. Sữa bột pha sẵn Famna
  4. Sữa bột pha sẵn Care 100 Gold
  5. Sữa bột pha sẵn Optimum Gold
  6. Sữa bột pha sẵn Colosbab
  7. Sữa Pedia Sure BA của Abbott Hoa Kỳ
  8. Sữa Premium Digestive giảm táo bón ở trẻ

Sữa chống táo bón cho trẻ 3 tuổi  – sữa chống táo bón cho be trên 3 tuổi

Ngoài các loại sữa sieuthihanguc kể trên, mẹ có thể tham khảo 2 dòng sữa chống táo bón cho trẻ 3 tuổi trở lên:

  1. Sữa Blemil: Được sản xuất với công thức Nutriexpert kết hợp với DHA, FOS; giúp tăng cường probiotic tốt cho đường ruột của trẻ; giúp trẻ cải thiện các triệu chứng của táo bón và tăng cường hệ miễn dịch. Giá của mỗi hộp của dòng sữa Blemil vào khoảng 530.000 VNĐ
  2. Sữa Hikid Th Gold: Là dòng sữa được sản xuất dưới dạng sữa bột do Vitadairy sản xuất. Với thành phần dinh dưỡng thân thiện với đường ruột, dễ hấp thu, sữa Hikid TH Gold giúp trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh; cái thiện chứng táo bón, kích thích cơ thể tổng hợp protein tăng cường hệ miễn dịch.

Rate this post

Viết một bình luận