Các loại thức ăn cho cá rồng nuôi trong điều kiện nhân tạo

CHO CÁ RỒNG ĂN – ĐẶC ĐIỂM & CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐÓ ĐỐI VỚI CÁ RỒNG NUÔI THẢ TRONG MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO

1. Kiến thức chung: Người nuôi nên đa dạng thức ăn cho cá để cá có đủ chất, không nên cho ăn 1 loại cho dù có tốt đến cỡ nào.

2. Các loại thức ăn ( được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên):
– Cá mồi: có thể nói đây là loại thức ăn tốt nhất vì ngoài môi trường tự nhiên nó là thức ăn chủ yếu.Bao gồm cả đạm và canxi. Tuy nhiên đây lại là NGUỒN GÂY BỆNH cực kỳ nhạy cảm nên mình không khuyến khích cho ăn cá mồi.
+ Nếu cho ăn cá mồi thì nên áp dụng một số cách đề phòng như sau: Cho muối; Sục ozon và một điểm nữa là nên để ở bể riêng có nhiều nước hạn chế cá mồi chết và tự phát bệnh. 
+ Khi cho ăn thì cho ít một, cố gắng để cá trong bể ăn hết, cá mồi nằm trong bụng thì sẽ không còn khả năng phát tán bệnh. Nếu để cá mồi bơi tung tăng, lâu trong bể là rất nguy hiểm.

– Trạch: là loại thức ăn rất bổ dưỡng, cá rồng ăn trạch lớn rất nhanh. 
* Lưu ý: cá Rồng sẽ nhanh bị béo khi ăn trạch, khi cho ăn ta nên cắt khúc nếu bể có Sam; vì trạch sống chúng rất khoẻ sẽ phá huỷ nội tạng của Sam vì Sam hay nuốt chửng. (chết vì ăn chứ bệnh tật gì).

– Tôm: Mọi người hãy để ý khi cho cá Rồng ăn nhiều Tôm chẳng thấy con nào bị béo (sumo) cả. Tôm cũng tốt đó là tôm còn tươi sống, tôm đông lạnh mất đi rất nhiều chất, vỏ tôm đông lạnh còn khiến cá dễ bị đầy bụng. 
+ Nhưng có một ưu điểm là tôm đông lạnh lại là nguồn thức ăn khá TIỆN LỢI, dễ bảo quản. Nhưng các bạn lưu ý, cá Rồng có đến 80% sẽ bỏ ăn, lười ăn tôm ở size 45-50cm. 
(Lưu ý: nên cắt đầu nhọn (kiếm) của Tôm nếu Tôm size to đặc biệt là đối với bể nuôi Sam , đề phòng đầu nhọn đâm lủng ruột Sam. Đặc biệt ta không nên mua Tôm ĐÔNG LẠNH SẴN vì loại này rất dễ có chất bảo quản gây khó tiêu, chướng bụng, cho các loại cá trong bể, đặc biệt là Sam.

– Dế: dế là loại thức ăn khoái khẩu của cá Rồng. Nhưng cho cá Rồng ăn dế lại rất dễ bị “nghiện” khi cá rồng ăn dế thường là bỏ ăn tôm.

– Nhái: Là một loại thức ăn được ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU cho các chú cá cần THÚC LỚN. 
+ Lưu ý: cá trề môi nên hạn chế. 
+ Khi cá rồng không ăn hết nhái cần vớt ngay, đặc biệt là nhái đã bị cá nhai nát rồi nhả. Đây là hiểm hoạ cho việc làm bể NHIỄM ĐỘC.

– Sâu super worm: là loại thức ăn tiện nhất, chỉ cần cho vào khay là bảo quản đc Sâu đến…lúc chết. 
Các bạn lưu ý: sâu rất dễ làm cá bị trĩ, nếu chú nào có tiền sử bị trĩ thì phải CẤM TUYỆT ĐỐI luôn.

sâu worm cho cá rồng

– Rết: KHÔNG CÓ TÁC DỤNG lên mầu, thực chất việc cho cá rồng ăn rết chỉ mang tính chất và GIÁ TRỊ TINH THẦN. Rết sống có chất nọc cực độc, có thể sẽ giúp bộ tiêu hoá cải thiện và phòng tránh vài bệnh thông thường do nọc ngấm vào cá. Không nên cho ăn Rết đông lạnh vì lúc này rết sẽ chẳng còn tác dụng gì, nọc độc sẽ biến đổi và biến mất trong môi trường đông lạnh, Rết là loài giáp xác nên khi đông lạnh sẽ gây đầy bụng khó tiêu.
Hơn nữa là giá mua bán rất đắt (Lưu ý thao tác trước khi cho cá ăn: ta nhúng rết sống vào nước đá để cắt nanh trước khi cho vào bể. Đề phòng Rết cắn chết cá nuôi chung, đặc biệt là Sam.

cá rồng ăn rết

– Giun đất: Món này chưa thấy cá Rồng chê bao giờ, kể cả con kén ăn. Tuy nhiên, ăn giun cá cũng sẽ béo rất nhanh đồng nghĩa là rồng sẽ từ bỏ thức ăn khác và khi Cá Rồng thải ra thì bể vô cùng bẩn.

– Gián: Mình không khuyến khích vì nếu không may mà ta bắt phải con vừa bị hàng xóm xịt thuốc thì cá Rồng coi như “quy tiên” luôn.

– Thạch sùng: món này khá tốt tuy nhiên đòi hỏi sự YÊU CÁ của người nuôi, phải đi bắt hoặc mua mới có.

1. Kiến thức chung: Người nuôi nên đa dạng thức ăn cho cá để cá có đủ chất, không nên cho ăn 1 loại cho dù có tốt đến cỡ nào.2. Các loại thức ăn ( được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên):- Cá mồi: có thể nói đây là loại thức ăn tốt nhất vì ngoài môi trường tự nhiên nó là thức ăn chủ yếu.Bao gồm cả đạm và canxi. Tuy nhiên đây lại là NGUỒN GÂY BỆNH cực kỳ nhạy cảm nên mình không khuyến khích cho ăn cá mồi.+ Nếu cho ăn cá mồi thì nên áp dụng một số cách đề phòng như sau: Cho muối; Sục ozon và một điểm nữa là nên để ở bể riêng có nhiều nước hạn chế cá mồi chết và tự phát bệnh.+ Khi cho ăn thì cho ít một, cố gắng để cá trong bể ăn hết, cá mồi nằm trong bụng thì sẽ không còn khả năng phát tán bệnh. Nếu để cá mồi bơi tung tăng, lâu trong bể là rất nguy hiểm.- Trạch: là loại thức ăn rất bổ dưỡng, cá rồng ăn trạch lớn rất nhanh.* Lưu ý: cá Rồng sẽ nhanh bị béo khi ăn trạch, khi cho ăn ta nên cắt khúc nếu bể có Sam; vì trạch sống chúng rất khoẻ sẽ phá huỷ nội tạng của Sam vì Sam hay nuốt chửng. (chết vì ăn chứ bệnh tật gì).- Tôm: Mọi người hãy để ý khi cho cá Rồng ăn nhiều Tôm chẳng thấy con nào bị béo (sumo) cả. Tôm cũng tốt đó là tôm còn tươi sống, tôm đông lạnh mất đi rất nhiều chất, vỏ tôm đông lạnh còn khiến cá dễ bị đầy bụng.+ Nhưng có một ưu điểm là tôm đông lạnh lại là nguồn thức ăn khá TIỆN LỢI, dễ bảo quản. Nhưng các bạn lưu ý, cá Rồng có đến 80% sẽ bỏ ăn, lười ăn tôm ở size 45-50cm.(Lưu ý: nên cắt đầu nhọn (kiếm) của Tôm nếu Tôm size to đặc biệt là đối với bể nuôi Sam , đề phòng đầu nhọn đâm lủng ruột Sam. Đặc biệt ta không nên mua Tôm ĐÔNG LẠNH SẴN vì loại này rất dễ có chất bảo quản gây khó tiêu, chướng bụng, cho các loại cá trong bể, đặc biệt là Sam.- Dế: dế là loại thức ăn khoái khẩu của cá Rồng. Nhưng cho cá Rồng ăn dế lại rất dễ bị “nghiện” khi cá rồng ăn dế thường là bỏ ăn tôm.- Nhái: Là một loại thức ăn được ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU cho các chú cá cần THÚC LỚN.+ Lưu ý: cá trề môi nên hạn chế.+ Khi cá rồng không ăn hết nhái cần vớt ngay, đặc biệt là nhái đã bị cá nhai nát rồi nhả. Đây là hiểm hoạ cho việc làm bể NHIỄM ĐỘC.- Sâu super worm: là loại thức ăn tiện nhất, chỉ cần cho vào khay là bảo quản đc Sâu đến…lúc chết.Các bạn lưu ý: sâu rất dễ làm cá bị trĩ, nếu chú nào có tiền sử bị trĩ thì phải CẤM TUYỆT ĐỐI luôn.- Rết: KHÔNG CÓ TÁC DỤNG lên mầu, thực chất việc cho cá rồng ăn rết chỉ mang tính chất và GIÁ TRỊ TINH THẦN. Rết sống có chất nọc cực độc, có thể sẽ giúp bộ tiêu hoá cải thiện và phòng tránh vài bệnh thông thường do nọc ngấm vào cá. Không nên cho ăn Rết đông lạnh vì lúc này rết sẽ chẳng còn tác dụng gì, nọc độc sẽ biến đổi và biến mất trong môi trường đông lạnh, Rết là loài giáp xác nên khi đông lạnh sẽ gây đầy bụng khó tiêu.Hơn nữa là giá mua bán rất đắt (Lưu ý thao tác trước khi cho cá ăn: ta nhúng rết sống vào nước đá để cắt nanh trước khi cho vào bể. Đề phòng Rết cắn chết cá nuôi chung, đặc biệt là Sam.- Giun đất: Món này chưa thấy cá Rồng chê bao giờ, kể cả con kén ăn. Tuy nhiên, ăn giun cá cũng sẽ béo rất nhanh đồng nghĩa là rồng sẽ từ bỏ thức ăn khác và khi Cá Rồng thải ra thì bể vô cùng bẩn.- Gián: Mình không khuyến khích vì nếu không may mà ta bắt phải con vừa bị hàng xóm xịt thuốc thì cá Rồng coi như “quy tiên” luôn.- Thạch sùng: món này khá tốt tuy nhiên đòi hỏi sự YÊU CÁ của người nuôi, phải đi bắt hoặc mua mới có.

Rate this post

Viết một bình luận