Nồng độ đường trong máu bình thường và bất thường
Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường ở hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên dựa vào phân loại tiểu đường, đặc tính, nồng độ đường trong máu và mức độ nghiêm trọng của bệnh, những loại thuốc được sử dụng cho từng trường hợp cụ thể thường không giống nhau. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại thuốc trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay 2021.
Nồng độ đường trong máu bình thường và bất thường
Trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được đánh giá nồng độ đường trong máu thông qua những chỉ số và giới hạn sau:
Nồng độ đường trong máu của người bình thường
- Nồng độ đường trong máu lúc đói: Dao động trong khoảng 3,9 – 5,0 mmol/l
- Nồng độ đường trong máu sau ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ: Nồng độ < 6,6 mmol/l
- Nồng độ đường trong máu sau khi áp dụng liệu pháp dung nạp glucose (15 phút sau khi uống 75mg glucose): Nồng độ khoảng 11,1 mmol/l
- HbA1c: Nồng độ </= 5,7 mmol/l
Nồng độ đường trong máu của bệnh nhân bị tiểu đường
Hàng nghìn khách hàng đã lựa chọn và đánh giá cao Detox Orgreen
Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen…
Mở
- Nồng độ đường trong máu lúc đói: Nồng độ >/= 7 mmol/l
- Nồng độ đường trong máu sau ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ: Nồng độ < 11.1mmol/l
- HbA1c: Nồng độ > 6.5mmol/l.
Thông thường để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng từ bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
Danh sách các loại thuốc trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay 2021
Dưới đây là danh sách các loại thuốc trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay:
1. Thuốc điều trị bệnh tiểu đường Diamicron MR
Diamicron MR thuộc nhóm sulfonylurea, là một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong quá trình chữa bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống . Loại thuốc này có khả năng làm hạ nồng độ đường trong máu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tác dụng hạ đường huyết được thành lập là do thuốc Diamicron MR có thành phần chính là Gliclazide – một trong những loại sulfamide hạ đường huyết. Sau khi được đưa vào cơ thể, Gliclazide làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách kích thích làm tăng quá trình bài tiết insulin từ những tế bào bêta thuộc Langerhans.
Dối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, Gliclazide có khả năng phục hồi nồng độ cần có của insulin đối với cơ thể, thúc đẩy quá trình tăng tiết insulin ở pha thứ nhì. Ngoài ra Gliclazide còn có tác dụng làm giảm quá trình hình thành huyết khối dựa vào cơ chế ức chế một phần sự kết dính và kết tập tiểu cầu lên thành mạch.
Chỉ định
Thuốc Diamicron MR được chỉ định dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (không lệ thuộc insulin). Ngoài ra thuốc được sử dụng khi chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được đường huyết.
Bệnh nhân cần sử dụng kết hợp Diamicron MR cùng với chế độ ăn kiêng phù hợp.
Chống chỉ định
- Những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, nhiễm toan, tiểu đường ở trẻ em, nhiễm ceton nặng, tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường
- Những người quá mẫn cảm với Gliclazide
- Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Những người đang chữa bệnh với Miconazole.
Liều lượng
Liều dùng thuốc Diamicron MR cho người lớn bị đái tháo đường
- Liều khởi đầu: Dùng 1 viên (30mg)/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng từ 1 – 4 viên (30 – 120mg)/ ngày. Thay đổi liều dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Liêu tối đa: 120mg/ ngày.
Cách dùng
Uống thuốc không bữa ăn sáng, nên nuốt trọn một viên thuốc, không bẻ đôi.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ có thể phát sinh từ việc dùng thuốc Diamicron MR, gồm:
- Hạ đường huyết
- Rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy
- Tác dụng phụ trên da như phát ban, ngứa, nổi mề đay, viêm da có bóng nước (hiếm gặp)…
Giá bán tham khảo
Thuốc Diamicron MR đang được bán với giá 193.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 15 viên Diamicron MR 60mg, 207.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 30 viên Diamicron MR 30mg.
2. Thuốc Glucophage điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc Glucophage là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 được dùng với mục đích kiểm soát lượng đường trong máu. Thuốc chứa thành phần là hoạt chất Metformin. Hoạt chất này thuộc nhóm Biguanid, có khả năng làm giảm nồng độ đường hấp thu tại ruột, ức chế tăng tạo glucose ở gan, tăng hoạt hóa glucose vào tế bào. Đồng thời kích thích quá trình tổng hợp glycogen từ glucose nhằm dự trữ.
Ngoài những tác dụng nếu trên, thuốc Glucophage còn có khả năng làm giảm hàm lượng lipid trong máu nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Chống chỉ định
Thuốc Glucophage không được dùng cho những trường hợp sau:
- Những người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc
- Phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ đang mang thai
- Trẻ em dưới 10 tuổi
- Bệnh nhân bị ngộ độc ruột cấp tính, suy tế bào gan
- Tiền hôn mê tiểu đường
- Người bị nhiễm toan thể cétone mất bù
- Những người có biểu hiện lâm sàng liên quan đến một bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính dẫn đến thiếu oxy ở mô (nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, suy tim…)
- Bệnh nhân bị thoái hóa chức năng thận.
Liều dùng
Liều dùng thuốc Glucophage trị tiểu đường ở người lớn
Đối với thuốc phóng thích tức thời
- Liều khởi đầu: Dùng 500mg/ lần x 2 lần/ ngày hoặc dùng 850mg/ lần/ ngày.
- Điều chỉnh liều dùng: Tăng 500mg mỗi tuần 1 lần hoặc tăng 850mg mỗi 2 tuần 1 lần, dựa vào khả năng dung nạp thuốc của cơ thể.
- Liều duy trì: Dùng 2000mg/ ngày.
- Liều tối đa: 2550mg/ ngày.
Đối với thuốc phóng thích kéo dài
- Liều khởi đầu: Dùng 500 – 1000mg/ lần/ ngày.
- Điều chỉnh liều dùng: Tăng 500mg mỗi tuần 1 lần, dựa vào khả năng dung nạp thuốc của cơ thể.
- Liều duy trì: Dùng 2000mg/ ngày.
- Liều tối đa: 2500mg/ ngày.
Liều dùng thuốc Glucophage trị tiểu đường ở trẻ em
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cách dùng
Sử dụng thuốc Glucophage bằng đường miệng.
Tác dụng phụ
Việc sử dụng thuốc Glucophage có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
- Khó thở
- Yếu cơ hoặc đau cơ
- Có cảm giác lạnh tay, chân hoặc tê cóng
- Cơ thể mệt mỏi
- Choáng váng
- Chóng mặt
- Thường bị suy nhược
- Buồn nôn, đau bụng và nôn mửa
- Rối loạn nhịp tim
- Đau đầu
- Xuất hiện triệu chứng như cúm.
Giá bán tham khảo
Thuốc Glucophage đang được bán với giá 376.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 20 viên Glucophage 850mg và 85.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Glucophage 500mg.
3. Thuốc chữa bệnh đái tháo đường Forxiga
Thuốc chữa bệnh đái tháo đường Forxiga (Dapagliflozin) có thành phần chính là hoạt chất Dapagliflozin. Loại thuốc này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thúc đẩy thận loại bỏ glucose trong máu.
Thuốc Forxiga thường được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, không được khuyến cáo sử dụng cho người bị tiểu đường tuýp 1.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân bị suy thận nặng, đang chạy thận nhân tạo hoặc trong trạng thái ketoacidosis
- Những người có tiền sử dị ứng với hoạt chất Dapagliflozin
- Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị ung thư bàng quang hoặc bị gan, huyết áp thấp, có nồng độ cholesterol cao
- Những người đang chữa bệnh với insulin hoặc những loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường dạng viên uống khác
- Những người đang sử dụng thuốc huyết áp hoặc có chế độ ăn ít muối.
Liều dùng
- Liều khuyến cáo: Dùng từ 5 – 10mg/ lần/ ngày.
Cách dùng
- Thuốc được sử dụng bằng đường miệng
- Uống thuốc mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Tác dụng phụ
Thuốc chữa bệnh đái tháo đường Forxiga có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ sau trong quá trình chữa bệnh:
- Chóng mặt
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng đường sinh dục
- Hạ đường huyết
- Tiểu nhiều, tiểu rắt, khó tiểu
- Đau lưng
- Rối loạn lipid máu
- Giảm độ thanh thải creatinin của thận (CrCl)
- Tăng hematocrit (Hct).
Giá bán tham khảo
Thuốc đái tháo đường Forxiga đang được bán với 568.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 14 viên 10mg.
4. Thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glimepiride
Glimepiride thuộc nhóm thuốc sulfonylurea – là một trong các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất. Thuốc này phù hợp với những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác hoặc kết hợp với chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glimepiride làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích cơ thể giải phóng insulin tự nhiên. Thuốc có thể được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em trên 8 tuổi và người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Chống chỉ định
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glimepiride không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp sau:
- Những người có dấu hiệu mẫn cảm với sulfonylurea hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin)
- Những người bị suy gan, suy thận nặng
- Bệnh nhân bị hôn mê hoặc tiền hôn mê do đái tháo đường
- Người bị nhiễm acid-ceton
- Trẻ em dưới 8 tuổi.
Liều dùng
Liều dùng Glimepiride thông thường cho người lớn bị tiểu đường tuýp 2
- Liều khởi đầu: Dùng 1 – 2mg/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 4mg/ lần/ ngày.
- Liều tối đa: 8mg/ ngày.
Liều dùng Glimepiride thông thường cho người cao tuổi bị tiểu đường tuýp 2
- Liều khởi đầu: Dùng 1mg/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 4mg/ lần/ ngày.
Liều dùng Glimepiride thông thường cho trẻ em trên 8 tuổi bị tiểu đường tuýp 2
- Liều khởi đầu: Dùng 1 – 2mg/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 4mg/ lần/ ngày.
- Liều tối đa: 8mg/ ngày.
Cách dùng
Uống thuốc với bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.
Tác dụng phụ
Tùy thuộc vào liều dùng, thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glimepiride có thể gây tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng:
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài
- Tăng nhạy cảm của làn da với ánh sáng mặt trời
- Phát ban hoặc ngứa nhẹ.
Tác dụng phụ nghiêm trọng
- Khó thở
- Có cảm giác tê
- Phát ban nặng, kích thích, nổi mẩn đỏ
- Suy nhược, sốt, da nhợt nhạt, dễ chảy máu hay bầm tím
- Nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét
- Có cảm giác như ngất xỉu
- Vàng da, vàng mắt, đau bụng phía trên
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nhầm lẫn, ảo giác
- Co giật, đau cơ.
Giá bán tham khảo
Trên thị trường thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glimepiride đang được bán với 78.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 4mg, 48.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 2mg.
5. Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường Glucofast
Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường Glucofast có thành phần chính là hoạt chất Metformin hydrochloride với khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu và thường được chỉ định dùng cho những trường hợp đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Ngoài ra Glucofast thường được sử dụng kết hợp với những loại thuốc tiểu đường thuộc nhóm sulfonylurea khi việc áp dụng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong đợi.
Thông thường, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường Glucofast sẽ được ưu tiên sử dụng cho người bị tiểu đường tuýp 2 không có đáp ứng với chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý ngưng sử dụng thuốc khi có dấu hiệu giảm oxy máu cấp, nhiễm khuẩn, mất nước, bệnh tim cấp. Thận trọng khi có ý định sử dụng thuốc cho người cao tuổi, bệnh nhân bị suy thận, suy gan, trẻ em dưới 10 tuổi, người bị nghiện rượu và những chế phẩm có chứa cồn, chất cản quang chứa iod. Ngoài ra cần thận trọng khi sử dụng Glucofast trong thời gian điều trị bệnh với thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta 2 và Glucocorticoids.
Chống chỉ định
- Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Tiền hôn mê đái tháo đường
- Nhiễm toan ceton
- Nhiễm trùng nặng
- Suy thận, sốc, mất nước
- Những người thực hiện xét nghiệm X-quang có sử dụng chất cản quang chứa iod
- Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý gây giảm oxy mô (nhồi máu cơ tim, suy tim, sốc, suy hô hấp)
- Người bị nhiễm độc rượu cấp tính, suy gan, nghiện rượu
- Phẫu thuật
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú.
Liều dùng
Đối với viên Glucofast 500mg
- Liều khởi đầu: Dùng 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 viên/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.
- Liều tối đa: 4 viên/ ngày.
Đối với viên Glucofast 850mg
- Liều khởi đầu: Dùng 1 viên/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
- Liều tối đa: 3 viên/ ngày.
Cách dùng
- Dùng thuốc bằng đường miệng
- Dùng thuốc cùng với thức ăn, dùng trong hoặc cuối bữa ăn, không nhai thuốc, nên nuốt trọn một viên thuốc.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của Glucofast chủ yếu là rối loạn đường tiêu hóa. Một số ít trường hợp bị hạ đường huyết khi dùng thuốc với liều cao.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy hay táo bón…
Giá bán tham khảo
Trên thị trường thuốc điều trị bệnh đái tháo đường Glucofast đang được bán với 34.000 VNĐ/ hộp 4 vỉ x 15 viên 500mg, 39.000 VNĐ/ hộp 4 vỉ x 15 viên 850mg.
6. Thuốc Gliclazide điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc Gliclazide điều trị bệnh tiểu đường chứa hoạt chất Gliclazide có khả năng kích thích hoạt động của tế bào beta đảo tụy với mục đích tăng tiết insulin. Điều này giúp cải thiện bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin.
Thuốc Gliclazide Stada thường được sử dụng cho những trường hợp áp dụng biện pháp không dùng thuốc (tập luyện và ăn uống lành mạnh) không còn hiệu quả.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Gliclazide Stada khi:
- Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
- Bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan nặng
- Phụ nữ đang cho con bú
- Phụ nữ mang thai.
Liều dùng
- Liều khuyến cáo: Dùng từ 30 – 120mg/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: Dùng 60mg/ lần/ ngày.
Cách dùng
Uống thuốc Gliclazide Stada trong mỗi bữa ăn sáng.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ có thể phát sinh trong thời gian điều trị bệnh tiểu đường với thuốc Gliclazide Stada:
- Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón…)
- Đau khớp, viêm khớp
- Viêm phế quản
- Đau lưng
- Hạ đường huyết
- Nổi mẩn đỏ, ngứa da
- Phát ban
- Nổi mề đay.
Giá bán tham khảo
Thuốc Gliclazide điều trị bệnh tiểu đường đang được bán với 38.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 30mg.
7. Thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glucovance
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glucovance được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính gồm 5mg Glibenclamid và 500mg Metformin (dưới dạng Metformin hydrochlorid). Thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Để tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt cả ngày, thuốc Glucovance được sử dụng phối hợp với chế độ ăn kiêng và chế độ tập luyện thể dục.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường Glucovance cho những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1
- Những người bị dị ứng với sulphonamides hoặc thành phần của thuốc
- Phụ nữ đang cho con bú
- Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin
- Người bị nghiện rượu hoặc sử dụng quá mức thức thuốc chứa cồn
- Bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc chống nấm miconazole
- Những người bị suy hô hấp, suy tim hoặc có cơn đau tim gần đây
- Trong 2 ngày kể từ khi thực hiện các xét nghiệm có liên quan đến chất cản quang iod
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, mất nước (tiêu chảy, nôn mửa)
- Người bị suy gan, suy thận hoặc suy chức năng thận.
Liều dùng
- Liều khởi đầu: Dùng 1 viên Glucovance 500 mg/5 mg 1 lần/ ngày. Tăng liều mỗi 2 tuần 1 lần.
- Liều tối đa: Dùng 6 viên Glucovance 500 mg/2,5 mg 1 ngày hoặc dùng 3 – 4 viên Glucovance 500 mg/5 mg 1 ngày.
Cách dùng
- Đối với liều dùng 1 viên/ ngày: Dùng mỗi ngày 1 lần vào bữa ăn sáng.
- Đối với liều dùng 2 hoặc 4 viên/ ngày: Dùng mỗi ngày 2 lần vào bữa ăn sáng và bữa tối.
- Đối với liều dùng 5 hoặc 6 viên/ ngày: Dùng mỗi ngày 3 lần vào bữa ăn sáng, bữa trưa và bữa tối.
- Lưu ý: Nên uống thuốc trước khi ăn, điều chỉnh số lần dùng thuốc dựa vào thói quen ăn uống.
Tác dụng phụ
- Rối loạn hệ bạch huyết và máu (hiếm gặp)
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Tình trạng giảm glucose huyết.
- Nhiễm toan acid lactic (hiếm gặp)
- Rối loạn hệ thống thần kinh: Loạn vị giác
- Rối loạn mắt
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy (thường gặp)
- Rối loạn da và mô dưới da: Ban sần, mày đay, ngứa.
- Rối loạn gan mật (hiếm gặp).
Giá bán tham khảo
Thuốc Glucovance đang được bán với giá 148.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 15 viên Glucovance 500 mg/2,5 mg và 150.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 15 viên Glucovance 500 mg/5 mg.
8. Thuốc trị đái tháo đường Mixtard 30
Thuốc trị đái tháo đường Mixtard 30 được bào chế dưới dạng tiêm, trong thành phần có insulin human với nồng độ 100 IU/ml, bao gồm cả insulin tác dụng dài (isophane) và insulin tác dụng nhanh (hòa tan). Thuốc trị đái tháo đường Mixtard 30 có tác dụng ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời giúp kiểm soát ban đầu cho người bị tiểu đường, ngăn chặn biến chứng.
Ngoài Mixtard 30 (30% insulin hòa tan và 70% insulin isophane), còn có Mixtard 40 (40% insulin hòa tan và 60% insulin isophane) và Mixtard 50 (50% insulin hòa tan và 50% insulin isophane) nhưng không được sử dụng phổ biến.
Chống chỉ định
Thuốc trị đái tháo đường Mixtard 30 chống chỉ định với những đối tượng sau:
- Những người có nồng độ glucose trong máu thấp
- Người có nồng độ kali huyết giảm hoặc thấp
- Bệnh nhân bị suy thận hoặc có vấn đề về thận
- Người bị dị ứng với các thành phần trong thuốc.
Liều lượng
- Liều khuyến cáo: Dùng từ 1 – 2 lần/ ngày, dùng trước khi ăn 30 phút.
Cách dùng
- Tiêm thuốc qua da, có thể tiêm thuốc ở thành bụng, ở đùi, ở vai hoặc ở mông.
- Thuốc dược khuyến cáo sử dụng trước bữa ăn 30 phút.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn có thể phát sinh khi sử dụng thuốc trị đái tháo đường Mixtard 30. Cụ thể:
- Đỏ da
- Ngứa ngáy
- Nổi ban
- Cứng da
- Teo tổ chức mỡ
- Nổi mề đay
- Phì đại tổ chức mỡ
- Phản ứng dị ứng.
Giá tham khảo
Thuốc trị đái tháo đường Mixtard 30 dạng bút tiêm insulin đang được bán trên thị trường với giá 732.000 VNĐ/ hộp 5 cây (Insuline 100IU/mL).
9. Insulin – Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Insulin dạng tiêm được chỉ định dùng trong điều trị tiểu đường với tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ và người bị tiểu đường tuýp 2 thuộc các trường hợp sau:
- Không có đáp ứng tốt khi dùng thuốc chữa tiểu đường dạng viên uống
- Tiểu đường thai kỳ
- Tăng đường huyết xảy ra đồng thời với tình trạng tăng ceton máu cấp, căng thẳng, stress, vết thương cấp, mất bù nhiễm trùng
- Không có khả năng kiểm soát đường huyết bằng các phương pháp khác, suy thận, suy gan hoặc có can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa
- Tiểu đường hôn mê toan ceton
- Mắc bệnh tiểu đường do lý tụy
- Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có nhu cầu tăng nồng độ insulin trong cơ thể, điều trị với thuốc tăng đường huyết hoặc corticoid.
Chống chỉ định
Không dùng insulin cho những người bị dị ứng với thuốc.
Liều dùng
Liều dùng insulin đối với người lớn bị đái tháo đường tuýp 1 (0,5 – 1,0 UI/kg cân nặng)
- Liều khởi đầu: Tiến hành tiêm insulin mỗi ngày 0,4 – 0,5UI/ kg trọng lượng.
- Liều thông thường: Tiến hành tiêm insulin dưới da 0,6UI/ kg trọng lượng, tiêm từ 1 – 2 lần/ ngày.
- Liều duy trì: Điều chỉnh liều dùng theo chỉ định của bác sĩ và khả năng đáp ứng với thuốc.
Liều dùng insulin đối với người lớn bị đái tháo đường tuýp 2
- Liều khởi đầu: Tiến hành tiêm insulin mỗi ngày 0,2UI/ kg trọng lượng.
- Liều duy trì: Tiêm insulin từ 0,3 – 0,6 UI/ kg trọng lượng/ ngày.
Liều tiêm insulin nền
- Tiêm insulin từ 0,1 – 0,2UI/ kg trọng lượng.
Cách dùng
- Tiêm thuốc dưới da, có thể tiêm thuốc ở thành bụng, ở đùi, ở vai hoặc ở mông. Nên thường xuyên thay đổi vị trí tiêm để tránh phát sinh tình trạng thoái hóa mỡ dưới da chỗ tiêm.
- Tiêm thuốc trước bữa ăn.
Tác dụng phụ
Hạ đường huyết có thể xảy ra khi tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do trong thời gian sử dụng thuốc, nồng độ đường trong máu sẽ đạt mức rất thấp khi bệnh nhân ăn uống không điều đặn, ăn không đủ dưỡng chất, luyện tập quá mức hoặc dùng quá nhiều insulin.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp có phản ứng với insulin trong thời gian điều trị đái tháo đường. Cụ thể các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết và phản ứng với insulin gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Thường xuyên ngáp
- Ra nhiều mồ hôi
- Suy nghĩ không rõ ràng hoặc không thể nói
- Mất khả năng phối hợp cơ
- Động kinh
- Co giật
- Da nhợt nhạt, xanh xám
- Mất nhận thức
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Rối loạn nhịp tim
- Ngất xỉu.
Bài viết là thông tin về các loại thuốc trị bệnh tiểu đường tốt và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên đây đều là những thuốc được dùng theo toa, cần có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế người bệnh cần tránh tự ý đưa thuốc vào quá trình chữa tiểu đường, tự ý ngưng hay thay đổi liều dùng thuốc để làm nguy cơ phát sinh rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.