Các tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc cảm giác như chuột rút ở vùng bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt cần sử dụng thuốc để giảm bớt cơn đau. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

1. Triệu chứng đau bụng kinh

Đối với một số phụ nữ, kỳ kinh nguyệt chỉ mang lại cảm giác khó chịu nhưng đối với những người khác, đau bụng kinh lại khá nghiêm trọng, làm cản trở các hoạt động hàng ngày.

Các tình trạng như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung có thể gây đau bụng kinh. Điều trị nguyên nhân là chìa khóa để giảm cơn đau. Đau bụng kinh không do một bệnh lý khác gây ra, có xu hướng giảm dần theo tuổi tác và thường cải thiện sau khi sinh con.

Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm:

  • Đau nhói hoặc chuột rút ở bụng dưới, có thể đau dữ dội;
  • Đau bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi có kinh, đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày sau khi hành kinh;
  • Đau âm ỉ, liên tục;
  • Đau lan đến lưng dưới và đùi.

Một số phụ nữ cũng có:

  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt.

Đau bụng kinh cần khám bác sĩ nếu:

  • Đau bụng kinh nghiêm trọng làm gián đoạn cuộc sống;
  • Các triệu chứng ngày càng xấu đi;
  • Bắt đầu bị đau bụng kinh dữ dội sau 25 tuổi.

Đau bụng kinh là do đâu?

2. Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả không?

Đau bụng kinh thường rất phổ biến, hầu hết các bé gái và phụ nữ bị đau với cường độ khác nhau vào một thời điểm nào đó trong kỳ kinh nguyệt. Ở một số phụ nữ, cơn đau tồi tệ đến mức họ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi làm hoặc đi học.

Ở những phụ nữ bị đau bụng kinh, tử cung thường sản xuất quá nhiều chất truyền tin hóa học prostaglandin. Điều này dẫn đến chuột rút đau đớn ở bụng dưới và cũng có thể lan ra lưng hoặc đùi. Các khối u lành tính (không phải ung thư) như u xơ đôi khi cũng đóng một vai trò nào đó.

Đau rất dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung, hiện tượng loại mô lót dạ con phát triển bên ngoài tử cung.

Thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng để giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc diclofenac, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này đều là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin và có thể giúp giảm đau bụng kinh theo cách đó. Nhiều NSAID có sẵn tại các hiệu thuốc mà không cần toa của bác sĩ.

Các nhà nghiên cứu tại Cochrane Collaboration – một mạng lưới các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm kiếm các nghiên cứu lâm sàng về những loại thuốc này để tìm hiểu xem chúng có giúp ích cho việc cải thiện cơn đau bụng kinh hay không. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 80 nghiên cứu liên quan đến hơn 5.800 trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến 47. Những nghiên cứu này so sánh hiệu quả của thuốc giảm đau với giả dược (thuốc không chứa hoạt chất). Các nghiên cứu bao gồm những phụ nữ bị và không bị lạc nội mạc tử cung.

Nghiên cứu cho thấy NSAID có thể làm giảm đau và có hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt:

Một số nghiên cứu khác đã so sánh NSAID với acetaminophen (paracetamol) và cho rằng NSAID có hiệu quả hơn một chút so với acetaminophen trong việc giảm đau thời kỳ kinh nguyệt.

Không đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

3. Tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống thuốc giảm đau bụng kinh NSAID đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ, cụ thể là có 2 – 3 trong số 100 trẻ em gái và phụ nữ gặp phải vấn đề về dạ dày, buồn nôn, đau đầu hoặc buồn ngủ.

Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn:

  • Chức năng gan bất thường

Các tác dụng phụ rất hiếm gặp:

  • Rối loạn máu
  • Rối loạn về da: da bị phồng rộp và bong tróc (Hội chứng Stevens – Johnson)
  • Phản ứng dị ứng: phù mạch
  • Phát ban dát sần
  • Nổi mụn mủ
  • Suy gan cấp tính
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Viêm da dị ứng
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Sưng dây thanh

Đau đầu nhức mắt

4. Các biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc

4.1.Biện pháp thay đổi lối sống

Bên cạnh việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, những điều bạn nên thử để hạn chế việc uống thuốc giảm đau bụng kinh khi đến chu kỳ:

  • Tập thể dục thường xuyên: hoạt động thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục, giúp giảm đau bụng kinh cho một số phụ nữ.
  • Sử dụng nhiệt: ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc miếng dán nhiệt trên bụng dưới có thể làm dịu cơn đau bụng kinh.
  • Thử thực phẩm chức năng: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamin), vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
  • Giảm căng thẳng: tâm lý căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và mức độ nghiêm trọng của chúng.

4.3. Liệu pháp thay thế thuốc

Hầu hết các liệu pháp thay thế thuốc dùng để điều trị đau bụng kinh vẫn chưa được các chuyên gia nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị thay thế khá hữu hiệu, bao gồm:

  • Châm cứu: một số nghiên cứu phát hiện ra rằng châm cứu giúp giảm đau bụng kinh.
  • Kích thích điện dây thần kinh qua da (TENS): một thiết bị TENS kết nối với da bằng các miếng dán có điện cực, các điện cực này cung cấp những mức độ khác nhau của dòng điện để kích thích các dây thần kinh. TENS hoạt động bằng cách nâng cao ngưỡng tín hiệu đau và kích thích việc giải phóng chất giảm đau tự nhiên của cơ thể (endorphin). Trong các nghiên cứu, TENS hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
  • Bấm huyệt: giống như châm cứu, bấm huyệt cũng liên quan đến việc kích thích các điểm nhất định trên cơ thể, nhưng với áp lực nhẹ nhàng trên da thay vì kim. Mặc dù nghiên cứu về bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh còn hạn chế, nhưng dường như bấm huyệt có thể hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau bụng kinh.

Châm cứu

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có các bệnh phụ nữ, sản phụ khoa. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tận tình, giàu chuyên môn và có các dịch vụ y tế tiện ích sẽ đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận