Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu (cấu trúc cú pháp của câu gồm các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…), không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.
Thành phần biệt lập có những tác dụng khác nhau:
-
Bộc lộ cảm xúc
-
Thể hiện độ tin cậy đối với sự việc được
nói đến
-
Thể hiện quan hệ giữa những người giao
tiếp
-
Dùng để gọi
-
Dùng để giải thích
1. Thành
phần tình thái
-
Khái niệm
Thành phần tình thái là thành phần biệt lập nêu nhận định, các đánh giá của người nói đối với nội dung sự việc được nói đến trong câu hoặc thái độ, cách ứng xử của người nói đối với người nghe.
-
Các ý nghĩa cụ thể của thành phần tình
thái:
– Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói
đến trong câu
Hình
như đó là bạn Lan.
– Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến
trong câu
Theo dự
báo của đài, hôm nay trời sẽ mưa vào buổi chiều
– Nêu thái độ, quan hệ giữa người nói và
người nghe
Cháu chào ông ạ
– Thái độ giữa người nói và người nghe,
ngoài thành phần tình thái, còn được thể hiện rất rõ qua các từ xưng hô.
“Con
nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”. (Nguyên Hồng)
2. Thành
phần cảm thán
-
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ
tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…). -
Các thành phần tình thái, cảm thán là những
bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là
thành phần biệt lập.
Chà,
cái bánh to quá.
-
Việc bộc lộ cảm xúc của người nói nhiều
khi được tách thành một câu riêng. Đó là câu đặc biệt cảm thán.
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”
(Thế Lữ)
3. Thành
phần gọi – đáp
-
Thành phần gọi – đáp là thành phần biệt
lập để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe. -
Thành phần gọi đáp có thể đứng đầu câu
hoặc cuối câu. Để gọi – đáp, có thể sử dụng câu riêng biệt.
“Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với
mẹ mày không?”. (Nguyên Hồng)
4. Thành
phần phụ chú
-
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung
một số chi tiết cho nội dung chính của câu. -
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa
hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch
ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai
chấm.
“Vậy
mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội
xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về”.
(Nguyên Hồng)