Các yêu tố ảnh hưởng đến màu sắc của cá vàng

     Cá vàng sẽ mất giá trị nếu bị mất màu.
     Tìm và khăc phục những nguyên nhân là việc rất cần thiết để trả lại vẽ quyến rũ cho các bé cưng.
     Sau đây là những nguyên nhân làm mất màu cá vàng, có những nguyên nhân can thiệp được và cả nguyên nhân không can thiệp được:

1. Di truyền học (gen, giống, cách lai tạo)
Cá vàng có xu hướng thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên, sau đó ổn định dần. Đặc tính này do gen quy định, không phụ thuộc vào chăm sóc, ding dưỡng, và sức khoẻ của cá vàng. Thây đổi màu sắc trong quá trình phát triển khó được xác định trước, sự lai tạo có kinh nghiệm của cá trại nổi tiếng có thể giúp một phần dự đoán. Cá vàng thây đổi màu sắc gần với 1 trong 2 bố mẹ. Những con cá màu đen, tricolor thường mất đi màu sắc theo thời gian. Chúng thường chuyển từ màu đen đậm cho đến đen nhạt và có thể thành màu vàng.

2. Ánh sáng
Ánh sáng được xếp thứ 2 trong các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của cá vàng cho thấy tầm quan trọng của nó. Cá từ các trại khi xuất bán thường đẹp do đa số các trại tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời có tác dụng cải thiện màu sắc cá vàng, làm màu sắc tươi sáng: màu đỏ, vàng, cam.
Hãy đặt bể cá vàng ở nơi có nhiều ánh sáng trong nhà bạn, lưu ý che nắng khi nhiệt độ quá cao.

3. Bệnh nhiễm trùng
Nhiễm trùng không phải là nguyên nhân hàng đầu gây mất màu, nhưng là nguyên nhân rất nguy hiểm. Các màu sắc như cam, đỏ sẽ bị nhạt phai nếu bị nhiễm trùng.
Các hậu quả khác của nhiễm trùng như cá yếu, ốm thường đi kèm.
Bệnh Lao cũng gây mất màu cho cá, nó phá huỷ các nội tạng bên trong làm cá chết. Các biểu hiện của Lao: các nốt bị loét, giảm cân nhanh chóng, mắt lồi không tự nhiên.


4. Ký sinh trùng
+ Những kí sinh trùng như: trùng mỏ neo, rận nước… kí sinh trên vẩy, da cá.
+ Một tình trạng nhiễm kí sinh trùng nghiêm trọng sẽ làm mất màu khi mà cá vàng tăng cường tiết nhày chống lại kí sinh trùng.
+ Dấu hiệu nhiễm kí sinh trùng: cá hay cọ mình (ngứa?), cá yếu, bơi lội kém, khép vây, xuất hiện các nốt đỏ trên da… Sau đó sẽ xuất hiện kí sinh trùng: trùng mỏ neo, rận nước thường gặp nhất.
+ Nhiễm kí sinh trùng sẽ làm cá yếu dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm hơn là nhiễm trùng, nặng hơn nữa là nấm mang…
*** KHI NHIỄM KST: THỰC HIỆN CÁCH LY, THUỐC CƠ BẢN: MUỐI, XANH METHYLEN, THUỐC ĐẶC DỤNG 1 TUẦN ĐỂ SẠCH BỆNH, NƯƠC BỂ CHÍNH THAY NHIỀU LẦN HƠN, THÊM MUỐI. ĐIỀU TRỊ SỚM ĐÚNG CÁCH ĐỂ TRÁNH MẤT MÀU BÉ CƯNG.

5. Các vết thương
+ Cá vàng thường bị trầy xước, có thể do vận chuyển, do nhiễm kí sinh cá cạ mình, bể có vật sắc cạnh, hay do cắn nhau…
+ Những vết thương này khi lành thường bị thâm đen, hay sẹo (cũng giống tình trạng ở người)
+ Dù có phai nhạc theo thời gian nhưng sẽ ảnh hưởng đến vẽ đẹp bé cưng.
+ Màu sắc theo thời gian sẽ ổn định lại ( vết thương đã lành) quá trình thường dòi hỏi vài tuần tuỳ mức độ.
*** NGĂN NGỪA: là quan trọng, vận chuyển đúng cách (có bài) dưỡng cá khi về đến nhà, giữ bể chính sạch bệnh, trang trí bể chính với các vật liệu mềm mại không sắc cạnh.

Giữ bể cá luôn sạch: lọc tốt, thay nước, cho muối khi cần thiết, nhiệt độ và các yếu tố khác trong khoản thích hợp. Cách ly dưỡng cá kĩ khi mới mua về hay khi bệ bệnh.

GIỮ NỒNG ĐỘ AMMONIA, NITRIT Ở MỨC AN TOÀN ĐỂ NGĂN NGỪA NHIỄM TRÙNG VÀ GIỮ MÀU CHO CÁ.

Nguồn: Extrabio sưu tầm và biên soạn

Rate this post

Viết một bình luận