Cách câu cá trắm cỏ hiệu quả

Cách câu cá trắm cỏ hiệu quả

  

 

Ngoài cá chép là biệt danh “cá tinh nhậy” nhất thì cá trắm cỏ cũng được các cần thủ liệt vào danh sách “những loài cá nhát mồi và khó câu”. Vì vậy câu cá trắm cỏ đòi hỏi các cần thủ phải bỏ túi một số kỹ thuật cần thiết cho chuyến đi câu trắm.

Trước khi đi câu, công việc tìm hiểu trước tập tính của cá và trang bị cho mình những dụng cụ câu phù hợp với công nghệ tối tân hiện đại cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của chuyến câu.

 

            Hình 1: Cá trắm cỏ là những loài cá nhát mồi và khó câu

 

1. Chọn thời điểm câu:

Chọn thời điểm câu là sáng sớm hoặc chiều mát là thời điểm cá trắm cỏ ăn mồi mạnh nhất.

 

2. Tập tính ăn mồi của trắm:

Mặc dù câu trắm cũng có những nét tương đồng so với câu chép, nhưng có chút “không giống “ là trắm cỏ có thói quên cắn rỉa và ăn các đọt cây cỏ, chồi non mọc trong nước để sinh tồn, trong khi chép hầu như chỉ chuyên lùng sục đáy nước để gạn lọc tìm các tạp vật có thể ăn được. Do bởi cá tính đó, trắm cỏ sẵn sàng lùa vào miệng những loại mồi câu, được treo lơ lửng ở độ sâu tuỳ thuộc vào chiều cao của các bụi cây cỏ thủy sinh và đó là điều quan trọng mà dân câu trắm cần quan tâm khi đặt mồi câu.

Theo kinh nghiệm của các cần thủ thì  vào các mùa xuân và thu : cây cỏ, rong tảo trong nước thường có chiều cao thấp hơn vào mùa hè, vì vậy, các bạn cần chú ý điều này khi đặt mồi câu nhé.

Các cú “chạm” của trắm cỏ rất kín đáo, thường là những cái kéo nhẹ chỉ đủ làm rung đọt cần. Vì vậy cần câu trắm cần phải có độ nhạy cao.

 

Hình 2:  Các đọt cây cỏ, rêu, chồi non mọc trong nước là thức ăn sinh tồn của trắm.

 

3. Chọn lưỡi câu:

Lưỡi câu chọn loại 8 >12 (chỉ câu loại 2kg trở lên muốn câu lọai cá nhỏ hơn thì chọn cỡ lưỡi nhỏ hơn)

 

4. Chọn dây câu:

Dây câu chọn 2,3 >3 hoặc lớn hơn tùy nơi cá lớn hay nhỏ loại dây trong suốt độ bền cao

 

5. Chọn chì câu:

Chì câu chọn loại chì ống dùng câu cá quả (cá Lóc) nhỉnh hơn đầu đũa luồn vào dây câu để cách đuôi lưỡi hoặc sát đuôi lưỡi đều được chì có tác dụng đưa mồi ra xa bờ và chống trôi mồi ra khỏi điểm câu đã định.

 

6. Chọn cần câu:

Cần câu nếu cần máy thì loại cần nào cũng được miễn là phải có độ bền cao nếu có ý định câu cá lớn máy câu sử dụng máy lăng sê , cần tay nên dùng cần trúc hoặc cần tự chế có đọt cần cứng và lớn hơn đọt cần tay thông thường vì giống cá này rất khỏe.

 

7. Mồi nhử và mồi câu:

 

          Hình 3: Ngô hạt là thức ăn được trắm đón nhận nồng nhiệt

 

a. Mồi nhử nhậy nhất là lá sắn tươi (lá củ mỳ) bạn vò chúng hơi giập đi để mùi lá khuếch tán nhanh rồi thả xuống điểm câu tùy khoảng cách xa gần mà cần máy hoặc cần tay đều với tới được. Giống mồi nhử này tôi thử tất cả các điểm câu đều cho kết quả tốt nó rất nhạy, ngày trời đẹp chỉ sau 10 phút chúng kéo đến kéo lá sắn ầm ầm. Mồi câu bạn chọn những chiếc lá sắn bánh tẻ vò nhàu đi vò viên bằng ngón tay cái thấy ướt ướt là được móc mồi vào lưỡi căn phao cách lưỡi khoảng 30 đến 35 cm (Cá trắm cỏ là giống ăn nổi),.

b.Mồi thứ hai là ngọn rau muống chọn ngọn mập ngắt lấy ngọn dài khoảng 7,8 cm phơi cho hơi tái (phơi tái có tác dụng làm ngọn rau muống mềm đi dẻo hơn khi luồn lưỡi câu vào dễ hơn, khi xuống nước nó lại tươi xanh trở lại) rồi luồn lưỡi câu vào kín hết lưỡi rồi thảy ra rê sát vào đám lá sắn và đợi giật và dìu cá.

 

Hình 4: Rau muống ngắt lấy ngọn dài khoảng 7,8 cm phơi cho hơi tái cũng có thể làm mồi câu trắm.

 

c. Mồi thứ 3 là ngô hạt cũng được chúng đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt, nếu mồi câu là các xâu ngô được treo lửng, luôn đạt hiệu quả cao, với điều kiện vùng nước ấy chưa hề chịu đựng một áp suất “câu” quá nặng và liên tục

d. Loại mồi thứ 4 cũng được trắm “mê” không kém là boilie, dĩ nhiên là loại boilie được chuẩn bị khá công phu và dành riêng cho chúng. Công thức pha chế “những viên bi” cỡ 22 – 24mm cực kỳ đơn giản như sau:

– Pha trộn hỗn hợp: 35% bột bắp/ ngô, 25% bột mỳ, 25% bột đậu xanh, 15% rong tảo hay sen súng vớt ở chỗ câu, rửa sạch, phơi khô và xay thật nát.

Sau đó để hỗn hợp này có mùi thơm hấp dẫn, quyến rũ con mồi mục tiêu thì ban đừng quên ngâm boilie mồi câu vào trong hỗn hợp dung dịch gồm tinh dầu Asa Foetida (tinh dầu từ cây cỏ thủy sinh) hoặc hỗn hợp các hương liệu Sweetcorn và Fresh herbs trong vài ngày trước khi dùng.

 

Hình 5: Mồi câu trắm được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong đợi

 

8. Xả mồi bả:

Khi bả mồi, bạn nên lưu ý là đừng bao giờ xả mồi ngay giữa đám rong rêu. Lý do rất đơn giản là trắm cỏ vẫn quen tính cắn bứt cành lá hay chồi non bên ngoài đám cây cỏ mọc um tùm để… xơi, tất nhiên chúng sẽ không quan tâm đến những viên boilie nằm khuất bên trong.

Ở những vùng nước có lắm cây thủy sinh, nếu có thể nhìn thấy đá thì bạn có thể xả mồi bên cạnh mấy cái chồi non vừa nhô lên của đám sen súng hay rong tảo mọc trong nước.

 

Trên đây là những chia sẻ hữu ích đến các bạn, mong rằng khi thực hiện theo các kỹ thuật này bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong việc dụ dỗ con mồi đến “ địa phận đã được gài bẫy” của bạn. Phần còn lại có chinh phục được con mồi hay không còn tùy thuộc vào kỹ thuật câu của bạn nữa nhé.

Chúc các bạn có chuyến câu thành công!

 

Asun.vn

 

Bài viết liên quan
Mua sắm gì trong những tháng cuối năm
» Khuyến mãi cực khủng – cơ hội sở hữu Máy tính bảng 0đ
» Hướng dẫn thiết lập thẻo câu KD hiệu quả cho câu cá chép
» Hướng dẫn thiết lập thẻo câu hiệu quả cho câu cá tầng đáy
» Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Điều Khiển Xúc Đất Đèn Nhạc XCT_03
» Học Cách Sử Dụng Máy Câu Đứng Qua 4 Bước Đơn Giản
» Kỹ thuật sử dụng máy câu ngang
» Siêu Thị Đồ Câu Cá Asun

LÊN ĐẦU TRANG

Rate this post

Viết một bình luận