Cách câu lửng và câu đáy trong câu đơn, câu đài – Vietnam Fishing

Bộ thẻo câu lửngcâu đáy trong câu Đài đều bao gồm: dây, lưỡi, phao, chì, khoen số 8, hạt chặn, nút cắm phao. Và cách làm một bộ thẻo câu đều giống nhau, chỉ khác nhau một vài chi tiết nhỏ, tuy nhiên sự khác biệt đó lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả câu cá, cái khác biệt đó được áp dụng trong tình hình cá khác nhau trong câu Đài đó là cách câu lửng và câu đáy.

Cần câu đơn, cầu câu đài

Câu lửng thường sử dụng cần câu hơi cứng, ví dụ, khi câu cá diếc lớn hay nhỏ, câu đáy sử dụng cần câu 3:7 thì câu lửng có thể sử dụng cần có độ cứng hơn là 2:8. Vì khi câu lửng, chủ yếu là câu tốc độ và chủ yếu là phải nắm bắt thời điểm giật cần, mà trong câu lửng thì tín hiệu thường gặp của phao khi cá ăn mồi là phao bị kéo chìm xuống nước và quá trình đó rất ngắn ngủi, cho nên khi sử dụng cần câu tay hơi cứng sẽ có độ nhạy cao, mạnh mẽ hơn và nhanh chóng làm cho lưỡi câu đóng vào miệng cá.

Dây trục câu chính

Câu đáy sử dụng dây chính dài hơn cần câu sẽ có lợi thế trong việc câu xa một tí. Nhưng trong câu lửng thì dây chính cộng dây thẻo luôn nhỏ hơn hoặc bằng độ dài cần câu vì nhiều lý do sau: cá ăn lửng thường là cá dạn ăn, nên câu gần bờ một tí cũng không sao, và nhanh chóng thu hút những con cá gần bờ đến điểm câu của mình. Vì cá ăn lửng thường là cá nhỏ, dây chính ngắn có lợi trong việc nhanh chóng nhấc bổng con cá lên bờ, tiết kiệm được thời gian.

câu lửng và câu lụtcâu lửng và câu lụt

Dây thẻo câu, Link câu 

Sự khác biệt giữa dây thẻo trong cách câu lửng hay câu đáy trong câu Đài chủ yếu là độ dài dây thẻo và dây thẻo lớn hay nhỏ.

Trước hết, tại sao sử dụng dây thẻo trong câu lửng lại ngắn hơn trong câu chìm. Vì khi câu đáy, dây thẻo dài thì phạm vi dao động của mồi khi chìm xuống đáy sẽ lớn, như thế sẽ có hiệu quả trong việc thu hút cá và dây thẻo sử dụng thường dài hơn 15cm. Trong câu lửng thì chủ yếu là câu cá ở tầng giữa hoặc gần mặt nước, nếu dây thẻo quá dài, khi chì rơi đến điểm câu và làm cho phao trở thân (phao chuyển từ trạng thái nằm ngang sang thẳng đứng), thì mồi và lưỡi câu vẫn nằm trên chì, khi cá ăn mồi lúc này thì phao sẽ không có tín hiệu. Hơn nữa, dây thẻo quá dài, mồi câu sẽ chìm xuống đáy chậm hơn, quá trìng sương mù hóa và độ tan của mồi câu sẽ khiến cho tầng cá không ổn định. Cho nên người ta thường sử dụng dây thẻo không quá 10cm, khi đó mồi câu sẽ rơi đến điểm câu nhanh chóng, chủ động khống chế tầng cá và giảm bớt khu vực mù (khu vực tại đó mồi câu chuyển động nhưng phạm vi không đủ lớn để làm cho chì chuyển động vì thế mà tín hiệu cá ăn mồi sẽ không được truyền đến phao).

Trong cách câu đáy, người ta thường sử dụng dây thẻo nhỏ hơn dây chính là do khi gặp cá lớn, dây thẻo sẽ đứt và như vậy sẽ bảo vệ được dây chính. Thêm vào đó, dây thẻo nhỏ thì lực cản nhỏ sẽ khiến cho cá ăn mồi dễ dàng hơn và góp phần tăng độ nhạy bộ thẻo câu. Nhưng trong câu lửng thì lại khác, người ta thường sử dụng dây thẻo bằng hay thậm chí lớn hơn dây chính vì nhiều lý do: cá ăn lửng chủ yếu là cá nhỏ, và một khi cá ăn lửng thì chứng tỏ cá không nhát mồi và ăn mạnh miệng, cho nên sử dụng dây thẻo lớn một tí cũng không sao.

Phao câu đơn, Phao câu đài

Trong câu đáy thường sử dụng phao có chân phao dài, thân vừa và đọt phao cứng, nếu cá bắt đầu chuyển sang ăn lửng (nhưng vẫn ở tầng dưới) nhưng không nhiều thì có thể sử dụng loại phao này, điều chỉnh phao một tí là được, vì loại phao này có tốc độ trở thân vừa, truyền tín hiệu chính xác, đọt phao dài sẽ dễ dàng hơn cho việc quan sát và phán đoán tình hình cá dưới nước. Nếu cá ăn nhẹ thì sử dụng phao thân dài và đọt phao mềm để loại bỏ tín hiệu giả. Nếu tốc độ lên cá nhanh thì sử dụng phao có chân phao và thân phao vừa có ưu điểm là tốc độ trở thân của phao tương đối nhanh, hành trình lên xuống của phao ổn định, rất thích hợp để đối phó với cá ăn từ tầng giữa đến tầng dưới.

Thông thường trong câu lửng, người ta sử dụng loại phao có thân phao ngắn và đọt phao dài để câu cá tầng giữa vì loại phao này chìm chậm và tín hiệu phao phong phú.

Để câu cá ăn tầng trên hoặc gần mặt nước thì phao dài không quá 15 cm với chân phao to và thân phao ngắn có hình dạng quả táo là lựa chọn duy nhất. Vì khi cá ăn gần mặt nước là lúc đó cá dạn ăn, nhiều khi mồi vừa xuống nước là bị cá dành ăn, nếu phao trở thân chậm thì phao sẽ không thể hiện tín hiệu, và phao có chân phao lớn thì trọng tâm của phao sẽ bị hạ xuống, góp phần làm cho phao trở thân nhanh hơn.

Đối với cá miệng nhỏ và ăn chậm, thì nên chọn phao nhỏ hình quả táo, đọt phao cứng và dài, như thế sẽ có tác dụng phóng đại tín hiệu khi cá ăn mồi.

So với phao trong câu đáy, thì phao câu lửng lớn hơn vì cá dạn ăn nên yêu cầu về độ nhạy của phao không cao. Mặt khác, phao lớn thì chì sử dụng sẽ lớn hơn và sẽ khiến cho mồi câu rơi đến điểm câu sớm, có lợi trong việc ổn định tầng cá.

Lưỡi câu

Sự khác nhau giữa câu lửng và câu đáy trong câu Đài chủ yếu ở 2 điểm sau: một là sự chênh lêch độ dài 2 lưỡi câu, hai là trọng lượng lưỡi câu.

Khoảng cách 2 lưỡi câu

Câu đáy trong câu Đài, lưỡi và mồi câu sẽ có nhiều trạng thái dưới nước và xem xét đến yếu tố phân chia 2 dây thẻo làm hai, cho nên 2 dây thẻo sẽ một dài một ngắn. Nhưng sự chênh lệch 2 dây thẻo đó không được quá lớn, vì khi dây linh lưỡi câu trên (dây thẻo ngắn) chạm đáy thì dây thẻo dài sẽ bị chùng dây quá nhiều, khiến cho dây thẻo lưỡi dưới trở nên quá lụt. Hai dây thẻo chênh lệch nhau từ 1.5 – 2 lưỡi câu là hợp lý nhất. Ngược lại, trong câu lửng, để tăng hiệu quả câu cá và muốn dính cùng một lúc hai con cá, nếu sự chênh lệch hai lưỡi câu quá nhỏ thì khi sẽ ảnh hưởng đến trường hợp khi hai con cá tranh nhau ăn cùng một lúc. Vì vậy độ chênh lệch 2 lưỡi câu có thể là 2 – 3 lưỡi câu hay dài hơn. Trong cách câu lửng để câu cá mè, sự chênh lệch có thể là 10cm.

Trọng lượng lưỡi câu

Để câu cá nhát ăn thì sử dụng lưỡi câu có trọng lượng nhỏ để giảm thiểu lực cản khi cá nuốt mồi. Nhưng khi câu lửng, cá dạn ăn hơn nên trọng lượng lưỡi câu lớn không ảnh hưởng nhiều đến viêc cá ăn mồi, thêm vào đó là trọng lượng lưỡi câu lớn sẽ có tác dụng giảm bớt một số tín hiệu giả khi cá ăn mồi.

Trên đây chỉ là những điểm khác nhau chính giữa câu đáy và câu lửng khi cá ăn dạn trong câu Đài, chứ không dành cho câu lửng khi cá ăn chậm. Vì kỹ thuật câu lửng chủ yếu câu ở khu vực mật độ cá tương đối nhiều, trong điều kiện bình thường thì cá ăn lửng không nhiều, cho nên câu đáy vẫn là cách câu chủ yếu trong câu Đài.

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326

 

Lương Chấn Hoa Biên dịch

 

Rate this post

Viết một bình luận