Những ngày giáp Tết, nhu cầu mua cá chép vàng của người dân ngày càng cao. Những hộ nông dân nuôi cá chép vàng lại thêm phần náo nức. Đây là thời gian bội thu nhất, bà con ráo riết chuẩn bị lượng lớn cá chép vàng để tung ra thị trường đúng ngày đưa Ông Táo về trời.
Vậy phải chăm sóc cá chép vàng như thế nào để thu thắng lợi lớn?
Chăm sóc cá chép vàng từ những ngày đầu thả giống
Những ngày đầu thả giống, bà con nên vớt hết trứng ếch, nhái trên bề mặt ao nuôi cá chép vàng. Tốt nhất là nên vớt vào buổi sáng sớm.
Sau đó dùng khung tre đã được tẩm dầu hỏa để di chuyển nhẹ trên bề mặt ao nuôi để tiêu diệt bọ gạo, tránh để chúng gây hại đến đàn cá.
Mỗi ngày, bà con nên rèn luyện sức khỏe cho cá chép vàng bằng cách khoắng đục nước ao 2 – 3 ngày một lần từ khoảng sau 3 tuần thả cả trở đi.
Khi cá chép vàng dần lớn hơn thì bà con nên phân loại cá và chuyển chúng sang các ao nuôi khác nhau phù hợp hơn hoặc bán bớt để chúng đỡ va chạm, cạnh tranh thức ăn của nhau.
Bà con luôn duy trì mức nước trong ao từ 1 – 1,2m để đảm bảo cho cá có môi trường thuận lợi nhất để phát triển. Cách 2-3 ngày kiểm tra cá 1 lần. Để kiểm tra kĩ càng thì bà con nên dùng vợt bắt 1 vài coi lên sau đó kiểm tra bụng và da cá. Bụng căng tròn, da tươi rói chính là cá đang phát triển tốt. Nếu bụng lép, đầu bị to thì bà con nên tăng cường khẩu phần ăn thêm cho cá.
Cách đánh bắt cá chép vàng không ảnh hưởng đến cá
Để đánh bắt cá nhanh gọn lại nhẹ nhàng thì bà con nên sử dụng lưới bắt cá bằng màn tuyn. Khi đánh bắt thì nên bắt từng vùng nhỏ chứ không nên bắt toàn bộ ao, nếu không cá sẽ dễ bị chết ngạt.
Đặc biệt, trong khoảng 3 tuần đầu thả cá, tuyệt đối không được sử dụng bất kì hình thức đánh bắt cá nào gây xây xát (trừ trường hợp loại bỏ những con có bệnh ra khỏi bể).
Phòng trị bệnh cho cá chép vàng thường xuyên
Vào những thời điểm giao mùa, cá chép vàng rất dễ nhiễm bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây nên. Do đó, để phòng bệnh cho cá, bà con nên bón vôi khử trùng ao mỗi tháng 1 lần với liều lượng khoảng 2kg/100m2.
Vào mùa đông lạnh, khi tiết trời xuống dưới 18C thì bà con không nên cho cá ăn mà chỉ cho chũng ăn lúc nền nhiệt cao, ấm áp. Đặc biệt, với thời tiết lạnh như vậy thì cũng kiêng đánh bắt tránh làm cá bị tổn thương.
Nếu trên người cá có các cục bông màu trắng lạ thường, có lẽ, cá đã mắc bệnh nấm thủy mi. Để tránh những sợi nấm này lây lan thì bà con nên giảm 1/3 khẩu phần ăn của cá và phun thêm 3 lần formol với liều lượng 7 – 10 ppm xuống ao. Cách 2 ngày tiến hành phun 1 lần. Mỗi lần phun nên thay thêm 1/3 nước trong để để hiệu quả phòng trị bệnh cao hơn.
Nếu cá bơi lờ đờ, mất nhớt, vô hướng, bà con nên kịp thời cắt giảm khẩu phần ăn tương tự trên nhưng phải chú ý trộn trong đó thêm các loại thuốc kháng sinh như Ciprofloxacin, Streptomycine. Đồng thời dùng cùng viên sủi Vicato để khử trùng nước ao, giúp triệt bệnh tận gốc.
Xem thêm: Nuôi cá cảnh kết hợp trồng rau thủy canh