Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm công nghệ cao, siêu lợi nhuận
Đặc điểm sinh trưởng của cá chình
Đặc điểm
- Cá chình có thể thích ứng với điều kiện môi trường khác nhau. Sinh sống và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ.
- Nhiệt độ sống duy trì từ 20 – 30 độ C. Thích hợp nhất là từ 25 – 27 độ C. Nhiệt độ thấp quá/ hoặc cao quá, chúng sẽ bỏ ăn, chìm xuống đáy ao. Dưới 1 – 2 độ, chúng sẽ chết.
- Độ pH nước: từ 7 – 8,5
- Độ trong của nước: 30 – 40cm
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trên 3mg/ lít, tốt nhất là duy trì 5mg/ lít. Cao quá 12mg/lít, chúng sẽ bị bệnh bọt khí.
- Cá chình thích bóng tối và sợ ánh sáng. Nên ban ngày thường chui rúc ở đáy ao, nơi có ánh sáng yếu. Ban đêm bò ra tìm thức ăn
Các giống cá chình
Ở nước ta có 5 loại cá chình nuôi phổ biến:
- Cá chình mun: phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định. Thịt ngon, khả năng chịu nhốt và nhịn đói tốt. Thích hợp vận chuyển xa.
- Cá chinh hoa (CÁ CHÌNH BÔNG): Phân bổ ở Huế, Quảng Ngãi, Hà TĨnh, Kon Tum, Bình Định. Kích cỡ cá lớn, từ 7 – 12kg, dài khoảng 1m.
- Cá chình nhọn: Phân bố ở Bình Định
- Cá chình Nhật Bản: Ở Việt Nam, chúng được phân bố ở sông Hồng.
- Cá chình Châu Âu: Thích hợp nuôi trong lồng ở nước mặt. Nhiệt độ duy trì từ 16 – 26 độ C. Nếu nhiệt cao quá 31 độ C, chúng sẽ bỏ ăn.
Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm công nghệ cao
Nuôi cá chình công nghệ cao hướng đến quy mô nuôi rộng lớn, khép kín. Ngoài ao nuôi, bể nuôi còn có các khu bể chứa nước sẵn, hệ thống lọc nước (cải tạo chất lượng nước, giảm thiểu ô nhiễm), nhà kho chứa thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi cá… Tất cả được xây dựng kiên cố, chắc chắn.
Biện pháp tiết kiệm nước nuôi cá là bà con có thể lắp đặt hệ thống lọc tuần hoàn sinh học. Lọc và tái sử dụng lại nước đã thải ra. Vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí. Có thể tái sử dụng nước nuôi cá chình liên tục.
Nếu ương cá bột, khu vực ương cá phải đặt trong nhà có mái che. Cách biệt hoàn toàn với bên ngoài để hạn chế xâm nhiễm bệnh tật. Che kín, không cần quá nhiều ánh sáng. Nên thiết lập một khu/ địa điểm khử trùng cho nhân viên, khách đến tham quan để không mang mầm bệnh vào bên trong.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu 2 mô hình nuôi cá chình phổ biến bà con có thể áp dụng:
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Nuôi cá chình trong bể xi măng, bể lót bạt được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Bà con chủ động địa điểm nuôi, không cần đào ao. Không có bùn đất. Có thể nuôi với mật độ cao. Trong quá trình nuôi, dễ quan sát, cho ăn, kiểm tra tình trặn sức khỏe cũng như thu hoạch.
Diện tích bể nuôi từ 50m2 trở lên là thích hợp. Đáy bể đổ bê tông cốt thép chắc chắn. Thành bề xây cao chừng 1,8m. Đáy có độ nghiền 3 – 5%. Phần thấp nhất đặt ống xả thải. Mực nước duy trì trong bể từ 1,1 – 1,2m. Bên trên bể có mái che hoặc lưới đen giảm nhiệt, giảm ánh sáng. Vừa để hạn chế lá cây khô, bụi bẩn, nước mưa…
Trong bể xi măng có thể đặt hòn non bộ, chà là (cành cây khô) vừa để cá chình ẩn náu vừa là gian mưa tạo oxy trong nước cho cá sinh trưởng, phát triển (theo kinh nghiệm nuôi cá chính của nông dân Nguyễn Văn Nghiệp ở Bình Định).
Bể cá được dọn rửa sạch sẽ. Cho dung dịch Chlorine 20ppm vào ngâm trong bể khoảng 24h để khử trùng, vi khuẩn, mầm bệnh. Sau đó xả nước, rửa sạch.
Cho nước vào bể (nguồn nước sạch, không chứa mầm bệnh)
Kỹ thuật nuôi cá chình trong ao
– Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi có bờ được xây bằng đá. diện tích từ 800 – 1.200m2. Độ sâu của ao từ 1,5 – 1,6m. Nước có độ sâu trung bình 1,2 – 1,4m. Chỗ cạn nhất cũng phải đảm bảo 0,6 – 0,7m.
Vị trí ao nuôi thuận tiện đi lại, gần nguồn nước sạch, dễ dàng tháo – thay nước mới. Không nên lấy nước nuôi cá gần các khu vệ sinh công nghiệp, Nếu không có nước sạch thì phải có phương án cải tạo, lọc nước. Đảm bảo đạt điều kiện sống của cá chình.
Bờ ao nếu xây bằng đá kè xung quanh thì sẽ tốt hơn, chắc chắn hơn. Tránh sạt lở khi mưa, bão. Bờ đá cao khoảng 1m.
Thiết kế một cống thoát nước ở vị trí thấp nhất của đáy ao để tiện thay nước. Đường kính khoảng 30cm, miệng có lưới chắn, đầu bên ngoài có nắp bịt.
– Cải tạo ao và xử lý nguồn nước
Với ao nuôi cũ, cần phải nạo vét bùn đáy ao. Bón vôi từ 70 – 100kg/1000m2, phơi khô vừa ráo để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
Với ao mới đào, bón khoảng 100kg/1000m2, được ngâm tháo phèn nhiều lần để điều chỉnh nồng độ pH phù hợp, tiêu diệt cá tạp, mầm bệnh.
Tảo phát triển sẽ làm giảm độ trong của nước. Do đó, với ao nuôi, bà con cần bơm nước cung cấp oxy hoặc hạn chế ánh sáng xuyên xuống đất ao. Với các mô hình nuôi cá chình thương phẩm quy mô rộng, tốt nhất bà con nên đầu tư hệ thống sục khí hoặc quạt nước hợp lý.
Chọn giống cá chình
Cá chình hoa và cá chình mun là 2 giống cá được nuôi thương phẩm phổ biến hơn cả.
Bà con nên mua giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng.
Lựa chọn đàn cá giống khỏe mạnh, tất nhiên càng lớn càng tốt, tỷ lệ hao hụt sẽ thấp. Kích cỡ con giống từ 20 – 50g/con trở lên.
Da cá có nhiều nhớ, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị mắc bệnh. Không dị tật, dị hình.
Vận chuyển cá giống từ nhà bán đến ao, bể xi măng cần thực hiện đúng kỹ thuật. Trước khi vận chuyển, nhốt cá chình trong giai ở nơi nước sạch và có dòng chảy để chúng quen với điều kiện sống chật hẹp.
Nhốt cá trong khoảng 24h. Thời gian này ngừng cho ăn. Sau đó, vận chuyển cá về ao nuôi.
– Vận chuyển kín: cho cá vào túi nilon có bơm oxy với áp suất phù hợp
– Vận chuyển hở: Cho cá vào thùng tôn, thùng phuy, thùng nhựa, sọt lót nilon để vận chuyển.
Vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Mật độ thả, cách thả giống cá chình đúng
Thời điểm thả cá chình giống từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4.
Khi mua cá chình giống về, không nên thả ra ao ngay. Bể cá trong túi nilon và ngâm 15 phút trong nước ao/ bể xi măng để chúng làm quen với môi trường. Sau đó mới từ từ mở miệng túi cho nước ngập vào, cá bơi ra ngoài.
Để đàn cá nhanh lớn, bà con nên phân loại đàn, nuôi riêng cá lớn, cá bé.
Mật độ tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi.
– Cá từ 20g/con trở lên thả với mật độ 12 – 15con/m2, năng suất sẽ đạt từ 15 tấn/ha.
– Cá cỡ từ 50g/con trở lên thì thả với mật độ 300 – 350 con/m2, năng suất sẽ đạt từ 100 tấn/ha.
Cách chế biến thức ăn nuôi cá chình tiêu chuẩn công nghệ cao
Thức ăn của cá chình
Thức ăn từ động vật tươi sống:
Thức ăn của cá chình như giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc, ốc, hến, cá tạp, tép, nội tạng động vật, thực vật, nhuyễn thể, thị ốc, cá rô phi, cá biển… Bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, lò mổ thủy sản để làm thức ăn cho cá. Ngoài ra cũng có thể nuôi trùn quế.
Thức ăn công nghiệp:
Thức ăn công nghiệp nuôi cá chình có hàm lượng đạm từ 45 – 50% giúp cá có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên giá thành lại đắt. Mặt khác, dễ bị trộn lẫn chất tăng trọng, chất cấm, chưa chắc đã đảm bảo an toàn, sạch bệnh cho đàn cá.
Cách chế biến thức ăn cho cá
Với sự phát triển của máy móc kỹ thuật như hiện nay, bà con hoàn toàn có thể tự sản xuất cám viên nổi nuôi cá chình, tạo thành mô hình nuôi cá chình bông khép kín công nghệ cao.
– Nguyên liệu: các loại rau bèo cung cấp chất xơ; cá tạp, cá rô phi trùn quế, phụ phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm (thức ăn giàu đạm); cám ngô, cám gạo, bột nghiền từ hạt đậu nành; Chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, vitamin, Premix khoáng… (cung cấp các nguyên tố vi lượng, vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của cá).
– Máy móc cần thiết: Tùy thuộc vào quy mô nuôi trồng mà bà con lựa chọn máy móc phù hợp. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một dây chuyền sản xuất cám viên nổi thủy sản khép kín, đầy đủ cho bà con tham khảo:
+ Máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A: Các mẫu máy phễu vuông, phễu tròn với công suất làm việc khác nhau. Tích hợp cả 3 chức năng nghiền bột khô, nghiền nát nhuyễn và băm nhỏ. Bà con có thể tận dụng để nghiền ngô, khoai, thóc, lúa, nghiền cua ốc, rau bèo… trước khi đem phối trộn.
+ Máy trộn thức ăn nuôi thủy sản 3A: Các dòng máy trộn sẽ đảm nhận chức năng phối trộn nguyên liệu đã nghiền theo tỉ lệ thích hợp của cá. Thiết bị có khả năng trộn đều, đảm bảo dinh dưỡng được phân bổ đồng đều, thích hợp. Tiết kiệm thời gian phối trộn thủ công của bà con. Ngoài ra, chiếc máy cũng giúp bà con dễ dàng trộn thêm chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, vitamin hoặc thuốc bổ…
+ Máy ép cám nổi thủy sản 3A: Là thiết bị quan trọng hơn cả. Chuyên dùng để ép cám viên nổi chăn nuôi thủy sản. Nguyên liệu sau khi phối trộn sẽ được cho vào máy và ép thành viên cảm có kích thước, chất lượng đồng đều.
Viên cám nhẹ, xốp, chín, nổi được trên mặt nước rất lâu. Nhờ đó, khi cho ăn, cá dễ dàng ăn hết. Bà con cũng có thể quan sát để điều chỉnh phù hợp, tránh lãng phí, dư thừa, giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm chi phí.
Cách cho cá ăn
Lượng thức ăn thích hợp với thể trọng phát triển của cá:
Cỡ cá | Số lần cho ăn trong 1 ngày | Số lượng cho ăn 1 ngày, tỷ lệ % so với trọng lượng cơ thể | |
Thức ăn tươi sống | Cám viên nổi thủy sản tự chế biến | ||
Cá giống | 2 – 3 | 15 – 20 | 5 – 7 |
Cá thịt | 1 – 2 | 2 – 7 |
Lưu ý giai đoạn cá con: Cho ăn trùn quế, một ngày 4 – 5 lần, tập trung ở một chỗ. Sau 4 – 5 ngày nếu thấy 90% cá ăn đều như nhau coi như đạt yêu cầu. Luyện dần cho chúng ăn vào ban ngày. Khi cho ăn ốc, nhuyễn thể thì phải đập bỏ vỏ, lấy thịt, trần qua nước sôi. Nội tạng động vật thì đun chín, nghiền nát nhuyễn.
Mùa hè, cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa đông cho ăn vào trưa. Nếu nhiệt độ nước trên 20 độ C thì cho ăn 2 lần. Nếu nhiệt độ từ 15 – 20 độ C, cho ăn 1 lần.
Quản lý ao nuôi và chăm sóc đàn cá
– Lọc phân đàn
Sau mỗi tháng nuôi lại kiểm tra và phân loại 1 lần để tránh những con to ăn tranh thức ăn của con bé. Khi phan đàn, dùng sàn nhẵn, không dùng tay bắt vì chúng rất trơn, nhớt.
– Quản lý chất lượng nước
Khi nước trong bể/ ao nuôi chuyển từ màu xanh lục sang xanh nhạt hoặc độ trong quá cao thì nên thêm sunphat đạm liều lượng 0,5 – 1kg/666m2. Bón liên tục trong 2 ngày để cải tạo nước.
Những ngày trời mưa hoặc về đêm tảo quang hợp khiến nước bị thiếu oxy thì cần bơm bổ sung nước vào lúc bình minh từ 2 – 3 giờ để cung cấp oxy. Chiều cũng bơm từ 2 – 3 giờ để đảo nước đều oxy.
Hàng ngày, bà con tiến hành thay từ 1/10 đến 1/7 nước trong ao nuôi. Vào mùa hè nóng bức, cần thay nhiều ước hơn.
Phòng và trị bệnh cho cá
Cá chình bỏ ăn
Cá chình bỏ ăn xảy ra phổ biến ở nhiều trại nuôi. Để phòng trừ, bà con tiến hành:
– Che chắn năng, ánh sáng ao nuôi
– Chia thêm vài điểm cho cá ăn tập trung
– Phân đàn thường xuyên để cá lớn không tranh thức ăn của cá nhỏ.
– Thay đổi tỉ lệ, khẩu phần thức ăn phù hợp, không thay đổi đột ngột dẫn đến bỏ ăn.
Bệnh nấm thủy mi
Bệnh nấm thủy mi gây thiệt hại vô cùng lớn, có thể chết đến 70 – 75% tổng số đàn. Nấm sẽ làm cản trở hô hấp qua da, khiến chúng bị yếu và chết.
Bà con phòng trị bằng Kali dichromate K2Cr2O7 liều lượng 20 – 25g/m3, cho trực tiếp xuống ao nuôi.
Bệnh thối vây
Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra khi nhiệt độ nước dưới 15 độ C. Vây bị tử hoại, rách, có nhiều đốm trắng, dễ bị nhiễm độc tố. Bệnh nặng có thể khiến cá chết trong 2 ngày.
Bà con sử dụng Doxery 10 – 15gr phối trộn với 1kg thức ăn. Hoặc Vime – Glucan 5 – 10 gr trộn với 1kg thức ăn, kết hợp trộn với thức ăn Glusome 2gr/1 kg thức ăn. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.
Thu hoạch
Thả cá từ cuối tháng 3 thì đến tháng 6 – 7 đánh tỉa thu hoạch, thả bù. Đến tháng 7 – 8 thủ tỉa lần 2. Đến tháng 9 – 10 đánh tỉa thả bù lần 3. Khoảng 3 tháng sau thì thu toàn bộ.
Ngừng cho ăn trước khi thu hoạch 1 ngày. Nếu nuôi bằng ao đất, tháo nước xuống thấp 20m, dùng lưới đánh bắt hết số cá trong ao. Nếu cá nhỏ chưa đạt yêu cầu xuất bán thì có thể để lại nuôi tiếp.
Nuôi cá chình công nghiệp trong bể xi măng dễ đánh bắt hơn, bà con chỉ cần tháo nước hoặc dùng lưới vớt hết cá lên, xuất bán.
Sau khi thu hoạch cá và xuất bán, bà con cần cải tạo lại ao nuôi, bể xi măng nuôi cá chình. Cọ rửa, thay nước, vét bùn. Có thể phơi ao qua mùa đông.