Các bé thường hay vô tư vui chơi, nghịch phá khắp nơi vì vậy sẽ không khó tránh khỏi những vết côn trùng cắn gây ngứa ngáy, khó chịu, và để lại những vết sưng trên làn da nhạy cảm của trẻ, thường gặp nhất là loài kiến.
Hôm nay Moneydaily – Trang Tin Tức Kinh Doanh – Xây Dựng xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới . Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích . Chúc Bạn Ngày Tốt Lành . !Cùng theo dõi ngay cách làm tại video bên dưới nhé:
Các vết cắn của kiến thường gây khó chịu cho trẻ. Nếu các bé cố gãi nhiều thì vết kiến cắn càng dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy thậm chí lở loét và dẫn đễn những bệnh ngoài da cho trẻ. Vì thế mà các bậc phụ huynh không nên xem thường các vết cắn của kiến. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé, bố mẹ nên trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để biết cách xử lý khi gặp tình trạng này.
Hãy tìm kỹ về tình trạng này cũng như cách chữa kiến cắn cho bé hiệu quả:
Tại sao khi bé bị kiến cắn lại sưng đau?
Kiến cắn vào da bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng của chúng vào da bé. Còn kiến đốt bằng cách dùng ngòi châm ở phần đuôi cơ thể chích vào da. Nọc độc kiến chứa 1 phần hoặc hỗn hợp các độc tố kích thích, với chất axit fomic là chính.
Các triệu chứng do kiến cắn hay đốt đều khá nhẹ, chỉ có cảm giác đau, đôi khi đau dữ dội nhưng một lát sau sẽ dịu. Ngoài ra, vùng da xung quanh vết cắn có thể bị phồng rộp và tấy đỏ. Trường hợp nguy hiểm nhất là bé bị mẫn cảm, xuất hiện những dị ứng nguy hiểm, nhất là làn da của trẻ rất nhạy cảm.
Dấu hiệu để xác định bé bị dị ứng với vết kiến cắn:
Quan sát các dấu hiệu, nếu bé bị sưng đau nhiều kèm theo các vấn đề sau đây thì bạn cần đến phòng cấp cứu hoặc bệnh viện ngay:
- Bé bị buồn nôn, tiêu chảy
- Bé bị nổi mề đay, ngứa, sưng, viêm ở những vùng da khác ngoài chỗ bị kiến cắn như môi, mắt hay xung quanh mặt.
- Cảm giác khó thở, phình ngực, bồn chồn bất chợt hay hoa mắt chóng mặt
- Huyết áp giảm đột ngột, nạn nhân có thể bị ngất xỉu hoặc hôn mê.
Cách chữa kiến cắn cho bé hiệu quả:
Đối phó với việc bé bị kiến cắn:
– Tránh cho bé chơi gần những khu vực có kiến.
– Khi bé bị kiến cắn thì nhanh chóng gỡ kiến khỏi cơ thể, nếu lo sợ kiến còn ở trong người hãy cởi bỏ quần áo, thay đồ khác cho bé.
Cách xử lý sau khi bị kiến cắn:
+ Rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng: Nhẹ nhàng vệ sinh vùng da bị kiến đốt để loại bỏ bụi bẩn ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể của bé
+ Chữa kiến cắn giảm sưng ngứa bằng cách rửa vết thương bằng xà phòng
Chú ý:
Nếu vết kiến cắn xuất hiện các vết phồng rộp thì cẩn thận khi rửa để không làm vỡ chúng: Khi thấy các vết phồng rộp xuất hiện, nạn nhân là trẻ nhỏ thì hãy tránh đừng làm vỡ chúng vì dễ gây ra tổn thương, nhiễm trùng da. Nếu chẳng may chúng bị vỡ ra thì bạn cần rửa vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như rỉ mủ.
Nếu vết phồng rộp này chuyển màu, sưng tấy và gây đau đớn cho bé thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Cách chữa kiến cắn “mẹo dân gian”
+ Chanh: là loại quả có tính sát trùng rất tốt vì trong chanh có một lượng vitamin C cao sẽ giúp xóa sạch những vết thâm, vết sưng và chữa lành vết sẹo trên da của bé nhanh chóng. Mẹ chỉ cần vắt nước chanh trực tiếp lên vết kiến cắn rồi xoa đều.
+ Khoai tây: chứa các enzym rất hữu hiệu trong việc làm mờ các vết thâm. Khi bé bị kiến cắn, mẹ chỉ cần thái một lát khoai tây mỏng đắp và xoa đều lên vùng da bị tổn thương, giữ trong vòng 5 phút rồi thay miếng khác. Cứ như vậy cho đến khi vết thương giảm sưng, bé không còn ngứa nữa thì dừng lại.
+ Sữa tươi: Trộn sữa tươi và nước cùng tỷ lệ rồi ngâm vùng da bị cắn vào khoảng vài phút, bạn sẽ cảm thấy bớt rát hơn.
+ Đá lạnh: Sau khi bị kiến đốt, bạn lấy một cục đá chườm lên vùng da tổn thương khiến cơn ngứa giảm tức thì.
+ Kem đánh răng: ngoài công dụng làm sạch răng thì còn làm giảm ngứa do kiến (côn trùng) cắn. Trong kem đánh răng có thành phần chính là bạc hà sẽ làm giảm sưng nhanh chóng, Mẹ chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết côn trùng đốt sau đó thì chờ kem khô thì bóc ra là sẽ có hiệu quả bất ngờ.
+ Hành tây và tỏi: hai thực phẩm có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm sưng do côn trùng (kiến) cắn. Khi cha mẹ phát hiện vết kiến cắn xuất hiện trên da bé hãy nhanh chóng thái 1 lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa đều lên vùng da bị tổn thương, vết sưng đỏ sẽ giảm dần và giúp bé tránh được những dị ứng.
+ Cây nha đam: làm giảm vết sưng do kiến cắn cực hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy phần thịt trong của nha đam để trong tủ lạnh 1 giờ rồi đắp lên vùng sưng do bị côn trùng cắn của bé. Chỉ sau thời gian ngắn, vết mẩn đỏ trên da bé sẽ tan đi và không gây cảm giác khó chịu cho bé.
Thuốc bôi trị vết kiến cắn hiệu quả cho trẻ:
Đối với vết cắn thông thường, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, cha mẹ có thể dùng các loại thuốc điều trị như dung dịch làm mát da, dung dịch sát khuẩn, thuốc chống ngứa hoặc kháng viêm.
Chườm gạc mát lên da nơi bị tổn thương giúp giảm sưng ngứa, làm tê vùng da bị đốt.
Đến các hiệu tuốc để tìm mua loại thuốc chuyên trị kiến kiến để thoa cho bé, phòng tránh những dị ứng xảy ra cũng như mau lành các vết cắn, sưng.