Những khi thời tiết lạnh giá, làn da và môi của bé sẽ có dấu hiệu bong tróc, khô nứt. Do vậy, cha mẹ cần chú ý và có biện pháp chăm sóc con yêu tốt hơn
Làn da của bé vốn rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cha mẹ khi thấy con bị khô môi, nứt nẻ môi thì vô cùng lo lắng bởi sợ rằng bé sẽ cảm thấy đau, khó chịu, quấy khóc. Bởi vậy mà các mẹ luôn muốn tìm các loại thuốc bôi môi cho bé. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc không phù hợp với làn da nhạy cảm sẽ khiến môi bé càng khô nứt nhiều hơn. Chính vì lẽ đó, sử dụng các sản phẩm thiên nhiên sẽ đảm bảo an toàn cho da mà hiệu quả lại rất tốt, thích hợp với mọi loại da khác nhau
Những nguyên nhân khiến đôi môi trẻ bị khô, nứt
Những lý do làm môi trẻ bị khô có thể đến từ sự thay đổi thói quen cá nhân hay điều kiện môi trường.
1. Mất nước
Nguyên nhân gây mất nước do hai yếu tố chủ yếu sau: một là thời tiết khô, lạnh sẽ làm độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp khiến cho môi trở nên khô cứng; thứ hai là điều kiện thời tiết cũng có thể khiến bé ra mồ hôi liên tục.
Thêm vào đó, nếu số lượng thức ăn bé cần không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, cơ thể sẽ không đủ nước. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng môi khô. Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ mà mẹ có thể nhận biết là:
- Mắt trũng
- Khóc không có nước mắt
- Bàn tay và bàn chân lạnh
- Nhịp tim nhanh
- rên đầu của trẻ
2. Mút hoặc liếm môi
Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng hành động liếm môi thường xuyên sẽ làm cho môi đỡ bị nứt hơn. Tuy nhiên, nước bọt thường nhanh chóng bay hơi sau khi liếm, bởi thế nó sẽ càng làm cho môi mất đi độ ẩm tự nhiên và mau chóng bị khô, nứt hơn. Cộng thêm việc trẻ nhỏ liên tục thè lưỡi và liếm môi thì có lẽ mẹ đã hiểu tại sao môi trẻ bị khô rồi đấy.
3. Thiếu hụt dinh dưỡng
Sự hiện diện của đôi môi nứt nẻ là một dấu hiệu khác cho thấy chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé là không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu một đứa trẻ sơ sinh được chẩn đoán có hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định trong cơ thể thấp hơn, đôi môi của bé sẽ không giữ được độ ẩm. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể trẻ có hệ miễn dịch yếu kém.
4. Phản ứng với yếu tố dị ứng
Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với rất nhiều tác nhân. Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và có thể phản ứng với nhiều loại kem dưỡng da hoặc thậm chí trẻ dị ứng ngay cả với chất liệu của quần áo mà con đang mặc. Việc mẹ sử dụng một loại son dưỡng nhất định và có xu hướng hôn con thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ.
5. Xu hướng thở bằng miệng
Việc bé thở bằng miệng cho phép không khí tràn xung quanh môi liên tục. Luồng không khí này sẽ lấy đi bất kỳ độ ẩm nào mà nó lướt qua trên đường đi. Sự hiện diện của một căn bệnh liên quan như nghẹt mũi thường dẫn đến việc trẻ thở bằng miệng và khiến môi bị nứt nẻ, khó chịu.
6. Biến động của thời tiết
Trẻ nhỏ cần phải ở trong một môi trường an toàn và được kiểm soát, đặc biệt là khi chúng vừa mới sinh ra vì da của chúng không quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá hoặc những ngày gió lớn, nắng nhiều có thể khiến cho đôi môi bé nhỏ của trẻ bị khô, nứt
Cách chữa nẻ môi cho bé bằng mật ong
Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ tế bào da bị chết hoặc tổn thương, làm se khít các lỗ chân lông và làm sạch chúng. Vitamin C trong mật ong giúp giảm thiểu tình trạng bong tróc da, chảy máu và làm dịu cơn đau của môi. Mật ong cũng là chất khử trùng và kháng khuẩn tuyệt vời để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da và môi.
Mật ong khi đi kèm với kẽm và vitamin B2 có thể chống lại gốc tự do và nuôi dưỡng môi chống tình trạng khô. Vitamin B làm giảm sưng môi do nhiễm trùng hoặc khô. Mật ong là chất giữ ẩm tự nhiên để bẫy hơi ẩm từ không khí lên da.
Các vitamin khác trong mật ong kích thích các tế bào da mới phát triển và làm ẩm đôi môi bị nứt. Mật ong giúp ngăn ngừa khô miệng. Mật ong cũng làm cho đôi môi tràn đầy, to hơn và dẻo dai hơn
Đầu tiên mẹ cần rửa sạch môi sau đó mẹ thoa đều mật ong lên môi bé. Đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước là được. Ngày bôi 2 đến 3 lần đều đặn sau 3 ngày là môi bé sẽ ko còn nẻ nữa.
Ngoài những cách này, còn khá nhiều gợi ý khác giúp mẹ có thêm lựa chọn để điều trị nứt môi cho bé. Có thể kể đến như bột yến mạch, dầu oliu, dưa leo, củ đậu, dầu hạt hướng dương, son dưỡng môi dành cho trẻ em,… Tùy vào điều kiện mà mẹ có thể chọn một phương pháp để chăm sóc làn môi của con yêu mỗi khi đông về theo ý muốn. Chỉ cần áp dụng đều đặn mỗi ngày thì hiệu quả chắc chắn sẽ không làm các mẹ thất vọng
Vài lưu ý giúp trị nứt môi cho bé hiệu quả
Ngoài việc áp dụng các sản phẩm thiên nhiên để chăm sóc làn môi của bé, mẹ còn cần chú ý những điểm sau nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nứt môi hiệu quả hơn.
- Nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho da.
- Vào mùa lạnh, nên tắm cho bé bằng nước ấm và chỉ nên chà rửa nhẹ nhàng để tránh da và môi bé bị hăm, nứt mẻ.
- Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm thì nên bổ sung nhiều hơn các loại rau củ giàu vitamin cần thiết cho làn da và môi của trẻ trở nên căng mịn, mềm mại hơn.
- Cho bé ăn hoặc uống nhiều trái cây
Như vậy, để phòng ngừa cũng như có cách chữa nẻ môi cho bé tốt nhất, các mẹ cần chọn đúng phương pháp và duy trì áp dụng thường xuyên. Không mất quá nhiều thời gian, làn môi khô nứt nhạy cảm của bé sẽ trở nên mềm mại hơn trông thấy.
Qua bài viết này, mong rằng các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con tốt hơn khi trẻ bị môi khô.
Phương pháp trị nẻ môi bằng mật ong có thể áp dụng với tất cả mọi người trong gia đình bạn . An toàn mà tiện lợi
219 views
219 views