Một số bệnh của cá Hồng Két và gây nguy hiểm đó là: cá Hồng Két bị bạc màu, cá Hồng Két bị sình bụng, cá Hồng Két bị đen vây… Nếu không phát hiện cá Hồng Két bị bệnh kịp thời có thể khiến bệnh lây lan. Thậm chí nhiều bệnh của cá Hồng Két nặng hơn là dẫn đến tử vong. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị các bệnh trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart .
Mục lục ẩn
1. Đôi nét về cá Hồng Két
2. Nguyên nhân cá Hồng Két bị bạc màu, mất màu
3. Cách khắc phục bệnh của cá Hồng Két bị bạc màu
4. Cá Hồng Két bị sình bụng
5. Nguyên nhân bệnh của cá Hồng Két bị sình bụng
6. Triệu chứng cá Hồng Két bị sình bụng
7. Điều trị cá Hồng Két bị bệnh sình bụng
7.1. Dùng thuốc cho bệnh của cá Hồng Két
8. Tiêm thuốc trị bệnh của cá Hồng Két
9. Nguyên nhân cá Hồng Két bị bệnh bơi chúi đầu
9.1. Cá Hồng Két bị bệnh chúi đầu do chất lượng nước
9.2. Cá Hồng Két bị bệnh do sinh sản
9.3. Cá Hồng Két bị bệnh thay đổi lượng nước, nhiệt độ
10. Cá Hồng Két bị đen vây
11. Nguyên nhân và triệu chứng cá Hồng Két bị đen vây
12. Cách chữa bệnh cho cá Hồng Két bị đen vây
Đôi nét về cá Hồng Két
Cá Hồng Két hay cá Huyết Anh Vũ còn có tên khác là cá hồng két, cá két đỏ, là một trong những loại cá cảnh nhiệt đới đẹp nhất hiện nay. Giống cá này có nhiều màu sắc đa dạng, như đỏ, hồng, vàng, da cam,…
Là một loại cá cảnh thuộc họ cá rô phi Cichlid. Chúng đang rất được ưa chuộng hiện nay. Trong quá trình chăm sóc có nhiều bệnh của cá Hồng Két khiến nhiều chủ nhân hoang mang và lo lắng. Đòi hỏi người nuôi cần chú ý chăm sóc cho cá cẩn thận và thường xuyên quan sát để phát hiện những dấu hiệu lạ của cá.
Nguyên nhân cá Hồng Két bị bạc màu, mất màu
Cá Hồng Két bị bạc màu do chất lượng nước: cá Hồng Két không phải là loài tự nhiên. Chúng được lai giống nhân tạo qua nhiều thế hệ để có màu sắc như hiện nay. Do đó hệ gien của chúng không ổn định, nước bể nuôi không đạt tiêu chuẩn dễ khiến cá Hồng Két bị bạc màu.
Cá Hồng Két bị bạc màu do môi trường thay đổi: Cá mới mua khi thả vào môi trường mới sẽ chưa thích nghi được. Trong thời gian đầu có thể gặp hiện tượng mất màu.
Cá Hồng Két bị mất màu do bị stress: là giống cá hiền lành, thậm chí nhút nhát. Nếu gặp biến động lớn hoặc thường xuyên bị kích thích, chúng sẽ suy sụp tinh thần và gây ra bệnh của cá Hồng Két.
Cá Hồng Két bị bạc màu do bản thân con cá: nhiều người nuôi gặp phải tình trạng cá đổi màu ngay sau khi mua về. Đó là do chúng bị nhuộm màu nhân tạo, một số con dưới da có đốm đen rất rõ ràng. Loại cá này nếu bị phai màu sẽ rất khó khôi phục.
Cá Hồng Két bị bạc màu do thức ăn: thức ăn chính của chúng cần có các thành phần làm tăng sắc tố trên da. Nếu cho ăn các loại thức ăn khác không phù hợp sẽ khiến cá Hồng Két bị bạc màu.
Cá Hồng Két bị bạc màu do ánh sáng: khi nuôi cá huyết anh vũ cần trang bị đèn màu đỏ. Mỗi ngày thắp sáng 2 giờ có thể giúp kích màu của cá. Nếu dùng đèn trắng, cá sẽ nhanh chóng phai màu.
Cách khắc phục bệnh của cá Hồng Két bị bạc màu
Khi cá Hồng Két bị bạc màu, người nuôi không nên quá lo lắng mà xử lý sai cách. Điều quan trọng là bình tĩnh quan sát kỹ để tìm ra nguyên nhân. Sau đó có cách giải quyết hiệu quả. Việc thay đổi môi trường cũng cần tiến hành từng bước. Không nên thay đổi đột ngột để tránh ảnh hưởng đến cá.
Cung cấp dưỡng khí đầy đủ cho bể nuôi cá, một số giống cá có khả năng thích nghi cao sẽ không phản ứng gì. Tuy nhiên cá Hồng Két chịu đựng rất kém. Nếu thiếu dưỡng khí trong thời gian dài cũng có thể làm chúng phai màu và yếu dần.
Thay nước bể nuôi không cần quá thường xuyên. Cá đã quen với nước cũ, một tuần chỉ cần thay một lần. Mỗi lần thay 1/4 lượng nước bể. Nếu thay nước quá nhiều, nhẹ thì cá trên người mọc đốm đen. Nặng thì toàn thân trắng bệch, yếu dần rồi chết.
Cá Hồng Két bị sình bụng
Cá Hồng Két bị sình bụng. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ rất nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh của cá Hồng Két bị sình bụng
Điều mấu chốt ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá Hồng Két là nước. Nếu chất lượng nước kém, cá rất dễ mắc các loại bệnh. Cá Hồng Két bị sình bụng là một trong những bệnh phổ biến nhất..
Cá Hồng Két bị sình bụng không dễ chữa một chút nào. Rất nhiều người không biết tại sao cá của mình lại sình bụng. Thực ra, sình bụng còn được gọi là viêm ruột thời kỳ cuối.
Có thể do cá ăn phải thức ăn không sạch hoặc nuốt phải vỏ tôm, thành ruột bị đâm mà sinh bệnh. Dưới đây là nguyên nhân cơ bản khiến cá Hồng Két bị sình bụng:
Cá Hồng Két bị sình bụng do tổn thương bởi chất lượng nước kém.
Cá Hồng Két bị sình bụng do tôm đông lạnh không được loại bỏ đầu, đuôi gây trầy xước thành ruột, gây nhiễm trùng vi khuẩn.
Cá Hồng Két bị sình bụng do do nhiễm bệnh
Cá Hồng Két bị sình bụng do rối loạn chuyển hoá bệnh lý.
Triệu chứng cá Hồng Két bị sình bụng
Cá Hồng Két bị sình bụng sẽ chán ăn, bỏ ăn. Phần bụng chướng to, bong bóng căng. Nếu dùng tay sờ lên bụng cá, sẽ phát hiện bên trong mềm như nước.
Các triệu chứng ban đầu của cá Hồng Két bị sình bụng là chướng bụng, hậu môn hoặc vây biến đỏ. Trong khoang bụng chứa đầy dịch lỏng. Các cơ quan nội tạng đổi màu.
Đến giai đoạn sau, do trong bụng tích quá nhiều nước, làm cá nổi lên, mất cân bằng cơ thể. Khi mắc chứng sình bụng, cá sẽ không linh hoạt, thích trốn trong góc, kèm theo tiếp đó là hiện tượng dựng vảy.
Điều trị cá Hồng Két bị bệnh sình bụng
Dùng thuốc cho bệnh của cá Hồng Két
Cá Hồng Két bị sình bụng rất khó chữa. Có thể thử cách tăng nồng độ muối trong nước, đồng thời bổ sung kháng sinh… Khi cá Hồng két bị sình bụng, có thể bôi thuốc diệt nấm lên vết thương. Hoặc dùng một lượng Xanh Methylen thích hợp để trị liệu. Hoặc có thể dùng thêm các loại kháng sinh như Cloramphenicol, Streptomycin, Benzimycin. Kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Thức ăn làm nội tạng cá càng thêm gánh nặng, không tốt cho bệnh. Cá mắc bệnh cần lập tức cách li. Nếu những phương thuốc trị liệu khác đều không có hiệu quả, mọi người có thể thử tiêm kháng sinh cho cá.
Tiêm thuốc trị bệnh của cá Hồng Két
Thông thường sẽ tiêm vào khoang cơ thể cá Hồng Két bị sình bụng. Điểm tiêm nằm ở đáy vây ngực. Nếu tiêm không đúng có thể gây vỡ tim, mũi kim đặt một góc 45°.
Tiêm vào 1/3 mũi kim. Cụ thể tuỳ thuộc vào kích thước cá và độ dài kim. Rút kim ra ấn vào vị trí vừa tiêm. Nếu không tự tiêm được, bạn có thể nhờ bác sĩ thú y .
Ngoài ra còn tiêm vào bắp thịt ở phần giữa vây lưng và đường bên, cũng căn góc 45 °. Động tác như cũ. Khi chữa trị bằng phương pháp tắm và tiêm, có trường hợp trong thời gian một tuần đã hồi phục bình thường.
Để tránh mắc bệnh ở cá Hồng Két, tốt nhất bạn nên quản lý tốt chất lượng nước. Giải quyết tốt công tác cho ăn, thay nước để cá được khoẻ mạnh.
Nguyên nhân cá Hồng Két bị bệnh bơi chúi đầu
Cá Hồng Két bị bệnh chúi đầu do chất lượng nước
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cá Hồng Két bị bệnh. Nguyên nhân có thể do chất lượng nước. Nuôi cá trước tiên cần chú ý tới nước, đây là điều mọi người đều hiểu.
Chất lượng nước tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cá. Có người vừa bắt đầu nuôi cá, không chú trọng điều này, dẫn tới cá sinh bệnh.
Cá Hồng Két bị bệnh bơi chúi đầu xuống là một trong những triệu chứng cá ốm. Điều này đòi hỏi bạn phải quan sát và kiểm tra trong quá trình nuôi cá.
Phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước, trang bị hệ thống lọc mạnh. Đồng thời phải thay nước theo quy luật định kì. Việc cho cá Hồng Két ăn gì cũng rất quan trọng. Nên mua thức ăn tại vietpet.net để đảm bảo về giá cả rẻ cũng như chất lượng.
Cá Hồng Két bị bệnh do sinh sản
Cá Hồng Két sinh sản là một trong những nguyên nhân dẫn tới triệu chứng bơi chúi đầu. Cá Hồng Két bih bệnh trong thời kì sinh sản phần bụng to lên. Cùng với nhiệm vụ đẻ trứng, cá mẹ sẽ tận tâm bảo vệ trứng của mình.
Giống cá Hồng Két bị bệnh bẩm sinh có khuyết tật ở mang. Việc không đủ dưỡng khí cũng khiến cá bơi chúi đầu. Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là tăng cường cung cấp oxy cho bể cá.
Cá Hồng Két bị bệnh thay đổi lượng nước, nhiệt độ
Lượng nước đổi quá lớn, cá bị sợ hãi cũng dẫn tới việc cá Hồng Két bị bệnh chúi đầu. Trong lúc thay nước, bạn cần tiến hành từ từ. Không nên quá gấp gáp, dữ dội. Đồng thời, tốt nhất chỉ nên thay 1/4 – 1/3 lượng nước.
Không nên thay quá nhiều. Duy trì chất lượng nước ổn định, tránh xao động quá lớn. Khi cho ăn nên chơi đùa nhiều hơn với cá Hồng Két bị bệnh để bồi dưỡng tình cảm. Tránh để cá có cảm giác thiếu an toàn, lạ lẫm với điều kiện sống mới.
Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước cũng dẫn tới hiện tượng cá Hồng Két bị bệnh bơi chúi đầu. Chính vì vậy bạn cần lưu ý hơn tới nhiệt độ. Tránh sự thay đổi quá đột ngột làm cá cảm thấy không thoải mái với nước. Việc lựa chọn giống cá nuôi chung cũng cần được chú ý.
Cá Hồng Két bị đen vây
Rất nhiều trường hợp bệnh của cá Hồng Két ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. Cá Hồng Két bị đen vây là một trong những loại bệnh thường gặp. Cá mắc bệnh xuất hiện đốm đen rất đáng lo ngại. Phải tiến hành trị liệu ngay.
Hiện nay, việc điều trị và chữa bệnh của cá Hồng Két cần kết hợp nhiều phương pháp. Các yếu tố như môi trường sống, thức ăn, số lượng cá nuôi bao nhiêu, giống cá nào được nuôi chung, cách chăm lên màu… Tất cả đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.
Nguyên nhân và triệu chứng cá Hồng Két bị đen vây
Triệu chứng và nguyên nhân khiến cá Hồng Két bị đen vây gồm: Trên thân cá mọc các điểm, đốm đen, cá trở nên trắng nhợt. Các sợi nấm bám vào mô tế bào ở vết thương gây tình trạng hoại tử mô. Đồng thời cá Hồng Két bị đen vây trở nên chán ăn và chết dần. Đây là vấn đề khiến những người chơi cá Hồng Két đau đầu.
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh của cá Hồng Két và tình trạng cá Hồng Két bị đen vây với những đốm đen trên mình cá. Hơn nữa bệnh đốm đen này một năm bốn mùa đều xuất hiện. Ví dụ cá bị sợ hãi, chất lượng nước kém, độ ấm không đủ hoặc cá mắc bệnh… đều dẫn đến những vết đen trên thân cá.
Cách chữa bệnh cho cá Hồng Két bị đen vây
Cách chữa cá Hồng Két bị đen vây bằng cách thả một chút muối ăn vào bể cá mới để đề phòng, ngăn chặn sự xuất hiện của nấm mốc. Chú ý làm sạch và khử trùng khi thả mồi sống vào bể. Đảm bảo chất lượng nước luôn sạch sẽ. Tất cả những việc này có thể tránh được nấm mốc phát sinh. Phòng tránh cá Hồng Két bị đen vây.
Dùng 250g muối ăn trộn cùng 250g bột baking soda với bể cá ở kích thước 100cmx55cmx45cm. Nếu bạn chăm chỉ rắc nhiều lần sẽ rất có hiệu quả với các bệnh ở cá Hồng Két.
Hoà 0.3gr Xanh Malachite hoặc Xanh Methylen vào 100l nước. Để cá ngâm trong đó từ 10 – 20 phút, mấy ngày sau sẽ thấy nấm bong ra.
Ngâm vào nước muối nồng độ 2 – 3%, mỗi ngày một lần. Mỗi lần 5 – 10 phút. Cách này có thể làm giảm bớt các bệnh của cá Hồng Két.
Hoà 2ppm Kali Pemanganat cùng nước muối 1%, ngâm cá Hồng Két bị đen vây trong đó từ 20 – 30 phút
Nâng nhiệt độ nước cũng có thể ức chế sự phát triển các bệnh của cá Hồng Két, nấm mốc và virus. Đồng thời có thể dùng đèn UV 15W chiếu sáng vài giờ mỗi ngày có thể ngăn chặn bệnh ở cá Hồng Két và loại bỏ nấm mốc một cách hiệu quả.