Cách chuyển dạ nhanh và những điều cần biết!
1. Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là một quá trình dài diễn tiến nhiều hiện tượng liên tục. Trong đó, quan trọng nhất là cơn co thắt tử cung giúp cổ tử cung xóa mở để đưa thai nhi và nhau thai ra khỏi cơ thể người mẹ. Giữa các cơn co thắt là giai đoạn tử cung thư giãn và trở nên mềm mại hơn. Em bé vẫn sẽ di chuyển từ lúc bắt đầu đau và trong suốt khoảng thời gian chuyển dạ của mẹ.Khi mẹ bầu bước vào tuần 38-42 sẽ dần cảm nhận được các cơn đau ở tử cung. Lúc này, những cơn chuyển dạ đang bắt đầu xuất hiện.
2. Chuyển dạ kéo dài bao lâu?
Thật khó để có thể xác định được khi nào giai đoạn chuyển dạ bắt đầu. Thời lượng cho quá trình chuyển dạ rất đa dạng và phụ thuộc phần lớn vào độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu lâm bồn. Và mức độ này đều đặn cùng độ mạnh của các cơn co thắt. Với thai phụ lần đầu sinh con, cổ tử cung có thể mất từ 6-12 giờ, tùy mỗi thai phụ để mở cổ tử cung. Nếu cổ tử cung đã mở rất tốt thì thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.
>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?
Cách chuyển dạ nhanh theo khoa học
1. Ăn cay là một cách chuyển dạ nhanh hiệu quả
Bác sĩ sản khoa Laurie Gregg (bệnh viện Memorial Sutter, California) chia sẻ trên Babycenter cách để bé chào đời tự nhiên nhanh hơn chính là ăn cay. Mặc dù trong suốt 40 tuần thai, các bà bầu cần tránh ăn cay vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng tới tuần cuối thai kỳ, gần với ngày dự sinh, mẹ có thể ăn cay trở lại theo sở thích. Không cần ăn cay quá mà chỉ nên ăn theo “sức chịu cay” của bản thân là được mẹ nhé. Mẹ đừng ăn cay quá sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày đấy nhé!
2. Ngủ nhiều hơn
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ. Những bà bầu ngủ ít hơn 6 giờ trong tháng cuối thai kỳ sẽ mất thêm 11 giờ trong quá trình chuyển dạ khi muốn sinh thường. Vì thế, thai phụ cần ngủ từ 7 giờ trở lên sẽ tốt hơn cho sức khỏe và quá trình chuyển dạ.
Vào tháng cuối mẹ sẽ vất vả hơn với những cơn đau lưng; thậm chí ốm nghén cũng có thể trở lại; việc ăn uống; ngủ nghỉ đều trở nên khó khăn. Đặc biệt là giấc ngủ, dường như mẹ khó có thể ngủ tròn giấc hơn. Bởi vì những lần tiểu đêm cứ liên tục suốt đêm. Ngoài ra, bụng bầu quá lớn cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho mẹ. Để có được sự thoải mái, mẹ nên sử dụng gối ngủ dành cho bà bầu; hoặc ngủ trên một chiếc giường rộng hơn sẽ giúp giấc ngủ đỡ gặp “rắc rối” hơn.