-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b2\/Be-Respectful-Step-2.jpeg\/v4-460px-Be-Respectful-Step-2.jpeg”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b2\/Be-Respectful-Step-2.jpeg\/v4-728px-Be-Respectful-Step-2.jpeg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:728,”bigHeight”:546,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
1
Lắng nghe người khác nói. Khi chúng ta trò chuyện, việc trở thành một người biết lắng nghe là dấu hiệu cơ bản của sự tôn trọng. Nếu tỏ ra buồn chán hoặc cắt lời người đối diện, bạn đang thể hiện rằng mình thật sự không quan tâm đến những gì họ nói. Tập lắng nghe chăm chú hơn và chờ họ dứt lời trước khi đưa ra phản hồi.
- Giao tiếp bằng mắt là một cách hay để thể hiện việc bạn tôn trọng những gì người khác đang nói. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất hữu ích. Nhìn vào mắt của người đang trò chuyện với bạn và cố gắng không tỏ vẻ sốt ruột khi nói.
- Phản hồi phù hợp với những gì người kia nói thay vì lơ đãng gật đầu.
Khi chúng ta trò chuyện, việc trở thành một người biết lắng nghe là dấu hiệu cơ bản của sự tôn trọng. Nếu tỏ ra buồn chán hoặc cắt lời người đối diện, bạn đang thể hiện rằng mình thật sự không quan tâm đến những gì họ nói. Tập lắng nghe chăm chú hơn và chờ họ dứt lời trước khi đưa ra phản hồi.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f5\/Be-Respectful-Step-5.jpeg\/v4-460px-Be-Respectful-Step-5.jpeg”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f5\/Be-Respectful-Step-5.jpeg\/v4-728px-Be-Respectful-Step-5.jpeg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:728,”bigHeight”:546,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
2
Suy nghĩ trước khi nói. Khi đến lượt bạn nói, cố gắng đưa ra lời phản hồi thật tôn trọng. Cân nhắc những gì người kia nói và thể hiện suy nghĩ của bạn mà không hạ thấp ý kiến của họ. Tránh sỉ nhục người khác bằng cách nói những lời thô lỗ hoặc ác ý.
- Cố gắng không đánh giá thấp người khác. Đừng giải thích quá nhiều về chủ đề mà người khác đã thật sự hiểu rõ. Ví dụ, đừng cố giải thích với cầu thủ bóng đá về việc phải ghi bàn như thế nào.
- Đừng tỏ vẻ trịch thượng. Tương tự như vậy, việc bạn hạ thấp ai đó có thể khiến họ cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Tránh nói những câu thách thức như “Bạn không cần phải bận tâm về điều đó đâu” hoặc “Chuyện của đàn ông mà, bạn làm sao mà hiểu được”.
- Ý thức rõ chủ đề nào bạn không nên nói. Nếu không quen thân với ai đó, bạn nên tránh đặt một số câu hỏi tế nhị. Chẳng hạn như nếu chỉ mới gặp ai đó, đừng hỏi họ đã bị làm sao mà có một vết sẹo dài trên trán.
Khi đến lượt bạn nói, cố gắng đưa ra lời phản hồi thật tôn trọng. Cân nhắc những gì người kia nói và thể hiện suy nghĩ của bạn mà không hạ thấp ý kiến của họ. Tránh sỉ nhục người khác bằng cách nói những lời thô lỗ hoặc ác ý.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/83\/Woman-Listens-to-Man.png\/460px-Woman-Listens-to-Man.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/83\/Woman-Listens-to-Man.png\/728px-Woman-Listens-to-Man.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:306,”bigWidth”:728,”bigHeight”:485,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
3
Nói rõ những gì bạn muốn. Mọi người thường vui vẻ giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể giúp nếu không chắc bạn muốn gì. Hãy nói rõ nhu cầu của bạn (về vật chất hoặc cảm xúc) để người khác không phải băn khoăn tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với bạn.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c9\/537589-10.jpg\/v4-460px-537589-10.jpg”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c9\/537589-10.jpg\/v4-728px-537589-10.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:728,”bigHeight”:546,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
4
Phản đối một cách tôn trọng. Hãy tôn trọng quan điểm của ai đó kể cả khi bạn thật lòng không thể tán thành. Quan trọng là cách bạn phản đối những gì họ nói không được làm mất đi giá trị thật của người đó. Ví dụ, bạn hoàn toàn không tán thành với tư tưởng chính trị của ai đó, nhưng vẫn nên tôn trọng họ như một cá nhân bình thường và điều đó cũng nên được thể hiện qua cách bạn tranh luận.
- Đừng bao giờ lăng mạ người khác trong khi tranh luận. Đừng để ý nghĩ “Tôi không đồng ý với quan điểm của anh về điều đó” leo thang thành “Anh là đồ ngốc.”
- Nếu cần, tạm dừng cuộc trò chuyện trước khi mọi chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát và có nguy cơ bạn nói ra điều mà bản thân sẽ hối hận. Bạn sẽ không đạt được điều gì khi không tôn trọng người khác mà sẽ có thêm một kẻ thù mới.
Hãy tôn trọng quan điểm của ai đó kể cả khi bạn thật lòng không thể tán thành. Quan trọng là cách bạn phản đối những gì họ nói không được làm mất đi giá trị thật của người đó. Ví dụ, bạn hoàn toàn không tán thành với tư tưởng chính trị của ai đó, nhưng vẫn nên tôn trọng họ như một cá nhân bình thường và điều đó cũng nên được thể hiện qua cách bạn tranh luận.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0c\/Woman-Comforts-Man.png\/460px-Woman-Comforts-Man.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0c\/Woman-Comforts-Man.png\/728px-Woman-Comforts-Man.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:306,”bigWidth”:728,”bigHeight”:485,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
5
Tập kiên nhẫn và luôn nghĩ theo hướng tích cực. Việc giao tiếp đôi lúc có vẻ khó khăn, và người khác có thể nói sai hoặc chật vật để tìm ra từ ngữ thích hợp. Hãy cho họ thời gian và khi không chắc họ muốn nói gì, bạn nên nghĩ rằng họ đang cố gắng hết mình để cư xử tử tế và hiểu chuyện.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2d\/Be-Respectful-Step-9.jpeg\/v4-460px-Be-Respectful-Step-9.jpeg”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2d\/Be-Respectful-Step-9.jpeg\/v4-728px-Be-Respectful-Step-9.jpeg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:344,”bigWidth”:728,”bigHeight”:545,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
6
Đừng suy nghĩ áp đặt về người khác. Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng nhận định chủ quan về quan điểm hoặc hoàn cảnh của ai đó dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc bất kỳ yếu tố nào. Mỗi người là một cá nhân với kinh nghiệm và sự hiểu biết cá biệt về cuộc sống. Đừng trở nên thiếu tôn trọng bằng việc nghĩ rằng bạn biết rõ về người khác trước khi dành thời gian tìm hiểu về cá nhân cụ thể nào đó.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/81\/Be-Respectful-Step-11.jpeg\/v4-460px-Be-Respectful-Step-11.jpeg”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/81\/Be-Respectful-Step-11.jpeg\/v4-728px-Be-Respectful-Step-11.jpeg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:728,”bigHeight”:546,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
7
Đừng ngồi lê đôi mách. Đây là hành động thiếu tôn trọng phổ biến mà nhiều người vẫn không bị lên án, nhưng việc ngồi lê đôi mách là một thói quen xấu. Việc này khiến bạn quen với việc xem người khác là nhân vật trong những cuộc tám chuyện thay vì là cá nhân có cảm xúc dễ bị tổn thương sâu sắc. Cho dù đó là người kỳ lạ nhất, phiền toái nhất hay đáng ghét nhất, bạn vẫn không nên thường xuyên nói về họ như thể sự tồn tại của họ là để mua vui cho người khác.
- Nếu không có gì hay ho để nói, tốt nhất là bạn đừng nói gì cả.
- Hãy lịch sự phản đối việc tiếp tục hoặc bắt đầu những cuộc trò chuyện như vậy, kể cả khi nhân vật trong cuộc tám chuyện đã từng làm những chuyện xấu với bạn. Nên nhớ câu “gieo nhân nào gặt quả nấy”; vì vậy, bạn không nên dung nạp các thói quen xấu vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bạn và người khác. Luôn nhớ rằng những hành động tốt hoặc xấu mà bạn làm đều sẽ ảnh hưởng đến bạn và người khác về lâu dài.
Đây là hành động thiếu tôn trọng phổ biến mà nhiều người vẫn không bị lên án, nhưng việc ngồi lê đôi mách là một thói quen xấu. Việc này khiến bạn quen với việc xem người khác là nhân vật trong những cuộc tám chuyện thay vì là cá nhân có cảm xúc dễ bị tổn thương sâu sắc. Cho dù đó là người kỳ lạ nhất, phiền toái nhất hay đáng ghét nhất, bạn vẫn không nên thường xuyên nói về họ như thể sự tồn tại của họ là để mua vui cho người khác.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1f\/Woman-with-Down-Syndrome-Consoles-Crying-Girl.png\/460px-Woman-with-Down-Syndrome-Consoles-Crying-Girl.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1f\/Woman-with-Down-Syndrome-Consoles-Crying-Girl.png\/728px-Woman-with-Down-Syndrome-Consoles-Crying-Girl.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:306,”bigWidth”:728,”bigHeight”:485,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
8
Xin lỗi nếu bạn làm tổn thương ai đó. Bất luận có cố gắng như thế nào, bạn vẫn sẽ vô tình giẫm lên chân người khác vào một lúc nào đó. Hành động gây đau đớn của bạn sẽ không quan trọng bằng việc bạn phản ứng như thế nào. Nếu nhận ra mình cư xử thiếu tử tế hoặc khiến người khác khó chịu, hãy nhận lỗi và xin lỗi.
- Tránh nói “nhưng” để ngụy biện cho hành động của bạn. Nếu muốn giải thích tại sao lại cư xử như vậy, bạn sẽ thay thế bằng từ “và”. Ví dụ, “Mình xin lỗi vì đã tỏ thái độ khi bạn nói bản thân mặc chứng tự kỷ, và mình làm như vậy vì không hiểu rõ về bệnh tự kỷ. Mình xin lỗi vì đã làm bạn buồn nhưng thật sự mình vẫn luôn trân trọng con người thật của bạn.” Việc này giải thích cho hành động của bạn mà không hề có ý ngụy biện.
Bất luận có cố gắng như thế nào, bạn vẫn sẽ vô tình giẫm lên chân người khác vào một lúc nào đó. Hành động gây đau đớn của bạn sẽ không quan trọng bằng việc bạn phản ứng như thế nào. Nếu nhận ra mình cư xử thiếu tử tế hoặc khiến người khác khó chịu, hãy nhận lỗi và xin lỗi.
-
{“smallUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/23\/Be-Respectful-Step-7.jpeg\/v4-460px-Be-Respectful-Step-7.jpeg”,”bigUrl”:”https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/23\/Be-Respectful-Step-7.jpeg\/v4-728px-Be-Respectful-Step-7.jpeg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:728,”bigHeight”:546,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}
9
Tôn trọng người khác kể cả khi họ không tôn trọng bạn. Việc này có vẻ khó, nhưng bạn cần cố gắng thể hiện sự kiên nhẫn và sự nhún nhường. Người khác sẽ học được điều gì đó từ bạn. Nếu người đó vẫn thô lỗ và xấu tính, bạn sẽ bảo vệ bản thân nhưng không trở nên thấp hèn như họ.
Quảng cáo