2
Học cách vượt qua nỗi sợ yêu bản thân. Việc yêu bản thân thường bị đánh đồng với thói tự kiêu, tính ích kỷ và dạng hướng nội với nghĩa tiêu cực. Điều này có lẽ một phần là do sự phức tạp của từ “tình yêu”, bởi nó bao hàm nhiều tình yêu khác nhau trong cuộc sống. Người ta cũng thường nhầm lẫn về thông điệp làm điều tốt cho người khác, luôn hướng thiện và sống cho đi mà không cần nhận lại. Mặc dù đây đều là những mục đích cao cả, chúng thường có thể bị thổi phồng lên và được sử dụng để hạ thấp việc đưa những nhu cầu và mong muốn cá nhân ra khỏi nỗi sợ bị đánh giá là ích kỷ hoặc hướng nội. Một lần nữa, đây là quá trình có được sự cân bằng phù hợp thông qua việc tự chăm sóc bản thân.
- Tình yêu bản thân lành mạnh là người bạn tốt của bạn. Tình yêu bản thân không phải luôn được thể hiện qua việc chứng tỏ bản thân mọi lúc và liên tục khẳng định sự tuyệt vời của bạn (đó là những dấu hiệu của sự thiếu tự tin); hay đúng hơn, yêu bản thân là thể hiện sự quan tâm, khoan dung, rộng lượng và từ bi với “chính mình” như cách bạn hành xử với một người bạn đặc biệt.
- Đừng bị ám ảnh về cách người khác nhìn nhận về bạn. Làm thế nào khiến người khác vừa lòng về tính cách của bạn? Chỉ có bạn mới thực sự có thể nâng cao giá trị bản thân mà thôi.
Việc yêu bản thân thường bị đánh đồng với thói tự kiêu, tính ích kỷ và dạng hướng nội với nghĩa tiêu cực. Điều này có lẽ một phần là do sự phức tạp của từ “tình yêu”, bởi nó bao hàm nhiều tình yêu khác nhau trong cuộc sống. Người ta cũng thường nhầm lẫn về thông điệp làm điều tốt cho người khác, luôn hướng thiện và sống cho đi mà không cần nhận lại. Mặc dù đây đều là những mục đích cao cả, chúng thường có thể bị thổi phồng lên và được sử dụng để hạ thấp việc đưa những nhu cầu và mong muốn cá nhân ra khỏi nỗi sợ bị đánh giá là ích kỷ hoặc hướng nội. Một lần nữa, đây là quá trình có được sự cân bằng phù hợp thông qua việc tự chăm sóc bản thân.