Trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt Nam, miến dong là một nguyên liệu thường được sử dụng. Tuy nhiên quy trình sử dụng củ dong để làm miến lại không được công bố rộng rãi. Chính vì điều này khiến cho nhiều thương hiệu bị giả mạo. Vậy quy trình sử dụng củ dong để làm miến như thế nào?
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm miến dong
Miến dong khô là một nguyên liệu có tính tiện lợi được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Sợi miến có độ mỏng vừa phải và rất dai nên khi ăn cảm giác ngon miệng lạ thường. Đặc biệt là sợi miến do phơi khô nên khi gặp nước sẽ có độ nở nhưng khác với mì hay bún phở là miến ngâm lâu không lo bị trương lên.
Màu sắc của miến dong cũng có sự thay đổi nên được phân biệt rõ ràng. Sau khi chế biến, tùy theo nguyên liệu là củ dong riềng luộc hay củ dong riềng đỏ mà màu sắc thành phẩm sẽ khác nhau. Màu sắc miến dong được gặp chủ yếu là vàng hơi đục và trắng trong.
Củ dong riềng cũng chính là loại cây lương thực được người dân Bắc bộ gieo trồng. Ngoài ra, có một số địa phương gọi tên cho củ này là củ chóc hay củ chuối… Củ có chứa nhiều tinh bột giúp sợi miến khi làm ra có độ dai giòn thơm ngon. Hiện nay quy trình xử lý vẫn được bảo toàn theo cách truyền thống tại một số làng nghề lâu đời.
Sợi miến được làm theo quy trình thủ công sẽ được giữ lại gần 100% hàm lượng tinh bột vốn có của nó. Hơn nữa miến được sản xuất bằng phương thức truyền thống có độ an toàn và ít tạp chất. Ngoài đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không dùng chất bảo quản thì đây là cách để bảo tồn giá trị cho làng nghề làm miến lâu đời.
2. Cách dùng củ dong làm miến diễn ra thế nào
Quy trình sản xuất ra sợi miến cần trải qua nhiều công đoạn chắt lọc thau rửa bột củ dong riềng. Đầu tiên chính là củ dong thu hoạch sẽ được làm sạch để xay thành bột.
Bột củ dong riềng luộc sẽ được thau rửa nhiều lần, mục đích là loại bỏ hết tạp chất và nâng cao tính vệ sinh. Trong quá trình ngâm bột để lọc bỏ tạp chất, người thợ sẽ dùng natri sunfuric (NaHSO3). Do hóa chất này được cho phép dùng với thực phẩm nên chỉ cần chú ý liều lượng vừa đủ thì sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Theo công thức kinh nghiệm thì 100kg tinh bột củ dong làm miến sẽ cần dùng 50 lít nước sạch. Sau khi trộn bột với nước thì tiến hành khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện. Sau đó sẽ để chờ trong 3 giờ. Qua khoảng thời gian này, tinh bột củ dong sẽ lắng xuống còn tạp chất thì nổi dần lên bề mặt và khiến nước bị đổi màu. Thực hiện khoảng 3 lần như vậy màu nước rửa sẽ trong dần. Cũng nhờ sự cẩn thận tỉ mỉ trong từng công đoạn của người thợ mà làng nghề làm miến thủ công vẫn rất được yêu thích.
Thị trường miến sạch Việt Nam đã có một quãng đường dài phát triển trong suốt 80 năm để làm nên tên tuổi và thương hiệu. Đồng thời thị trường tiêu thụ cũng không ngừng được mở rộng và xuất hiện ở rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.
Bột củ dong riềng sau khi xử lý sẽ được mang qua máy trộn bột và nước cùng một số phụ liệu rồi tiến hành sản xuất. Khâu này sẽ tạo ra sợi miến tươi và được chia ra các sào tiện cho phơi khô đóng gói. Miến được phơi dưới nắng đến khi khô lại đóng gói sẽ có thể kéo dài thời gian sử dụng đồng thời bảo toàn độ thơm ngon khi dùng.
3. Công dụng của miến dong
Miến dong được cho là mang lại nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phân tích và làm thí nghiệm để tìm ra tất cả những ưu điểm của thực phẩm này.
Trong thành phần củ dong ngoài tinh bột thì còn có protein. Thêm vào đó tính mát vị ngọt tự nhiên của củ dong là lý do khiến miến này được sử dụng cho bà bầu và em bé bắt đầu tập ăn.
Điểm nổi bất nhất chính là hàm lượng tinh bột cao nhưng miến củ dong lại có tính mát và bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Nhờ đó ăn miến dong cũng có thể giúp bản quản lý cân nặng hiệu quả. Lượng calo và chất béo của miến dong được cho là khá thấp, vì vậy rất phù hợp với người thừa cân béo phì.
Hơn thế, người mắc bệnh tim mạch có thể dùng thực phẩm này. Ngoại trừ thơm ngon bổ dưỡng nó sẽ giúp ổn định chỉ số đường huyết cho cơ thể. Thêm vào đó chất xơ sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng khả năng trao đổi chất cho cơ thể.
4. Miến dong có thể làm món ăn gì?
Trong mâm cơm ngày Tết miến dong gần như là món không thể thiếu. Không chỉ nấu miến nước, miến có thể chế biến xào hoặc trộn cùng để ăn. Ngoài ra món chả nem truyền thống cũng được sử dụng miến để tạo độ sai ngọt khi ăn.
Trên đây là cách dùng củ dong riềng đỏ làm miến cho bạn tham khảo. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng miến có thương hiệu và đảm bảo hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin hoạt động của doanh nghiệp đó.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!