Bị thủy đậu (phỏng dạ) nên bôi thuốc gì?
Khi nhiễm thủy đậu, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng Thuốc trị thủy đậu Acyclovir. Đây là thuốc đặc trị bệnh nhiễm trùng do virus gây nên. Công dụng chính của Acyclovir là điều trị những vết loét gây ra do nhiễm virus Herpes Simplex, bệnh zona và thủy đậu, thuốc làm giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian các đợt bùng phát, giúp vết thương mau lành, giảm đau, phòng ngứa, ngăn chặn vết loét mới và chống bội nhiễm trên da.
Thuốc bôi Acyclovir là thuốc đặc trị cho các bệnh ngoài da do nhiễm virus. Ảnh: internet
Thuốc bôi Acyclovir tạo ra sự ức chế sự sản sinh của virus. Vì vậy, nếu người bệnh thủy đậu dùng thuốc sớm ngay khi vừa phát hiện mụn nước sẽ ngăn lây lan các nốt phồng và nhanh khỏi hơn.
Thuốc Acyclovir phổ biến ờ dạng bôi ngoài da. Thuốc đạt hiệu quả cao nhất nếu sử dụng trong 24h khi phát hiện bóng nước và dùng trong đến khi bóng nước ngừng xuất hiện. Khi sử dụng thoa một lớp kem mỏng lên vùng tổn thương và quanh vết phồng 5 lần trên một ngày, mỗi lần cách nhau 4h. Sử dụng thuốc trong 5 đến 10 ngày.
Một lưu ý quan trọng, đó là tuyệt đối không bôi Acyclovir khi các nốt mụn đã bị vỡ.
>>>Bị thủy đậu rồi có bị lại không?
>>>Mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
>>>Bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị thủy đậu bôi xanh methylen
Thuốc xanh Methylen hay còn gọi là Methylene blue, cũng là một cái tên quen thuộc được khuyên dùng cho người mắc bệnh trái rạ.
Thuốc thường có dạng dung dịch, có tính sát khuẩn nhẹ, tác dụng đặc trị một số bệnh ngoài da, bệnh viêm da. Đặc biệt là những bệnh ngoài da do virus, có tổn thương da phồng rộp, mụn nước như thủy đậu.
Công dụng chủ yếu của xanh methylen khi điều trị bệnh thủy đậu bằng cách bôi lên các mụn nước là sát trùng, tránh sự lây lan của virus và giúp các vết mụn nước khô nhanh, đóng vảy và rụng, mau lành bệnh.
Thuốc xanh Methylen hay còn gọi là Methylene blue các tác dụng sát khuẩn, làm khô vết loét. Ảnh: internet
Bị thủy đậu nên uống thuốc gì?
Khi nhiễm bệnh thủy đậu, nhiều người thường có xu hướng sử dụng những bài thuốc dân gian truyền miệng dựa trên sự kết hợp từ thảo dược như kim ngân, lá dâu, cam thảo, lá tre… dùng để tắm, những bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị ngoài da.
>>>Cảnh giác: Ngoài ngứa và sẹo, biến chứng bệnh thủy đậu gây vô sinh, bội nhiễm?
>>>Những thứ cần phải kiêng 100% khi mắc bệnh thủy đậu
>>>Các vấn đề về ăn uống khi mắc bệnh thủy đậu
>>>3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm
Bị thủy đậu có nên uống tiêu ban lộ?
Theo nhiều người chia sẻ, bài thuốc “Tiêu ban lộ” có thể sử dụng để điều trị cho người nhiễm thủy đậu. Thậm chí, có người còn quan niệm dùng thuốc này nhằm làm “lộ ra hết chất độc”, không cho “lặn” vào bên trong thì bệnh càng kéo dài… Những suy nghĩ như vậy thường làm bệnh nặng hơn.
Thực chất, “Tiêu ban lộ” được xem là bài thuốc nam đặc biệt dành trị bệnh sốt hay các dấu hiệu phát ban ở trẻ nhỏ. Thuốc có thành phần chính bao gồm cát căn, kinh giới tuệ, sài đất, cúc hoa, ngưu bàng tử, mộc thông, cam thảo. Tuy vậy, hiện nay chưa có nghiên cứu hay kết quả chứng mình tác dụng của tiêu ban lộ khi điều trị thủy đậu.
Những loại thuốc có thể uống khi mắc bệnh thủy đậu
Về cơ bản, bệnh thủy đậu sẽ tự hết sau khoảng 20 ngày. Tuy nhiên trong thời gian nhiễm, người bệnh rất khó chịu khi bị ngứa ngáy và đau nhức do da bị tổn thương.
Để giảm triệu chứng ngứa, có thể sử dụng các thuốc kháng histamin theo đường uống hoặc bôi ngoài da. Kháng histamin đường uống có thể dùng Chlopheniramin dạng viên nén; hoặc siro Phenergan… Các thuốc có thể gây cảm giác buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn… Khi điều trị cho trẻ em nên dùng dạng siro nhưng đặc biệt chú ý không dùng quá liều vì có thể gây kích động, ảo giác, co giật…
Trong trường hợp người bệnh bị sốt, chỉ cần uống thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, kết hợp với nằm nghỉ nơi thoáng gió, tránh gãi vì có thể gây vỡ nốt phồng khiến virus lây lan và lâu lành bệnh.
Bị thủy đậu tiêm mấy mũi?
Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu có cần tiêm không?
Theo số liệu thống kê từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết mỗi năm ở nước ta, số người mắc bệnh thủy đậu dao động 25.000-40.000 người. Vì thế, tiêm ngừa thủy đậu là một giải pháp hữu hiệu để phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Bệnh thủy đậu thường xảy ra vào mùa đông-xuân. Bệnh gây ra do nhiễm virus, vì thế người lớn và trẻ em nếu chưa mắc bệnh thì nên chích ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm. Với các trường hợp đã được tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy vậy, cũng còn khoảng 10% có thể bị thủy đậu sau khi chích ngừa, nhưng các trường hợp này chỉ bị nhẹ, nổi rất ít nốt phồng và thường không bị biến chứng.
Tiêm mấy mũi?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa mắc thủy đậu cần tiêm đủ 2 liều vắc xin để phòng bệnh. Đặc biệt, người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu có 3 loại phổ biến tại Việt Nam, gồm: Varivax (của Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) và Varilix (Bỉ).
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời người và ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh trở lại. Quá trình điều trị bệnh khá đơn giản và không cần sử dụng thuốc đặc trị, tuy vậy cần hết sức lưu ý và áp dụng phương pháp chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.