Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng xã hội

Cấu
trúc

Nội
dung – Thao tác nghị luận


hóa câu hỏi

Mở bài

Giới thiệu sự việc, hiện tượng, trích dẫn (nếu đề bài đưa
nhận định hoặc dẫn bản tin…), xác định mức độ, quy mô, tính chất của vấn đề
(phổ biến hay cá biệt, có ý nghĩa như thế nào?…

  • Sự việc hiện tượng cần
    bàn luận ở đây là gì?
  • Thái độ của người viết ra sao?

 

Thân bài

Giải thích nội dung, nêu thực chất của sự việc, hiện tượng,
phân tích nguyên nhân và tác dụng hay hậu quả của sự việc, hiện tượng.

  • Sự việc diễn ra như thế nào?
  • Nguyên nhân do đâu?

– Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ nhận thức nào? Từ
tình cảm nào?

– Nguyên nhân khách quan?

(Gia đình, Nhà trường, xã hội…?)

  • Ảnh hưởng, tác động của sự việc hiện tượng tới đời sống
    xã hội như thế nào? (Lợi hay  hại như
    thế nào? Tại sao cần đánh giá như thế?… )

Kết bài

Bình luận về sự việc, hiện tượng: nêu nhận xét, đánh giá;
bày tỏ thái độ của mình và phương hướng hành động.

  • Sự việc hiện tượng này tốt hay xấu; nên hay không nên…? Ở
    chỗ nào? Tại sao?
  • Cần phải làm gì để phát huy, lan tỏa sự việc hiện tượng
    này (nếu tốt)? Cần làm gì để ngăn chặn, loại bỏ sự việc hiện tượng này (nếu xấu)?

 

Liên hệ bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Em nhận thức được điều gì từ sự việc hiện tượng này?
  • Em sẽ hành động ra sao?

Kết bài

Từ sự việc, hiện tượng đời sống vừa bàn bạc đúc kết thành
thông điệp về cách sống, cách ứng xử…

Thông điệp em muốn chuyển tải qua sự việc hiện tượng này
là gì?

Rate this post

Viết một bình luận