Cách làm tan filler vón cục

Tiêm filler là một trong những kỹ thuật làm đẹp đơn giản, nhanh chóng và mang đến hiệu quả tức thì. Nhờ đó, khách hàng có thể sở hữu khuôn mặt trẻ trung, căng tràn sức sống. Tuy không phẫu thuật, không xâm lấn nhưng công nghệ thẩm mỹ này thỉnh thoảng vẫn gây ra biến chứng vón cục. Vậy Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào? Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Tiêm filler là phương pháp bơm một lượng chất làm đầy vừa đủ vào tầng trung bì của da thông qua kim tiêm chuyên dụng. Thủ thuật này giúp lấp đầy những vùng trũng lõm do vết nhăn gây ra, đồng thời tái tạo hình bộ phận nào đó trên khuôn mặt: cằm, môi, mũi, thái dương.

Cách làm tan filler vón cục

Tiêm filler là phương pháp bơm một lượng chất làm đầy vừa đủ vào tầng trung bì của da thông qua kim tiêm chuyên dụng.

Thành phần chính của filler là axit hyaluronic. Đây là hợp chất nhân tạo có mức độ an toàn và tương thích cao, không gây dị ứng hoặc kích ứng. Chất làm đầy có thể tồn tại trong tế bào da khoảng 6 12 tháng, sau đó bị cơ thể đào thải dần dần theo cơ chế sinh học tự nhiên. Với quy trình tiến hành tinh gọn, đơn giản, tiêm filler là liệu trình cải thiện nhan sắc một cách nhanh chóng, rất phù hợp với những chị em không muốn phẫu thuật can thiệp.

Nhận biết hiện tượng tiêm filler bị vón cục

Sau khi tiêm filler, nếu khách hàng cảm thấy filler vón cục, gây bầm tím và đau nhức dữ dội thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được xử lý kịp thời, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Nhìn chung, chị em có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu bất thường này bằng cách cảm nhận và quan sát sự thay đổi của khuôn mặt:

Lỗi tiêm filler vùng má

  • Da má chảy xệ

  • Rãnh cười sâu, xuất hiện vết hằn dài hai bên miệng

  • Má bị lệch

Lỗi tiêm filler vùng cằm

  • Cằm phẳng, dẹt, kém tự nhiên

  • Cằm nhọn, thiếu cân đối, hài hòa

  • Da cằm mỏng

  • Da nổi đỏ hoặc chùng giãn mạch máu, đặc biệt là khi bạn đi ra nắng

Lỗ tiêm filler vùng mũi

  • Sống mũi thô to, sưng đỏ kéo dài

  • Cánh mũi thô dày, to bè

  • Mũi bị tràn filler

  • Chất làm đầy vón cục, lộ rõ tại vị trí tiêm

Nguyên nhân gây vón cục, bầm tím sau khi tiêm filler?

Thông thường, filler sẽ bắt đầu ổn định chỉ sau khoảng 1 2 giờ tiêm. Lúc này vị trí được tác động sẽ trở nên căng bóng, mịn màng và vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chất làm đầy vón cục và gây bầm tím, đau nhức dữ dội liên tục nhiều ngày. Điều này có thể bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính sau đây:

Chất làm đầy kém chất lượng

Tiêm filler giá rẻ, hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vón cục, bầm tím. Thêm vào đó, một số cơ sở thẩm mỹ chui, dỏm còn trộm long tráo phụng, cố tình thay thế filler bằng silicon lỏng. Khi đi vào cơ thể, hợp chất này không thể tự tan và tự đào thải, dẫn đến hiện tượng vón cục, đau nhức, bầm tím, hoại tử. Filler trôi nổi có thể khiến toàn bộ khuôn mặt thô cứng, kém tự nhiên, thiếu sức sống.

Cách làm tan filler vón cục

Tiêm filler quá liều

Tiêm filler giá rẻ, hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vón cục, bầm tím.

Căn cứ vào nhu cầu làm đẹp và đặc điểm cơ địa của từng khách hàng, bác sĩ thẩm mỹ sẽ cân nhắc liều lượng filler phù hợp. Nếu khách hàng được bơm vào cơ thể một lượng chất làm đầy lớn hơn mức cần thiết thì vị trí tiêm sẽ trở nên căng cứng, tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tình trạng sưng đau, vón cục và bầm tím.

Tiêm chất làm đầy sai kỹ thuật

Một số bác sĩ thẩm mỹ non kém kinh nghiệm có thể tiêm filler sai vị trí, trúng các mạch máu quan trọng, khiến máu đông tụ, quá trình tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. Toàn bộ chất làm đầy tại vùng cần chỉnh sửa bị vón cục, cứng đờ. Nếu bác sĩ tiêm chất làm đầy quá sâu hoặc tiêm nhầm vào những dây thần kinh tại mô mềm thì chị em sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách làm tan filler vón cục

Nhiễm trùng

Một số bác sĩ thẩm mỹ non kém kinh nghiệm có thể tiêm filler sai vị trí.

Các dụng cụ tiêm chất làm đầy không được khử trùng kỹ lưỡng cùng chế độ chăm sóc kém khoa học sau khi tiêm sẽ khiến vị trí tiêm xuất hiện tình trạng lở loét, sưng bầm, nhiễm trùng và vón cục.

Như vậy, tuy hợp chất filler đã được Bộ Y tế kiểm định và chứng nhận chất lượng nhưng nếu áp dụng công nghệ làm đẹp này tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín thì độc giả sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó có vón cục và bầm tím.

Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không?

Bất cứ vết sưng, cục u nào xuất hiện sau khi tiêm filler cũng cần ít nhất vài ngày để điều trị. Nếu khu vực xung quanh vị trí tiêm bị ngứa, sưng, viêm và đơ cứng thì đây có thể là phản ứng dị ứng của cơ thể với chất làm đầy.

Tương tự, khi phát hiện hiện tượng bầm tím, sưng phù, vón cục liên tục kéo dài chưa rõ nguyên nhân, phái đẹp cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức để được hướng dẫn cách xử lý cụ thể nhất. Nếu chị em chỉ bị sưng nhẹ thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh.

Cách làm tan filler vón cục

Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, bác sĩ thẩm mỹ sẽ phải tiêm một loại enzyme đặc biệt để hoà tan filler, giúp khách hàng lấy lại hình dáng khuôn mặt ban đầu. Nếu khám thấy cục u có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chị em, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một tiểu phẫu nhỏ để loại bỏ khối u này.

Tóm lại, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm từ việc tiêm filler thẩm mỹ, người đọc cần nghiên cứu thông tin cẩn thận và lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín, đáng tin cậy. Nếu không may gặp phải tình trạng sưng phù, bầm tím và vón cục sau khi tiêm chất làm đầy thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ các khối u hạt.

Cách làm tan filler vón cục

Cách khắc phục hiện tượng vón cục sau khi tiêm filler

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm từ việc tiêm filler thẩm mỹ, người đọc cần nghiên cứu thông tin cẩn thận và lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín, đáng tin cậy.

Như bài viết đã đề cập phía trên, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, chị em cần đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Căn cứ vào tình trạng đau nhức, sưng tím, vón cục, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp khắc phục phù hợp như: kê thuốc tiêu viêm giảm sưng, tiêm tan filler hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh với lịch trình làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học và massage nhẹ nhàng tại vùng da tiêm filler.

  • Không dùng cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga và các chất kích thích.

  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể (2 2,5 lít nước/ngày).

  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, sinh hoạt điều độ.

  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm lâu hay ngồi nhiều.

  • Giảm thiểu lượng muối trong khẩu phần ăn (bởi loại gia vị này sẽ khiến tình trạng vón cục thêm nghiêm trọng).

  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc và các loại đậu.

  • Massage nhẹ nhàng khu vực tiêm filler mỗi ngày nhằm xoa dịu vị trí sưng viêm và các cục u nhỏ.

Hy vọng, với bài viết này, bạn đã có thể tìm thấy lời giải đáp thỏa đáng nhất cho thắc mắc: Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào? Tóm lại, công nghệ này chỉ thực sự an toàn khi độc giả lựa chọn đúng trung tâm làm đẹp uy tín, bác sĩ thẩm mỹ có trình độ chuyên môn cao và biết chăm sóc bản thân đúng cách sau khi tiêm filler. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cải thiện nhan sắc bằng kỹ thuật tiêm filler!

Rate this post

Viết một bình luận