Cách Làm Vịt Nấu Chao Ngon Nhất 2022 – Thật Là Ngon

Cùng Thật Là Ngon bỏ túi thêm một món lẩu ngon để đời với cách làm vịt nấu chao kiểu miền Tây nhé!

Chao là đậu phụ lên men, một món ăn xuất xứ từ Trung Quốc. Càng xuôi xuống phía Nam nước ta, chao càng được dùng phổ biến hơn trong các món ăn hàng ngày.

Nó có vị béo ngậy đặc trưng, được phương Tây ví như một thứ phô mai châu Á. Tại Việt Nam, chao thường được dùng để pha nước chấm (rau củ, thịt luộc/nướng), tẩm ướp thịt quay, nấu sốt, nấu lẩu,…

Món vịt nấu chao kiểu miền Tây từ cách tẩm ướp, phương pháp nấu đến cách ăn đều khác hẳn vịt nấu chao của người Hoa, đậm đà bản sắc Việt. Bạn có thể thưởng thức nó như một món kho ăn với bánh mì, hoặc món lẩu ăn với bún và cực cực kì nhiều rau.

Khi trái gió trở trời, mưa mưa lạnh lạnh là lúc thích hợp nhất để thưởng thức vịt nấu chao.

Mình cùng vào bếp nhé!

Cách Làm Vịt Nấu Chao Ngon Nhất

  • Save

In Công Thức

5

from 1 vote

Cách Làm Vịt Nấu Chao

Vịt nấu chao là một đặc sản miền Tây. Thịt vịt mềm thơm, bùi béo rất đặc biệt. Cách làm không quá khó, rất đáng để bạn thử.

Chuẩn bị

30

phút

Nấu

1

giờ

Thời gian ướp

30

phút

Tổng thời gian

2

giờ

Khẩu phần:

4

Calories:

715

kcal

Nguyên Liệu

  • 1

    kg

    vịt

  • 500

    g

    khoai môn (khoai cao)

  • 1

    củ

    gừng to

  • 5

    tép

    tỏi

  • 2

    củ

    hành khô

  • 2

    cây

    sả

  • 3

    cây

    hành lá

  • 100

    g

    chao (đỏ, trắng)

  • 1

    muỗng canh

    đường

  • 1

    muỗng canh

    dầu điều

  • ½

    bát con

    rượu trắng

  • 500

    ml

    nước dừa

  • Muối
  • Dầu ăn

Nước chấm

  • 50

    g

    chao trắng (phần cái)

  • 5

    g

    đường

  • 5

    g

    sa tế

  • 10

    g

    tương ớt

Hướng dẫn

Bước 1: Sơ chế và ướp vịt

  • Gừng đập dập, băm nhỏ, để riêng 1 thìa cà phê. Trộn gừng với 1 thìa canh muối và nửa bát con rượu.

  • Hành, tỏi băm nhỏ. Sả đập dập, cắt khúc.

  • Vịt rửa sạch, moi hết nội tạng trong bụng vịt. Chà xát thật kĩ da vịt và bụng vịt với hỗn hợp gừng, rượu, muối. Rửa lại với nước sạch, để ráo. Chặt vịt thành miếng vừa ăn.

  • Ướp vịt với chao, đường, sả, 1 nửa hành, tỏi, 1 thìa cà phê gừng băm, màu dầu điều ít nhất 30 phút. 

Bước 2: Sơ chế rau củ ăn kèm

  • Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt khối to bản (củ nhỏ để nguyên).

  • Chiên khoai vàng xém các mặt.

  • Hành lá nhặt rửa sạch, đầu hành trắng để riêng, dọc hành cắt khúc.

  • Rau ăn kèm (nếu có) nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn

Bước 3: Nấu vịt nấu chao

  • Phi thơm hành, tỏi, gừng. Cho vịt vào xào kĩ ở lửa lớn tới khi thịt săn lại.

  • Cho nước dừa vào nồi vịt, đun sôi, hớt bọt. Nếu ăn lẩu thì cho thêm 1,5 lít nước và hạt nêm.

  • Om vịt ở lửa nhỏ khoảng 30-40 phút tới khi thịt mềm.

  • Nêm nếm lại nồi vịt cho vừa ăn, rồi mới cho khoai vào om cùng khoảng 5 phút.

Bước 4: Pha nước chấm

  • Trộn đều các nguyên liệu trong phần nước chấm tới khi nhuyễn mịn.

Bước 5: Hoàn thành

  • Rắc hành lên vịt trước khi ăn.

  • Vịt nấu chao ăn cùng bánh mì hoặc mì, bún và các loại rau ăn kèm (rau muống, cải cay, cải cúc, mùng tơi, kèo nèo, nấm rơm,…). Thịt vịt chấm nước chấm chao.

Nutrition

Calories:

715

kcal

Bạn thử chưa?

Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!

Chi tiết cách làm vịt nấu chao

Bước 1: Sơ chế và ướp vịt

Món vịt nấu chao ngon ở vị đậm đà đặc biệt của thịt vịt, kết hợp với vị béo và mùi thơm đặc trưng của chao. Nhưng khi ăn món này, nhiều người lại thích ăn khoai, húp nước và rau ăn kèm hơn cả thịt. Vì thế, bạn có thể giảm lượng vịt tăng lượng khoai nha.

Vịt bạn nên chọn thịt tươi, dày, ít mỡ. Bạn có thể nấu cả cổ cánh hoặc mua mỗi phần đùi. Bạn tham khảo cách chọn vịt trong bài Cách làm vịt quay nhé.

Khâu sơ chế thịt vịt phải làm thật kĩ, nếu không món ăn sẽ còn nguyên mùi hôi vịt khó chịu. Hỗn hợp gừng-rượu-muối khử mùi rất hiệu quả. Bạn cần đặc biệt chà xát kĩ da vịt nhé, mùi hôi chủ yếu nằm ở da.

Chà xát vịt xong, nếu chưa yên tâm, bạn có thể ngâm vịt trong nước lạnh có pha gừng, rượu khoảng 15-20 phút.

Sau khi rửa ráy kĩ càng, bạn chặt vịt thành miếng vừa ăn. Thịt vịt khi nấu sẽ teo lại nên bạn chặt to miếng gấp đôi miếng thịt vịt luộc nhé.

Ướp vịt cũng là công đoạn quan trọng không thể ăn bớt. Bạn có thể ướp thịt từ 30 phút đến 2 tiếng, qua đêm cũng được nhưng không cần thiết.

vnc tln1

  • Save

Hành tỏi bạn băm nhỏ. Sả đập dập, cắt khúc. Món này thiếu sả cũng được.

Bạn ướp vịt với chao, đường, sả, 1 nửa hành tỏi, 1 thìa cà phê gừng băm, màu dầu điều.

Chao là linh hồn của món ăn, chao càng ngon càng tốt. Bạn nên dùng chao đỏ phối hợp với chao trắng, vì mỗi loại sẽ có hương vị riêng. Bạn chỉ dùng 1 loại chao cũng được. Dùng chao đỏ thì tốt hơn vì nó có màu đẹp.

Khi múc chao, bạn lấy cả cái cả nước nhé. Nước chao lấy độ 2 thìa canh hoặc hơn cũng được.

Chao có vị mặn sẵn rồi nên chúng mình không cần ướp muối. Món ăn của miền Tây có vị ngọt đặc trưng, bạn có thể tăng lượng đường lên nha.

Màu dầu điều chủ yếu để tạo màu, bạn có thể ướp ớt bột Hàn Quốc thay thế.

Bước 2: Sơ chế rau củ ăn kèm

Vịt nấu chao kiểu miền Tây không thể thiếu khoai. Bạn có thể dùng khoai sọ hoặc khoai

vnc tln2

  • Save

Nếu bạn định nấu vịt nấu chao dạng kho để ăn bánh mì thì có thể bỏ qua bước này. Khoai không chiên nấu nhanh rã sẽ làm nước vịt sền sệt.

Hành lá bạn nhặt rửa sạch, đầu hành để riêng, dọc hành cắt khúc. Bạn có thể cho thêm mùi tàu (ngò gai), ngổ (ngò om), húng quế (rau quế), tía tô cũng rất hợp với món này. Phần rau nêm bạn cho lơ thơ vài cọng cho dậy mùi thôi nhé.

Nếu ăn lẩu vịt thì bạn nhặt rửa thêm thật nhiều rau nhúng nhé. Món này tốn rau lắm đấy.

Bước 3: Nấu vịt nấu chao

Bạn phi thơm hành tỏi gừng rồi xào thịt vịt ở lửa lớn. Khi xào, thịt sẽ ra nước, bạn kiên nhẫn đun kĩ nha, tới 15-20 phút cũng được. Ở bước này, chúng mình gần như đang rim thịt để gia vị dậy mùi, ngấm sau vào từng thớ thịt.

Nếu có thể, bạn áp chảo từng miếng vịt tới khi xém cạnh càng ngon nữa.

vnc tln3

  • Save

Khi thịt săn và thơm lừng, bạn mới cho nước dừa vào nồi vịt. 500 ml tương đương với khoảng 1 quả dừa. Nếu ăn lẩu thì bạn đổ thêm nước lạnh nha.

Om khoảng 30-40 phút là thịt mềm. Vịt già có thể cần om lâu hơn.

Khi thịt mềm chúng mình mới bắt đầu nêm nếm lại. Chao rất mặn, mỗi hãng vị mặn lại khác nhau, nên lượng muối/hạt nêm nêm thêm phải tùy tình hình thực tế. Bạn điều chỉnh vị mặn-ngọt cho vừa ăn.

vnc tln4

  • Save

Nêm nếm xong, bạn cho khoai vào om cùng khoảng 5-10 phút nữa, tới khi khoai chín bở là được.

Nếu thích vị béo, trước khi ăn bạn có thể cho thêm nước cốt dừa vào đun cùng.

Bước 4: Pha nước chấm

Thịt vịt sẽ không mặn như thịt kho, nên cần phải chấm mới vừa ăn.

Bạn trộn đều chao, sa tế, đường, tương ớt thành một hỗn hợp sánh, nhuyễn mịn. Vị nước chấm béo, cay tê, ngọt, chua nhẹ vừa ăn.

cách làm vịt nấu chao

  • Save

Có một kiểu pha nước chấm khác dùng chao+tỏi ớt băm+đường+nước chanh.

Nếu không chịu được mùi chao sống thì bạn có thể xào nước chấm trước khi dùng.

Nước chấm này dùng để chấm rau củ luộc, thịt luộc, thịt quay,… cũng ngon lắm.

Bước 5: Cách Làm Vịt Nấu Chao – Hoàn thành

Xong rồi, chuẩn bị ăn thôi!

vnc tln 1

  • Save

Vịt nấu chao nóng hôi hổi, lên màu vàng đỏ đẹp mắt như cà ri, hương thơm béo nồng nàn của chao không lẫn đi đâu được. Thịt vịt mềm, đậm đà, hoàn toàn không hôi, tanh. Khoai bùi dẻo, thơm.

Món này không kén rau, đặc biệt hợp với rau muống, tốn rau tốn khoai hơn thịt. Cho nên vị thì béo đấy mà ăn xong lại thấy nhẹ nhàng, khoai khoái, dễ tiêu.

Lần tới bạn hãy đổi vị lẩu cho gia đình với cách làm vịt nấu chao cực kì thơm ngon này nhé!

*Ảnh: Nguồn Internet

0

Shares

  • Facebook

    0

  • More

Rate this post

Viết một bình luận