Cá rồng là các loài cá nước ngọt sơ khai và không tiến hóa gì nhiều kể từ thời khủng long còn tồn tại trên trái đất! Họ cá rồng Osteoglossidae bao gồm hai chi là Osteoglossum (cá rồng Nam Mỹ) và Scleropages (cá rồng châu Á và châu Úc). Cá rồng có vảy to, thân dẹp và dài, đầu có hình con dao bầu với một cặp râu ở chóp hàm dưới luôn chĩa ra phía trước được cho là có chức năng cảm nhận những biến động trên mặt nước.
Thanh long Borneo, dòng vây vàng “yellowtail”.
Thanh long (Scleropages formosus)
Đây là loài cá rồng có giá trị thấp nhưng lại phổ biến nhất trong số những loài cá rồng châu Á. Loài thanh long phân bố rất rộng bao gồm các đảo Borneo và Sumatra ở Indonesia, Malaysia, miền Nam Thái Lan, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Thanh long có kích thước tối đa khoảng 60 cm, lưng màu xanh sậm, thân màu bạc hay phớt xanh, màng vây màu xanh tím (đặc điểm chính để phân biệt với loài thanh long Borneo), tia vây màu đỏ nâu. Ở những cá thể trưởng thành, vùng xung quanh mắt chuyển sang màu xanh ngọc. Chúng thường có dạng đầu hình viên đạn. Xin lưu ý rằng đảo Borneo có cả hai loài thanh long là thanh long thường (Scleropages formosus) và thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus).
Kim long quá bối được chia thành nhiều loại bao gồm “blue-based”, “purple-based”, “green-base”, “gold-based” và “silver-base” tuỳ thuộc vào màu sắc ở tâm vảy. Các loại “Blue-based” và “purple-based” là như nhau vì màu xanh hay tím là tuỳ vào góc nhìn, khi còn nhỏ loại cá này thường sậm màu. Những con có màu xanh đậm và sáng lan rộng trên vảy và nắp mang lớn lên sẽ rất đẹp. Với loại này, màu xanh ở tâm vảy thường lan rộng làm màu vàng trên viền vảy hẹp lại (thin-frame). Loại “gold-based” khi còn nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu sắc của chúng phát triển lên lưng sớm hơn so với những loại khác. Loại này trông rất hấp dẫn bởi vì khi trưởng thành toàn thân vàng óng giống như thỏi vàng 24K di động! Với loại này, màu vàng đậm ở tâm vảy thường co lại làm màu vàng trên viền vảy rộng (thick-frame).
Kim long quá bối loại “gold head”
Thanh long Nami
Hồng điểm long (Scleropages leichardti)
Hồng điểm long (Scleropages leichardti)
Cá rồng Nam Mỹ phân biệt với cá rồng châu Á và châu Úc ở bộ vây. Ở cá rồng Nam Mỹ, Vây lưng và vây hậu môn bắt đầu từ phần giữa thân và chồng xếp lên vây đuôi tạo ra cảm giác chúng là một dải liên tục, vây ngực và đuôi nhỏ so với thân mình. Trong khi ở cá rồng châu Á và châu Úc, vây lưng và vây hậu môn ngắn và lùi xa về phía sau, vây ngực và đuôi khá lớn so với thân mình.
Tuổi thọ của cá rồng Nam Mỹ có thể lên đến 20 năm. Ngoài môi trường tự nhiên, cá rồng sống ở sông rạch và đầm lầy. Khi mực nước rút, chúng có thể tụ tập thành bầy đi săn mồi. Khi nước lên, cá rồng tản mác đi khắp nơi. Chúng săn mọi loại thức ăn nổi trên mặt nước như cá nhỏ, côn trùng, ếch nhái, thậm chí cả chim, bò sát và thú non, nói chung là tất cả những gì vừa với miệng của chúng!
Cá ngân long (silver arowana) phân bố ở lưu vực sông Amazon, sông Rupununi (Guyana) và Oyapock (French Guyana), Nam Mỹ. Loài này có kích thước tối đa 1.2 mét, vảy to, hàm dưới trề, thân hình trông giống như con dao bầu và không nằm trong danh sách các loài cá phải bảo vệ. Khi còn nhỏ, thân cá thường có những lằn xanh ánh kim và cam, đầu và vây có những đốm đen, viền vây màu hồng. Khi trưởng thành, cá chuyển sang màu ánh bạc. Cá đực có vây hậu môn dài và nhọn hơn cá cái.
Cá ngân long có giá thành tương đối rẻ, 20-25 đô-la một con nên chúng là loài cá rồng được nuôi phổ biến nhất. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu gần đây ở Peru (Moreau & Coomes, 2006) cho thấy tình trạng khai thác cá rồng đến cạn kiệt đang diễn ra, bên cạnh đó người dân địa phương thu hoạch cá ngân long non bằng cách… chặt đầu cá bố để tránh chúng nuốt con vào bụng. Các hạn chế săn bắt tạm thời của nước sở tại trong thời gian cá sinh sản tỏ ra không có tác dụng. Hiện tại, người ta đang vận động đưa cá ngân long vào danh mục các loài cá cần được bảo vệ tương tự như cá rồng châu Á và cá khổng tượng Arapaima gigas. Nếu điều này thành sự thực thì giá cá ngân long trong tương lai có thể sẽ tăng cao.