Một đôi môi khỏe mạnh sẽ có sắc màu tươi tắn, sáng bóng và đủ độ ẩm. Nếu như đôi môi gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe thì nó sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Bạn cần phải chú ý quan sát xem đôi môi của mình có thay đổi màu sắc gì bất thường.
Môi có màu sắc lạ bất thường
Môi trắng bệch, nhợt nhạt
Môi trắng bệch, nhợt nhạt là biểu hiện của cơ thể khi thiếu máu, bệnh dạ dày hoặc một bệnh lý nào đó liên quan đến gan thận. Nếu kèm theo biểu hiện móng tay xanh xao thì chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu máu trầm trọng.
Các biểu hiện đi kèm là đau lưng, mệt mỏi, buồn ngủ, giảm ham muốn tình dục.
Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho cơ thể như các loại thịt đỏ, gan động vật, rau bina, củ cải đỏ, hạt bí đỏ, bông cải xanh… để giúp đôi môi của mình trở lại màu sắc tươi sáng, cụ thể là màu đỏ tươi.
Môi sẫm màu
Khi cơ thể có dấu hiệu dư thừa nhiệt lượng, hiểu đơn giản là nóng trong người, môi sẽ có màu đỏ sẫm hoặc có màu đỏ tím. Bạn cũng thấy lưỡi mình có màu đỏ hồng hơn so với bình thường.
Dấu hiệu đi kèm: Đau đầu, chóng mặt, đau răng, táo bón, nước tiểu màu vàng sẫm…
Giải pháp: Điều chỉnh thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung thêm rau củ và các loại trái cây giàu vitamin, uống nhiều nước. Hạn chế sử dụng hoa quả có tính nóng, đồ cay nóng và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
Có thể sử dụng thêm một số món ăn giúp giải nhiệt như: cháo đậu xanh giải nhiệt cho dạ dày, gan lợn giải nhiệt cho phổi, cật lợn giải nhiệt cho thận, lê giải nhiệt cho gan, cháo hạt sen giải nhiệt cho tim.
Môi quá đỏ
Môi có màu quá đỏ, đỏ như son môi là dấu hiệu của một vài vấn đề về sức khỏe. Màu đỏ trên môi quá đậm và có dấu hiệu sưng thì có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về gan, lá lách.
Nếu bạn không bị sốt cao mà môi có màu đỏ thì hãy cẩn thận vì bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi, tim, tâm lực suy giảm. Môi đỏ cũng là dấu hiệu của huyết áp tăng.
Môi đỏ tươi còn kéo theo biểu hiện thèm ăn và dẫn đến hôi miệng. Bạn cần bổ sung một số loại thực phẩm như cần tây, mướp đắng, các loại trà như trà thảo mộc, trà hoa cúc… để giúp môi có màu sắc bình thường.
Môi bị thâm đen
Môi có màu thâm đen, tím tái hoặc có sắc xanh thì hãy thăm khám ngay bởi màu sắc bất thường này của môi có liên quan đến tim và phổi. Ngoài ra, môi đen xịt cũng do đau bụng dưới, tiêu chảy, chán ăn, đau đầu.
Môi thâm đen kèm theo triệu chứng có các nốt nâu đen trong miệng cũng là do dạ dày hoặc ruột có vấn đề bất thường. Môi thâm đen do dạ dày cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống bằng cách ăn nhiều rau xanh và hạn chế thức ăn có chất béo.
Môi bị thâm đen có viền môi tối màu
Khi cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, đôi môi của bạn sẽ có màu thâm đen kèm viền môi tối màu. Các triệu chứng điển hình bao gồm tức ngực, ngực thỉnh thoảng ngứa ran, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiêu hóa kém, chán ăn, xuất hiện các cơn ác mộng.
Để cải thiện màu môi, cần bổ sung thức ăn chứa nhiều vitamin D cùng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau diếp cá, cà rốt, đậu đen, đậu trắng, ngô…
Tránh sử dụng các loại thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,… Những loại thức ăn này đều có tác dụng không tốt, chúng sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của bạn.
Môi có màu vàng
Môi có màu vàng là biểu hiện của bệnh gan. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Môi tím tái
Môi tím tái là dấu hiệu điển hình của bệnh tim bẩm sinh. Ở trẻ em, nó còn thể hiện ở môi, ngón tay, ngón chân có màu tím hơi xanh.
Môi bị khô, nứt nẻ
Dị ứng thuốc hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây nứt môi, môi khô. Môi bị khô, nứt nẻ kèm theo khô da, khô miệng, đau khớp còn là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến gan.
Khi nhận thấy đôi môi có màu sắc lạ kèm theo các biểu hiện bất thường, bạn nên đi thăm khám để được khắc phục chính xác. Không nên để lâu hoặc tự tìm cách khắc phục vì rất dễ làm tình trạng trở lên trầm trọng hơn.
Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám phụ khoa, khám nam khoa, khám bệnh xã hội và 9 hạng mục khám sức khoẻ tổng quát chỉ 320.000 Đ và được giảm thêm 30% chi phí tiểu phẫu chữa bệnh khi liên hệ số 0365115116 hoặc chat tư vấn và đặt lịch hẹn khám với bác sĩ phòng khám 11 Thái Hà tại đây.
Các tình trạng nguy hiểm ở môi
Môi bị sưng 1 cục
Nguyên nhân dẫn tới môi bị sưng là do dị ứng, viêm, nhiễm trùng, ung thư hoặc phản ứng thuốc, chấn thương. Kèm theo biểu hiện bị đau, sưng , đỏ, nóng môi.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, có thể kết hợp với các triệu chứng khác là sốt, hạch to, rách ra môi, chảy máu.
Môi nổi mụn nước
Triệu chứng của chứng nhiệt miệng hoặc bệnh sùi mào gà ở miệng, mụn rộp sinh dục ở miệng.
- Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp ở mọi người, bệnh xuất hiện do trầy xước trong niêm mạc miệng khi ăn uống, va chạm với răng hoặc ăn uống những thực phẩm cay nóng quá nhiều.
- Bị mụn rộp sinh dục ở môi kèm theo các triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, đường viền môi trở nên đỏ và có nhiều vết loét, ngứa và gây cảm giác bỏng rộp.
- Khi bị sùi mào gà ở môi nhận biết bằng những vết nước sùi lên như nhú gai, màu hồng nhạt, có mủ,… sau thời gian liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn mào gà, hoa súp lơ,…
Để giữ cho đôi môi luôn duy trì màu sắc tươi sáng, bạn có thể thực hiện một số mẹo đơn giản, có tác dụng khá hiệu quả dưới đây:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Nên bổ sung vitamin cho đôi môi bằng cách thêm vào thực đơn ăn uống của mình các loại thực phẩm như pho mát, thịt gà, rau, cá, sữa chua.
- Uống nước đầy đủ để giữ ẩm cho môi.
- Có thể sử dụng loại son môi mềm có chứa thành phần dưỡng môi.
- Không nên liếm môi bởi thói quen này sẽ lấy đi các chất dưỡng ẩm tự nhiên từ đôi môi và làm khô đôi môi của bạn.
- Trước khi đi ngủ nên loại bỏ lớp son ra khỏi môi.
- Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở đôi môi cần đi thăm khám ngay để có phương pháp khắc phục phù hợp.
Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám phụ khoa, khám nam khoa, khám bệnh xã hội và 9 hạng mục khám sức khoẻ tổng quát chỉ 320.000 Đ và được giảm thêm 30% chi phí tiểu phẫu chữa bệnh khi liên hệ số 0365115116 hoặc chat tư vấn và đặt lịch hẹn khám với bác sĩ phòng khám 11 Thái Hà tại đây.