Cách nuôi cá phượng hoàng mau lớn sinh sản thành công
4.6/5 – (12 bình chọn)
Cá phượng hoàng là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ bể cá cảnh nước ngọt nào. Loài cá cảnh đẹp này rất phù hợp nếu bạn đang muốn thêm một số loài cá có màu sắc tươi sáng vào bể của mình. Mặc dù chúng không phải loài cá dễ chăm sóc bởi yêu cầu điều kiện nước khá khắt khe nhưng màu sắc rực rỡ của nó tạo thêm sức hấp dẫn rực rỡ cho bể của bạn và đánh cắp trái tim của bạn ngay lập tức.
Hãy cùng Thủy Sinh Xanh tìm hiểu cách nuôi cá phượng hoàng, từ điều kiện nước hoàn hảo đến các hành vi kiếm ăn và sinh sản.
Giới thiệu về cá Phượng Hoàng
Cá phượng hoàng thuộc họ cá hoàng đế hay họ cá rô phi và nó có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi và bạn sẽ tìm thấy phần lớn loài cá này sinh sống ở lưu vực sông Orinoco của Colombia và Venezuela. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác nhau, chủ yếu là do màu sắc tuyệt đẹp của nó và những dòng cá phượng hoàng phổ biến nhất ở việt nam như Cá Phượng Hoàng lam, Cá Phượng Hoàng Ngũ sắc, Cá Phượng Hoàng Bolivia, Cá Phượng Hoàng Đá quý, Cá Phượng Hoàng vàng lùn, Cá phượng hoàng xanh v.v..
Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 và được đặt theo tên của người sưu tầm là Manuel Ramirez. Chúng là một trong những loài cá cảnh được nhiều người yêu thích do bản tính ôn hòa và màu sắc đẹp.
Thông số kỹ thuật
- Mức độ chăm sóc: trung bình
- Kích thước bể: 20 gallon (75 lít)
- Tính cách: ôn hòa (hung dữ hơn khi sinh sản)
- Chế độ ăn: động vật ăn tạp
- pH: 6.0 – 7.5
- GH: 3 – 6 dGH (50-100 ppm)
- KH: 3 – 5 dKH (53-89 ppm)
- Nhiệt độ: 22 ° C – 26 ° C
Tuổi thọ của cá Phượng Hoàng
Trung bình cá phượng hoàng có thể sống được đến từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhốt nếu được chăm sóc đúng cách chúng có thể sống được hơn 3 năm. Ngoài tự nhiên, loài cá này có thể sống được 4 – 5 năm.
Kích thước của cá Phượng Hoàng
Cá phượng hoàng thường phát triển chiều dài khoảng từ 5 – 7 cm. Tuy nhiên, chúng là loài cá nhỏ và sẽ không phát triển quá nhiều.
Tính cách và vẻ bề ngoài
Cá phương hoàng được biết đến là loài cá hiền lành vì vậy chúng rất phù hợp nuôi trong bể cá cộng đồng cùng với các dòng cá nhiệt đới hiền lành khác. Khi thiết lập bể, hãy cân nhắc rằng loài cá này không có khu vực bể ưa thích và sẽ dành phần lớn thời gian để bơi xung quanh bể. Tuy nhiên, chúng thích những kẽ hở và không gian ẩn nấp, vì vậy cây cối và đá là những thứ bắt buộc phải có trong bể của bạn.
Cá phượng hoàng là một loài cá rất sặc sỡ, nó có màu vàng sáng, thân và đầu gần như xanh lục với phần còn lại của cơ thể có màu xanh lam / trắng. Các đường cong màu đen chạy dọc theo cơ thể của nó với một chấm đen ở giữa thân. Ở ngoài tự nhiên chúng có nhiều đường vân hơn cá nuôi nhốt.
Đôi mắt của chúng có màu đỏ và các vây của chúng có màu vàng hoặc đỏ với các đường màu xanh lam gần như trong suốt. Vây lưng trước thường có màu đen. Con cái có bụng màu hồng cam và nhỏ hơn một chút. Cơ thể của chúng có hình bầu dục với đuôi và các vây nhọn. Con đực có nhiều vây lưng nhọn hơn con cái.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Phượng Hoàng
Cá phượng hoàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của các thông số nước . Vì vậy, bạn phải hiểu rõ cách chăm sóc chúng và thiết lập bể tốt nhất có thể. Với một chiếc bể cá mới môi trường nước chưa hoàn toàn ổn định có thể gây căng thẳng cho chúng.
Thiết lập bể nuôi
Như đã nói ở trên, cá phượng hoàng rất nhạy cảm với các thông số nước. Do đó, điều quan trọng là phải cung cấp cho chúng môi trường tốt nhất có thể. Bể càng lớn càng tốt, đặc biệt là nó giúp bạn dễ dàng duy trì chất lượng nước cao. Bạn có thể sử dụng sỏi và cát để trải nền bể cá. Bạn cũng nên thêm đá hoặc lũa và trồng thêm cây thủy sinh để trang trí thêm sinh động cho bể cá của mình. Ngoài tự nhiên, chúng sống ở vùng nước chảy chậm vì dòng chảy trong bể của bạn không được quá mạnh.
Môi trường nước
Điều quan trọng nhất khi nuôi cá phượng hoàng chính là duy trì môi trường nước. Mặc dù điều này có vẻ giống như áp dụng với các loài cá khác nhưng thực sự chúng có ảnh hưởng đặc biệt bởi môi trường nước khi nuôi.
Nhiệt độ thích hợp khi nuôi cá phượng hoàng nên trong khoảng từ 22 ° C – 26 ° C, mức độ pH từ 5 – 7,5 (nhắm vào mức trung bình), độ cứng của nước nên từ 5 – 12 KH. Thủy Sinh Xanh khuyên bạn nên kiểm tra nước thường xuyên trong vài tuần đầu tiên khi bắt đầu nuôi. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng điều kiện nước ổn định. Nên đầu tư một bộ lọc phù hợp với bể cá. Nước sạch vô cùng quan trọng khi nuôi dòng cá này và nên thay khoảng 20% lượng nước mỗi tuần.
Nên cho cá Phượng Hoàng ăn gì?
Vì cá phượng hoàng là loài động vật ăn tạp nên chúng cần được cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng. Thức ăn dạng mảnh hoặc dạng viên chuyên dụng dành cho cá cảnh có thể là một món ăn chính. Bạn có thể bổ sung thêm các dạng thức ăn khô đông lạnh như trùn huyết, tôm băm nhỏ, artemia v.v.. Thủy Sinh Xanh khuyên bạn nên cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo rằng chúng nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Các bệnh thường gặp ở cá Phượng Hoàng
Nói chung, cá Phượng Hoàng dễ mắc các bệnh thông thường của cá cảnh nhiệt đới. Chúng có thể trở nên căng thẳng khi chất lượng nước kém, không đủ oxy hoặc không có đủ nơi ẩn náu. Thời gian căng thẳng kéo dài làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến chúng dễ bị bệnh hơn.
Ich là bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cá nước ngọt. Ngoài ra, cá phượng hoàng dễ bị nhiễm ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn, giun dẹp, sán lá da hoặc bệnh Costia.
Cá Phượng Hoàng có thể nuôi chung với cá gì?
Bạn có thể nuôi cá với các loài cá khác, miễn là chúng không quá lớn và hung dữ. Bạn nên nuôi chúng với cá Plecos, cá thần tiên và cá đĩa vì những dòng cá này có thể chịu được các thông số nước tương tự như cá phượng hoàng.
Cách nuôi cá phượng hoàng mau lớn sinh sản thành công 5
Cách nuôi cá Phượng Hoàng sinh sản
Phân biệt giới tính cá Phượng Hoàng
Cá cái nhỏ hơn cá đực và có nhiều sắc tố hồng hơn trên vùng bụng. Nếu quan sát vùng trước của vây lưng, bạn có thể thấy các tia vây của nó kém phát triển hơn. Cá cái cũng thường có hình dạng cơ thể đầy đặn hơn và phần vây đuôi tròn hơn. Mặt sau của vây lưng và vây hậu môn có nhiều cạnh nhọn hơn ở con đực và vây đuôi cũng có cạnh nhọn hơn. Có thể nhận ra cá đực trên vây đuôi hình chữ V và tia thứ hai dài ra ở vây lưng.
Cách nhân giống ở cá Phượng Hoàng
Khá dễ dàng khi nuôi cá phượng hoàng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Chỉ cần cung cấp cho chúng các điều kiện thích hợp trong quá trình sinh sản. Bạn nên thiết lập một bể nuôi riêng để tạo ra môi trường hoàn hảo. Điều này cũng sẽ bảo vệ cá con khỏi bị ăn thịt bởi bất kỳ đồng loại nào đang đói.
Nếu bạn muốn nuôi cá phượng hoàng sinh sản, tốt nhất bạn nên mua một nhóm cá con và để chúng lớn lên cùng nhau. Sau đó, chúng sẽ hình thành các cặp riêng khi chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt giới tính. Cá phượng hoàng có thể đạt đến độ tuổi thành thục sinh dục khá sớm từ khoảng 4-6 tháng tuổi.
Trong quá trình sinh sản, hãy cung cấp cho chúng môi trường nước mềm và tăng nhiệt độ nước lên một chút lên đến 28 ° C ( nhiệt độ ấm hơn làm tăng cơ hội sinh sản), độ pH nên từ 5,5 – 6,5. Sử dụng bộ hẹn giờ cho đèn vì kiểu ngày đêm thất thường có thể làm chúng nhầm lẫn và cản trở hành vi sinh sản. Điều quan trọng là phải có đá phẳng trong bể cá để chúng đẻ trứng, một số cặp thích đào những hố nhỏ trên sỏi để sinh sản. Trong thời kỳ sinh sản, cá phượng hoàng khá hung dữ vì nên tạo nhiều điểm ẩn náu trong bể cá.
Khi cá cái sẽ đẻ trứng lúc này cá đực sẽ sớm thụ tinh.
Cá bố mẹ sẽ tự chăm sóc trứng, thay phiên nhau canh giữ chúng cho đến khi chúng nở sau khoảng 60 giờ, mặc dù cá con sẽ mất vài ngày để bơi lội tự do. Chúng cũng ăn trứng chưa được thụ tinh để ngăn chặn mầm bệnh. Cá đực sẽ tự chăm sóc cá con cho đến khi chúng đủ lớn, vì vậy bạn có thể tách cá cái ra. Lúc này nên cung cấp các loại thức ăn đầy đủ dĩnh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cá con.
Như vậy, Thủy Sinh Xanh đã giới thiệu đến các bạn về cách nuôi cá Phượng Hoàng sao cho tốt nhất. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi chọn nuôi bất kỳ loài cá nào để có thể nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!