Cá rô đồng sinh trưởng chậm, trọng lượng nhỏ, nuôi từ 7 – 8 tháng mới đạt trọng lượng từ 50 – 120g/con. Nhưng thịt ngọt và được thị trường ưa chuộng. Chính vì vậy, mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh phát triển ở nhiều địa phương.
Song, để đạt lợi nhuận cao, tiết kiệm chi phí, bà con cần có hướng đi phù hợp. Trong đó, tự sản xuất cám viên có hàm lượng đạm từ 28 – 35% nuôi cá rô đồng trong ao, bể xi măng, chỉ từ 5 – 6 tháng, cá đã đạt trong lượng 60 – 100g/con. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bà con cách nuôi cá rô đồng và sản xuất thức ăn nuôi cá rô hiệu quả cao.
Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá rô đồng đầy đủ từ A – Z
Chuẩn bị ao nuôi cá rô đồng
- Diện tích
Ao nuôi có diện tích từ 100 – 2.000m2. Đảm bảo mực nước sâu trung bình là 1,2 – 1,5m
- Chọn vị trí ao nuôi
Vị trí ao nuôi phải thuận tiện đi lại, chăm sóc, thăm non. Bố trí gần nguồn nước, dễ cấp và thoát nước trong suốt quá trình nuôi. Vị trí thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Bờ ao
Xung quanh bờ ao nuôi nên có lưới cao từ 0,2 – 0,4m để cá không nhảy ra ngoài. Thời điểm nước cao nhất (1,5m) thì mặt nước cách bờ ao là 0,5m. Bờ ao được dọn dẹp sạch cỏ, thông thoáng. Kè chắc chắn, tránh sụt lún.
Mặt ao thông thoáng, tốt nhất là không bị bóng cây che, không có bụi rậm xung quanh. Để lá cây và rác cỏ khô không bị rơi xuống ao làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nước trong ao
Phân heo, phân gà là một phần thức ăn nuôi cá rô đồng. Do đó, nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn. Vì thế, cần phải bố trí nguồn nước chủ động cung cấp, thay nước ao trong suốt mùa vụ.
Mực nước trong ao duy trì từ 1,2 – 1,5m. Nếu ao ít nước:
– Nước dễ bị nóng, đáy ao cũng nóng làm cá yếu ớt, phát triển chậm.
– Đáy ao dễ mọc cỏ, tranh giành oxy của cá.
– Thiếu nước dễ sinh thối đáy, sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng.
- Đáy ao
Đáy ao nghiêng về một phía để dễ thoát nước và thu hoạch. Độ bùn nên để từ 15 – 20cm. Ao nuôi nhiều năm không nên để lớp bùn quá dày, không để bùn đen, thối sẽ sản sinh ra nhiều khí độc. Tiến hành nạo vét bùn hàng năm.
Tháo cạn nước, tiến hành phơi đáy ao từ 3 – 4 ngày để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh. Bón vôi từ 7 – 10kg/100m2 để tiêu diệt các loại cá tạp, nấm mốc, vi sinh vật gây bệnh ở đáy ao.
- Cải tạo ao
Nếu là ao cũ, bà con cần tiến hành cải tạo ao nuôi, tạo môi trường sinh trưởng lý tưởng nhất. 7 – 10 ngày trước khi thả cá, tiến hành tháo cạn nước, dọn dẹp, phát quang bờ xung quanh, làm sạch cỏ. Vét bùn ở đáy ao. Chú ý lấp các hang hốc ở bờ để tránh chúng theo lỗ đi ra ngoài hoặc rắn rết.
Còn nếu là ao mới đào, cần ngâm nước sau đó xả phèn. Tiến hành lập đi lập lại nhiều lần.
Dùng vôi bột từ 5 – 10kg/100m2 (nếu ao phèn nặng, bón từ 10 – 20kg/100m2). Nên cải tạo, bón vôi vào lúc trưa nắng để tăng hiệu quả.
Sau từ 3 – 5 ngày, tháo nước cạn để tiêu diệt hết cá tạp, diệt khuẩn.
Cho nước vào ao nuôi (nguồn nước đảm bảo không có cá tạp). Sử dụng lưới lọc nếu có cá tạp đi vào.
– Độ pH nước từ 6,5 – 8,5
– Oxy trong nước từ 3 – 8mg/ lit
– Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 độ C
– Bón phân cải tạo ao
+ Phân heo, vịt, gà: dùng từ 20 – 30kg/100m2.
+ Phân ure, phân lân: bón từ 0,3 – 0,5kg/100m2.
Bón phân cải tạo ao là bước quan trọng. Cách này giúp cung cấp dinh dưỡng, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Tóm lại, các yếu tố môi trường khi nuôi cá rô đồng phải đảm bảo:
Nhiệt độ C
pH
Oxy hòa tan (DO) (mg/lít)
Amoniac (NH3- N) (mg/lít)
Khí Sulfur Hydro (H2S) (mg/lít)
Độ trong
(cm)
28- 30
6,5- 8,5
4- 5
< 1
< 0,01
30- 35
Chọn giống cá rô đồng
Khi chọn giống, bà con chọn mua cá ở kích cỡ 300 – 500 con/kg, tương đương kích thước cơ thể khoảng 3 – 5cm/con. Chọn cá kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất lớp nhớt trên da. Màu cá tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn.
Nếu trong đàn có cá yếu thì tách ra, nuôi riêng đến khi khỏe mạnh thì thả vào nuôi chung với đàn.
Có hai loại giống cá: giống đánh bắt từ ngoài tự nhiên và giống cá rô đồng nhân tạo. Thường thì đánh bắt không đáp ứng được số lượng. Trong khi nhân giống lại có sự phát triển đồng đều, ổn định, tỷ lệ hao hụt thấp.
Nên mua cá giống ở địa chỉ uy tín, không mua cá bị lọt lồng (nghĩa là cả đàn cá đã được lọc qua lồng, con to đem bán, con nhỏ giữ lại). Cá lọt lòng chậm phát triển, yếu kém, còi cọc…
Thả giống
Cá rô đồng nuôi trong bể xi măng hoặc ao nuôi thâm canh đều có thể nuôi thâm canh.
Ở miền Bắc, thời vụ thích hợp để thả cá là từ tháng 3 – 4 âm lịch. Thu hoạch vào tháng 9 – 10 âm lịch.
Ở miền Nam, mùa thả giống thích hợp từ tháng 4 – 5. Thu hoạch vào tháng 9 – 10.
Vào các tháng cuối năm, thời tiết lạnh, nhiều biến động. Tốc độ sinh trưởng của chúng cũng bị ảnh hưởng.
Mật độ nuôi phù hợp từ 30 – 40 con/m2, đảm bảo cá tăng trưởng tốt nhất. Có thể ngâm cá qua nước muối pha loãng 2 – 3% trong 5 – 10 phút để tiêu diệt mầm bệnh. Khi tắm cho cá, con nào có biểu hiện bất thường thì loại.
Bà con cũng có thể thả cá rô nuôi ghép với cá hường (1 con/5 – 10m2), cá mè trắng (1 con/5 – 10m2). Không thả cá mè vinh, cá chép, cá trê vì chúng sẽ tranh giành thức ăn với cá rô đồng.
Nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nhiệt độ quá cao làm chúng bị mệt, chết.
Nên thả bao nilon đựng cá xuống nước ngâm khoảng 15 phút. Sau đó từ từ hé miệng bao, cho nước tràn vào và đàn cá bơi ra từ từ. Bà con không đứng trên bờ ao đổ mạnh xuống dễ làm chúng bị sốc môi trường. Hơn nữa khiến cả đàn bơi lội hỗn loạn, dễ chết hoặc chậm phát triển.
Cách nuôi cá rô đồng trong bể xi măng
Mô hình nuôi cá rô đồng trong bể xi măng đang phát triển khá mạnh mẽ. Ưu điểm dễ nhận thấy nhất là tiết kiệm không gian, diện tích. Khâu chăm sóc, quản lý và thu hoạch dễ dàng vì không có bùn, nước trong. Bà con có thể thi công theo kiểu bể chìm hoặc bể nổi.
Kích thước bể khoảng 15m2 là đẹp. Không nên tham xây quá to sẽ khiến bể nhanh bị nứt, vỡ, hỏng. Còn nhỏ quá, mật độ nuôi thấp hơn, hiệu quả kinh tế không cao, tốn kém chi phí.
Độ sâu cũng từ 1,2 – 1,5m (2 phần chìm, 1 phần nổi).
Cách chế biến thức ăn cho cá rô đồng
Cá rô đồng thích ăn gì?
Cá rô đồng là loài động vật ăn tạp, tương đối dễ nuôi. Thức ăn của chúng là động vật thân mềm, cá con và thực vật (kể cả cỏ). Miệng chúng nhiều răng, có thể ăn được các loại thức ăn dạng hạt, vỏ cứng, sâu bọ, mùn bã hữu cơ. Và cả các loại động vật chết, rong, hạt, cỏ.
- Thức ăn từ thực vật: mầm, hạt lúa, cỏ, lá rong, lá bèo, bột ngũ cốc (ngô, cám gạo, tấm…)
- Nhóm thức ăn động vật: giun, trứng cá, tôm tép, cá con, cá vụn, cá tạp, cua ốc…
Hướng dẫn chế biến thức ăn nuôi cá rô đồng
Có thể kết luận, tốc độ tăng trưởng và phát triển của cá rô đồng phụ thuộc phần lớn vào thành phần và số lượng thức ăn cung cấp. Vì thế, bà con cần đảm bảo nguồn thức ăn đủ nuôi cá.
- Tạo thức ăn tự nhiên trong ao nuôi:
Bón phân heo, phân gà, phân cút xuống ao cho cá ăn trực tiếp. Lưu ý, với phân heo, chỉ bỏ phân khô, không có nước.
Trung bình 500 – 1000m2 ao sẽ sử dụng phân của 10 – 20 con heo làm thức ăn cho cá.
Trước khi đàn cá được thu hoạch từ 2 – 3 tháng, ngừng bón heo. Cho chúng ăn hoàn toàn bằng cám viên/ thức ăn tự sản xuất đảm bảo trọng lượng tốt nhất khi xuất bán.
- Tự chế biến thức ăn cho cá rô đồng
Nguyên liệu: bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ nhà máy chế biến tôm cá, bột đầu tôm, phụ phẩm từ nhà máy chế biến gia súc, ốc, ruốc, cá tạp, bột đậu nành…
Đây là nguồn thức ăn giàu đạm cung cấp cho đàn cá. Bà con có thể dùng để tự sản xuất cám viên nổi nuôi cá. Lượng thức ăn cho từng giai đoạn sẽ như sau:
+ 2 tháng đầu, trong thức ăn có 32% đạm
+ Tháng thứ 3, trong thức ăn có 26% đạm
+ Từ 3 – 6 tháng khi thu hoạch, cho ăn cám viên có chứa 23% đạm.
Cách chế biến thức ăn:
Các loại cua ốc, cá tạp phải đem nghiền nhỏ các dòng bằng máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A đa năng. Máy tích hợp cả 3 tính năng nghiền bột ngũ cốc khô, băm cỏ, nghiền chuối, cỏ mềm, cua ốc. Đây đều là các nguyên liệu phối trộn để sản xuất cám viên nổi cho cá rô đồng.
Máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A có nhiều loại với công suất khác nhau. Phù hợp với từng quy mô nuôi trồng.
Công thức phối trộn thức ăn nuôi cá rô đồng hiệu quả dưới đây bà con có thể tham khảo áp dụng:
Nguyên liệu
Tỷ lệ %
Cám gạo, hoặc tấm
35
Cá vụn, đầu tôm cá, ốc bươu vàng, phế phẩm lò mổ…
30
Bánh dầu
15
Rau xanh
19,5
Premix khoáng, vitamin
0,1- 0,5
Trộn các nguyên liệu lại với nhau thật đều. Thêm nước để độ ẩm đạt từ 10 – 12%. Sau đó cho vào máy ép cám viên nổi thủy sản 3A để ép thành viên cám giàu dinh dưỡng.
Đặc biệt cám viên nổi sau khi ép chín đều, giá trị cao. Có khả năng nổi trên mặt nước dài giúp đàn cá dễ ăn, ăn hết, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường nước. Bà con cũng có thể sử dụng máy ép cám viên nổi để tự sản xuất nguồn thức ăn dự trữ cho cá.
Đây là cách chế biến thức ăn cá rô đồng hiệu quả, tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Đàn cá khỏe mạnh, sạch bệnh, chất lượng tốt, phát triển đồng đều.
Cách cho cá ăn
Thông thường, bà con sẽ cho cá ăn 2 lần, sáng từ 8 – 9h, chiều từ 15 – 16h. Khi cho ăn, nên cho từ từ, quan sát xem đàn cá có ăn hết hay không. Từ đó có mức điều chỉnh phù hợp, tránh lãng phí, tốn kém.
Khẩu phần và số lần cho ăn cụ thể như sau:
Hai tháng đầu tiên chỉ rải thức ăn xung quanh bờ ao. Các tháng tiếp theo, cho ăn tập trung tại một vị trí.
Lưu ý:
- Khối lượng thức ăn phải đảm bảo lượng đạm phù hợp theo từng giai đoạn. Nếu thiếu đạm, chúng sẽ chậm phát triển, kéo dài thời gian nuôi, thiệt hại về kinh tế.
- Quan sát lượng thức ăn sau 3h cá ăn để điều chỉnh lượng thức ăn theo tốc độ phát triển chung của cá đàn.
- Nếu thức ăn dư thừa vẫn nổi trên mặt ao thì nên vớt bỏ, giảm thiểu ô nhiễm nước.
- Định kỳ 2 – 3 lần lội xuống ao, kiểm tra phần đáy ở vị trí cho ăn cố định. Nếu phát hiện phần đáy có thức ăn dư thừa chìm xuống thì phải dùng xô, chậu vớt bỏ.
Quản lý và chăm sóc ao nuôi cá
Từ tháng thứ 3, đàn cá bắt đầu phân đàn rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng của cá rô đực sẽ chậm hơn con cái. Giai đoạn đàn cá tăng trưởng mạnh nhất là từ 3,5 – 6,5 tháng tuổi. Do đó, bà con cần có cách chăm sóc, quản lý cho cung cấp đủ thức ăn.
Nuôi cá rô phi giai đoạn chuyển mùa, bà con cần dùng vôi bột rải xung quanh bờ ao định kỳ 2 tuần/lần. Đồng thời có thể sử dụng vôi để ổn định độ pH cho cá. Tuy nhiên phải pha loãng với nước trước sau đó mới đổ nước đó tát đều khắp ao. Liều lượng 1 – 3kg/1000m3 nước.
Định kỳ thay nước ao nuôi để phòng bệnh cho cả đàn. Mỗi tháng 2 – 3 lần. Mỗi lần khoảng 20 – 30% nước trong ao để tránh cá rô bị sốc.
Với cá rô đồng nuôi trong bể xi măng, cũng tiến hành tương tự.
Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với thể trạng. Hạn chế tối đa dư thừa, ô nhiễm, lãng phí.
Tham ao nuôi, kiểm soát bể xi măng nuôi cá hàng ngày để sớm phát hiện và hướng trị bệnh. Hạn chế rủi ro, thua lỗ.
Định kỳ 15 ngày sẽ kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá 1 lần. Lấy mẫu số chung là 30, sau đó thu thập thông tin về chiều dài, trọng lượng cơ thể. Đây sẽ là căn cứ để các hộ nuôi chủ động điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh lãng phí.
Thu hoạch cá rô đồng
Nuôi từ 6 – 7 tháng, bể xi măng nuôi cá rô đồng sẽ cho thu hoạch. Trọng lượng bình quân đạt từ 60 – 100g/con.
Năng suất cá rô nuôi trong ao, điều kiện chăm sóc thuận lợi sẽ đạt từ 15 – 20 tấn/ha. Nếu chọn lọc và cung cấp thức ăn phù hợp, năng suất có thể đạt từ 35 – 40 tấn/ha.
Bà con có thể thu tỉa những con có trọng lượng lớn hơn để giảm mật độ nuôi. Cách thu tỉa là dùng lưới hoặc bắt thủ công.
Cũng có thể thu hoạch toàn bộ. Trước khi thu hoạch, bản thân gia chủ phải tìm hiểu thị trường giá cả, xu hướng, nhà tiêu thụ… tránh tình trạng bị ép giá.
Thu toàn bộ bằng lưới hoặc tháo cạn nước ao nuôi.
Ao nuôi cá sau khi thu hoạch cần được cải tạo lại để nuôi tiếp vụ sau.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi cá rô đồng, cách chế biến thức ăn cho cá rô giàu dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí. Chúng bà con áp dụng thành công cho mô hình nuôi cá rô đồng của mình.
Nguồn https://mayepcamnoi.com/