Những điểm lưu ý khi nuôi cá tỳ bà cùng các loại khác
Cá tỳ bà là cái tên rất thân thuộc có phần trìu mến trong giới chơi cá cảnh. Ngoài chức năng làm cảnh chúng còn đảm nhiệm một nhiệm vụ người người yêu mến: công nhân vệ sinh không lương.
Vậy cách nuôi cá tỳ bà thế nào và những lưu ý cần thiết khi chăm sóc chúng ra sao? Mời các bạn cùng Yêu cá cảnh tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Cách nuôi cá tỳ bà
Thông tin về cá Tỳ Bà
Đây là một loài cá thích sống ở không gian nước tĩnh lặng và có thể ứng biến linh hoạt trong nhiều dạng môi sinh khác nhau từ suối cạn, ao tù đến những vùng nước sâu (ngọt và lợ).
Phong cách sống không ồn ào, giống cá này được nhận định là chủng loại dễ tính nhất do tính cách ôn hòa, khiến chúng có thể sống chung với đa số các loài cá cảnh kích thước to nhỏ khác nhau. Nên đây sẽ là một lựa chọn hoàn toàn yên tâm khi nuôi chung với các loại cá khác.
Cá tỳ bà hay được nuôi chung cùng các loại cá cảnh khác
Cá tỳ bà có thiên bẩm lì lợm và sức chịu đựng, linh hoạt tuyệt vời ở những môi trường nước khác nhau, từ những nguồn nước thiếu oxy hòa tan, nước tù đọng nhiều sulfur hydro hay nhừng nguồn nước giao động lớn về các chỉ số pH, độ cứng … mà các loại cá cảnh thông thường không chịu được.
Là loài phàm ăn, ăn tạp đa chủng loại, chúng có thể ăn hết các loại rong rêu nhớp xung quanh, những đồ ăn thừa của cá khác trong cùng bể thủy sinh nên cách nuôi cá tỳ bà cũng trở nên đơn giản hơn.
Nuôi cá tỳ bà giúp vệ sinh sạch bể cá
Không chỉ nuôi đơn giản, cá tỳ bà còn có màu sắc hoa văn đẹp tự nhiên, sống động nên được người nuôi làm cảnh. Lưu ý khi nuôi chúng cùng các loại cá quý khác thì chọn giống nhỏ vừa phải, tránh làm ảnh hưởng chung.
Cũng cần để ý, việc ăn rất nhiều mọi nơi mọi lúc khiến loài này đẻ nhiều, số lượng tăng nhanh nên chúng có thể cạnh tranh đồ ăn của loài cá khác sống chung, gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình chung. Bởi vậy, với tùy kích thước nhỏ to của bể cá mà chỉ nên nuôi 1-2 con để vệ sinh nguồn nước thôi.
Kỹ thuật nuôi cá Tỳ Bà
Như đã biết, cá tỳ bà phần lớn được nuôi ghép cùng các giống cá cảnh khác. Dễ sống, dễ ăn nên cách cho ăn rất đơn giản, bạn chỉ cần quan tâm đến việc điều chỉnh điều kiện sống cho các loài cá chính kia là được. Ví dụ: nuôi cá tỳ bà cùng cá dĩa thì bạn điều chỉnh các chỉ số nước (nhiệt độ, độ cứng, pH,…), sục oxy, lọc … cho hợp với cá dĩa thôi là ổn.
Những điểm lưu ý khi nuôi cá tỳ bà cùng các loại khác
- Cá tỳ bà phàm ăn, sinh sản nhanh nên chỉ duy trì số lượng 1-2 con trong bể nuôi chung với các loại cá khác để tránh bị thiếu hụt thức ăn.
Chỉ nên nuôi số lượng ít trong 1 bể cá
- Loài này ăn rong rêu thủy sinh rất nhiều. Nếu không có ý định để chúng ăn phá thì hãy thay thế trang trí bằng đá, hốc cây, các loại chúng không ăn được, vừa làm bể cá thêm sinh động lại tạo chỗ trú ẩn cho chúng.
- Tuy là dễ ăn nhưng cũng cần chọn đồ ăn mua sẵn có chất lượng rõ ràng, không bị nhiễm độc mà ảnh hưởng đến cả bể cá.
- Khi nuôi cùng với các loại cá sặc sỡ cần ánh sáng tự nhiên mạnh, hãy bố trí chỗ trú lấp cho cá tỳ bà.
- Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá, không nên nuôi cá tỳ bà bướm với cá nô lệ vàng. Để ý quan sát, em nô lệ kia rất hay áp sát tỳ bà mà tiến hành mút nhớt khiến cá tỳ bà bị chết.
Kết luận
Việc kết hợp nuôi cá tỳ bà cùng các loại cá khác sẽ có khá nhiều ích lợi cho môi trường sống chung, giảm thời gian chăm sóc và tiết kiệm thức ăn đáng kể. Bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm nhỏ đã chia sẻ phía trên là có thể thoải mái và thư giãn thưởng thức bể cá nuôi của mình.
Please follow and like us: