Hiện nay dế mèn đang được ưa chuộng nhờ vào thành phần dinh dưỡng cao và những tác dụng tốt trong Đông Y. Bởi vậy mà nhiều gia đình đã tìm hiểu cách nuôi dế mèn tại nhà sao cho đơn giản mà vẫn hiệu quả, hãy cùng mình tìm hiểu dưới đây nhé!
Đặc điểm và tập tính sống của dế mèn
Trước khi tìm hiểu về cách nuôi dế mèn thì hãy cùng điểm qua những đặc điểm và tập tính sống của dế mèn, những điều này có ảnh hưởng gì đến cách nuôi dế mèn không nhé!
Dế mèn có thân hình nhỏ bé, dài khoảng 2.5 cm, có 4 chân nhỏ và 2 chân sau lớn giúp nhảy cao. Đa phần dế mèn có màu nâu nhạt, nâu đỏ và đen. Đặc điểm nổi bật của dế mèn là cặp râu dài để tìm đường và kiếm thức ăn.
Dế mèn có màu nâu đậm, chân màu caramel
Trong tự nhiên, dế mèn sinh sản và phát triển suốt năm, nhất là vào mùa mưa. Thời điểm này dế mèn đẻ trứng rất nhiều, lên đến 2000 con đối với 1 con cái. Sau khoảng 9-12 ngày trứng sẽ nở và dế con chui ra. Bởi vậy kỹ thuật nuôi dế mèn rất quan trọng khi bạn nuôi tại nhà.
Cách nuôi dế mèn tại nhà
Kỹ thuật nuôi dế mèn không quá khó với người mới chơi nên bạn hoàn toàn có thể nuôi dế mèn tại nhà mà không cần phải đi mua ngoài hàng. Để nuôi dế mèn đúng cách, bạn cần chuẩn bị những điều sau.
Môi trường nuôi dế
Chắc chắn đây là điều quan trọng đầu tiên mình muốn nhắc tới. Khi nuôi dế mèn bạn cần có kiến thức về các sinh sống của chúng, từ đó có những kỹ thuật phù hợp.
Chuồng nuôi dế mèn khá đơn giản, bạn có thể sử dụng chậu, thau đã cũ. Nắp đậy thường là lồng bàn, rổ, nắp xô có đục lỗ,… miễn là có thể cản trở dế mèn nhảy ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng mát và không khí lưu thông bên trong. Hoặc nếu không có thì cách làm chuồng nuôi dế mèn cũng không khó, bạn có thể đóng các miếng gỗ thành một cái hộp nhỏ.
Chuồng nuôi dế mèn số lượng lớn
Ban ngày bạn có thể mở nắp ra để dế được tiếp xúc với không khí nhưng khi trời tối thì phải đậy nắp vào vì dế thường nhảy vào ban đêm và cũng tránh được các vật nuôi khác bắt đi. Ngoài ra bạn cần vệ sinh và làm khô chuồng trước khi thả dế vào đó.
Tùy theo mục đích nuôi mà độ lớn của chuồng có thể thay đổi. Nếu nuôi để lấy giống thì chọn chuồng có dung tích 40-50 lít cho 10 dế đực, 30 dế cái và tăng dung tích nếu muốn tăng số lượng nuôi.
Thiết bị chăn nuôi đi kèm bắt buộc là máng đẻ, máng thức ăn, nước uống, thường là đồ vật đơn giản, chủ yếu sử dụng vỏ nghê, đồ sứ,… Nước đổ vào máng chỉ cao khoảng 0.5-1 cm để tránh dế bị chết khi ngã vào.
Trong chuồng, bạn nên có một chiếc rễ tre mỏng (có thể sử dụng rế lót nồi) hoặc khuôn xốp đựng trứng. Nếu nuôi những con non thì sử dụng dễ có mắt nhỏ, còn dế có mắt to dùng khi nuôi dế trưởng thành. Chuồng 45 lít thì cho 10 rế.
Có thể thay rế tre bằng khay giấy, xốp đựng trứng để làm nơi trú ẩn cho dế mèn
>> Xem thêm: List 30 các loại sâm đất Việt Nam hiện nay và tác dụng của cây sâm đất
Còn đất đặt bên trong máng đẻ nên có độ tơi xốp nhất định, dày khoảng 3-4cm, nếu đất quá chắc thì trộn với xơ dừa xay để tạo độ tơi. Tuyệt đối không sử dụng đất có hóa chất và kiến.
Lựa chọn giống
Chọn giống để nuôi nên có một tỷ lệ cụ thể: 1 đực 2 cái. Tùy theo mục đích nuôi có thể gia giảm lượng dế sao cho phù hợp. Thường nếu nuôi dế mèn sinh sản thì tỷ lệ trên là hợp lý.
Để tránh nhầm lẫn, bạn cần biết phân biệt dế đực và dế cái.
- Cánh dế mèn cái bóng và màu sậm hơn dế đực.
- Bụng dế cái to hơn dế đực vì có trứng.
- Dế cái có một cái máng đẻ trứng ở phần đuôi, cái máng này có thể cắm xuống đất và đẻ trứng.
- Dế đực kêu được còn dế cái thì không.
Phân biệt dế mèn đực và dế mèn cái
Nếu có người quen nuôi dế thì bạn có thể xin khoảng 0.5 kg dế mèn để nuôi và sinh sản. Tuy nhiên nếu không có người quen và chưa biết mua dế mèn giống ở đâu thì bạn có thể tham khảo trên Google, có rất nhiều địa chỉ mua bán dế mèn với giá khoảng 130k/kg. Đối với dế nhân giống sẽ đắt hơn, giá khoảng 1000 đồng/con.
Thức ăn cho dế mèn
Dế mèn ăn gì? Thức ăn cho dế mèn đa dạng, chúng có thể ăn các loại cỏ (cả cỏ khô và cỏ tươi), lá khoai lang, lá đu đủ, lá sắn, rau muống, dưa chuột, cùi dưa hấu, rễ cây,… Những nguyên liệu này đều phổ biến và sẵn có trong mỗi gia đình nên việc nuôi dế mèn tại nhà khá dễ dàng.
Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại cám xay nhỏ cho dế mèn và luôn để ý nước uống sạch cho dế mèn. Dùng bình nước nhỏ xịt vào chuồng để tăng độ ẩm trong những ngày hanh khô. Nên xịt theo dạng sương sẽ tốt nhất.
Cách nuôi dế mèn sinh sản
Kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản cần độ tỉ mỉ cao hơn nuôi thông thường. Bạn cần chú ý đến dế hàng ngày để xem khả năng sinh sản của chúng đến đâu.
Dế mèn thường được nuôi số lượng lớn
Bạn áp dụng tỷ lệ 1 đực 2 cái khi nuôi dế mèn sinh sản. Nuôi trong một chuồng 80 lít khoảng 25 đực và 50 cái. Chú ý khi dế bắt đầu đẻ chúng sẽ vào máng đẻ. Dấu hiệu nhận biết dế sắp đẻ khá khó nhìn do kích thước của dế khá bé.
Bạn sẽ thấy dế cái có xu hướng chĩa cây kim phía đuôi xuống đáy xô. Lúc này bạn cần đặt máng đẻ có đủ đất ẩm phía dưới để dế sẽ đẻ vào máng. Do bản tính dế mèn nhát nên chúng đẻ vào buổi tối. Bởi vậy ban ngày bạn có thế mang trứng đi ấp, đến tối thì mang lại vào chuồng để những con khác đẻ tiếp.
>> Xem thêm: Hệ sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái rừng trong môi trường thiên nhiên
Cách ấp trứng
Trước hết bạn cần một chiếc xô hoặc chậu, xếp một lớp đất xốp dày khoảng 1cm, rộng 3cm dưới đáy xô, chậu. Sau đó đặt thêm 3 cái máng đẻ chứa trứng dế mèn lên trên lớp đất xen kẽ bằng những khăn mỏng ẩm và phù một lớp cỏ mỏng. Nên chú ý phun sương nước 2 lần một ngày để giữ độ ẩm cho môi trường trứng nở.
Thực tế cho thấy nhiệt độ đẹp nhất để trứng dế nở là từ 28-32 độ C, đây là nhiệt độ vừa phải để trứng nở đúng và đủ thời gian cho trứng phát triển đến lúc nở.
Ngoài ra, nếu mua trứng dế bên ngoài, thường sẽ lẫn trong đất xốp chứ không tách riêng trên máng đẻ. Trong tường hợp này, bạn có thể xử dụng chiếc xô hoặc một cái khay nhựa để dàn đều lớp đất với trứng bên trên, để ý xịt nước 1-2 lần tùy vào thời tiết. Bạn cũng có thể cho tổ hợp đất và trứng dế vào trong một chiếc bao tải đựng gạo, loại có lỗ li ti thoát nước để dễ dàng kiểm soát lượng nước, độ ẩm.
Trứng dế mèn màu trắng lẫn trong đất
Khi không xịt nước thì bạn đậy kín xô, chậu lại, sau 8-12 ngày trứng dế sẽ nở và chui dần lên trên mặt đất. Lúc này bạn có thể tách những con non này khỏi đất và cho chúng ra ở cùng với những con to hơn.
Ấp trứng dế không quá khó nhưng cần sự tỉ mỉ khi để ý độ ẩm của trứng. Nếu quá ít hay nhiều nước cũng ảnh hưởng đến quá trình nở của trứng. Bởi vậy cần có ky thuat nuoi de men tốt để cân bằng và nhận biết độ ẩm thích hợp.
Chăm sóc dế non sau khi nở
Giai đoạn nhỏ hơn 15 ngày tuổi: Đây là lúc dế còn non, nhỏ, chưa có khả năng tự vệ nên bạn cần nuôi riêng. Có thể đặt một cái rế tre mỏng vào trong xô cho dế leo trèo và ẩn nấp. Thức ăn cho dế non không cần quá nhiều nhưng cần đảm bảo vệ sinh, nên đặt 2-3 khay thức ăn nhỏ trong một xô. Và tuyệt đối không đặt khay nước tránh trường hợp dế ngã và chết đuối do chân còn yếu, chưa nhảy bật được.
Giai đoạn lớn hơn 15 ngày tuổi: Dế lúc này đã lớn và cứng cáp hơn, bạn có thể nuôi như bình thường hoặc cho lẫn với dế trưởng thành. Ngoài ra đây là lúc nên có những khay nước nhỏ, nông để dế uống nước.
Thu hoạch dế mèn
Sau một thời gian nuôi thì đến lúc thu hoạch dế. Cách bắt dế mèn trong chuồng không khó, bạn chỉ cần dùng vợt nilon hoặc vợt có mắt thật bé đế bắt. Đặc tính của dế là rất hay nhảy lên cao nên bạn chỉ cần vợt là có thể bắt được kha khá dế.
Cách bắt dế mèn bằng vợt nhựa
Những lưu ý khi nuôi dế mèn
Phòng bệnh cho dế
Khi nuôi bất kỳ loài nào bạn cần chú ý đến việc phòng chống bệnh. Đối với dế mèn, bệnh thường gặp nhất là bệnh đường ruột. Nguyên nhân của bệnh này là do mật độ dế quá nhiều, môi trường quá nóng ẩm, thức ăn và nước uống không được thay thường xuyên nên dính lẫn phân.
Khi bị bệnh đường ruột, điều đầu tiên bạn sẽ thấy là lượng thức ăn lâu hết hơn bình thường. Còn dế đi phân nước, trắng đục, râu bị gãy. Sau khi bị bệnh khoảng 7-10 ngày dế sẽ chết. Vì sống trong chuồng nên rất dễ bị lây và khó trị. Bởi vậy bạn nên giữ vệ sinh môi chuồng đế tránh và phòng bệnh cho dế mèn.
Tránh kiến gây hại
Dế mèn rất sợ kiến, đặc biệt là những con kiến đốt đau nên bạn cần đảm bảo chuồng dế không có kiến, kể cả kiến đen. Một môi trường sống tốt sẽ giúp dế phát triển khỏe mạnh và sinh sản đều.
Tác dụng của dế mèn trong Đông Y và cuộc sống hàng ngày
Dế mèn được sử dụng như một món ăn tẩm bổ
Trong Đông Y, dế mèn có vị mạn cay, tính bình nên thường được dùng để hỗ trợ bệnh về đường tiểu, đặc biệt là đái dắt. Ngoài ra, vì dế mèn có hàm lượng Protein cao, ít chất béo, có khả năng làm giảm colestoron tỏng máu nên thường được sử dụng để chữa nhiễm độc nước tiểu, sỏi thận. Cách chế biến dế mèn khá đơn giản, thường là chiên giòn.
Dế mèn là loài vật có hại cho ngành nông nghiệp nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh nên nhiều người nuoi de men xuat khau và bán ở thị trường trong nước. Mong rằng bài viết này có ích cho bạn khi cần tìm kiếm thông tin về dế mèn.
>> Xem thêm: Gián Dubia là gì? Cách nuôi gián đất Dubia đơn giản mà hiệu quả