Cách phòng trị bệnh cho cá rô phi bà con cần biết. Nếu bà con đang nuôi cá nước ngọt thì cũng đã có kinh nghiệm. Nhưng đối với người mới ít kinh nghiệm cần phải nắm được cách phòng trị bệnh cho cá rô phi, các loài cá nước ngọt khác.
Đối với ca rô phi thường mắc nhiều về một số bệnh như; viêm đường ruột, xuất huyết, bện rận cá…bà con cần phải biết cách phòng trị bệnh cho cá rô phi theo các triệu chứng, nhận biết như dưới đây.
1- Bệnh rận cá trên Cá rô phi
A. Nguyên nhân gây bệnh
Do loại rận (Caligus) là một chi của rận biển thuộc họ Caligidae; đây là loại rận thường ký sinh ở mang cá, vây, da cá..khi bị rận này ký sinh chúng sẽ tấn công là viêm da, vây mang.
B. Triệu chứng bệnh rận cá trên cá rô phi
Khi cá bị bệnh rận cá thì sẽ xuất hiện các đốm trắng đục, vết viêm loét, cá bơi lội mạnh, bơi cọ xát từng đám với nhau; Vì bị bệnh rận cá gây ngứa, đây là bệnh có thể lây lan nhanh làm cho cá chết hàng loạt.
C. Cách chữa bệnh cho cá rô phi
Cần sử dụng hóa chất chlorin nồng độ 1ppm (1g/m3) phun xuống ao nhằm diệt khuẩn, rận cá kết hợp dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.
Chú ý:
Đây là hóa chất độc hại (formalin, chlorin ) có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi pha chế sử dụng, cần đeo kính, khẩu trang, bao tay tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Trong thời gian dùng thuốc điều trị hạ mực nước xuống thấp nhất có thể, trong lúc điều trị không nên cho tôm cá ăn.
2- Bệnh trùng bánh xe trên cá rô phi
A. Nguyên nhân
Do một loại vi khuẩn trùng bánh xe; T. domerguei domerguei, Trichodina centrostrigata, T. clavodonta, T. orientalis, Trichodinella epizootica. Khi mắc bệnh vi khuẩn trùng bánh xe sẽ tấn công da và mang cá.
B. Triệu chứng
Mang, vây cá, vùng da bị vi khuẩn tấn công sẽ có nhiều nhớt trắng đục, cá bơi từng đàn nổi lên mặt nước, khi bị bệnh nặng mang cá nhiều nhớt làm cá ngạt thở, lật ngược bụng lên và chết, đây là căn bệnh nguy hiểm vì có tốc độ lây lan nhanh.
C. Cách phòng trị
Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3), 2 lần/tuần.
Chú ý:
Đây là hóa chất độc hại (formalin ) có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi pha chế sử dụng, cần đeo kính, khẩu trang, bao tay tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Trong thời gian dùng thuốc điều trị hạ mực nước xuống thấp nhất có thể, trong lúc điều trị không nên cho tôm cá ăn.
3- Bệnh sán lá đơn chủ
A. Nguyên nhân
Do các loài sán lá đơn chủ gây bệnh như; Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ancyrocephalus, P.seudodactylus, Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus, Gyrodactylus niloticus. Cichlidogyrus, Gyrodactylus… những loài sán này sẽ ký sinh trên da, mang cá, chúng sẽ phá hủy gây viêm lở loét.
B. Triệu chứng cá rô phi mắc bệnh
Khi bị bệnh vùng da bị ký sinh do sán lá đơn chủ thì có nhiều chất nhờn trắng đục, hệ hô hấp cá cũng nhiều chất nhờn gây ra ngạt thở. Cá nổi đầu, bơi yếu, tập trung vào các mép thành ao
C. Cách phòng trị bệnh cho cá rô phi:
Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút kết hợp dùng formalin nồng độ 200 – 250 ppm (200 – 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20 – 25 ppm (20 – 25 ml/m3) phun xuống ao.
Chú ý:
Đây là hóa chất độc hại (formalin ) có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi pha chế sử dụng, cần đeo kính, khẩu trang, bao tay tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Trong thời gian dùng thuốc điều trị hạ mực nước xuống thấp nhất có thể, trong lúc điều trị không nên cho tôm cá ăn.
4- Bệnh viêm ruột ở cá rô phi
A. Nguyên nhân gây bệnh cho cá rô phi
Nguyên nhân do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm gây ra, đây là loại vi khuẩn ăn thịt, nó tồn tại và phát triển trong môi trường dơ bẩn
Khi môi trường nước, thức ăn không đảm bảo rất dễ cho vi khuẩn này phát triển và tấn công hệ thống đường ruột.
B. Triệu chứng khi cá rô phi bị bệnh
Khi bị bệnh cá ăn yếu hoặc bỏ ăn , ruột cá trương to, đầy hơi…khi cá bị bệnh viêm đường ruột thì không quá lo lắng vì bệnh này tỷ lệ lây nhiễm rất ít.
C. Cách phòng trị
Sử dụng thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày (4kg thuốc cho 1 tấn cá)chia đều trộn vào thức ăn trong 1 ngày dùng 4 – 6 ngày liên tục.
Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 – 12 g/ 100 kg cá/ngày đầu từ ngày thứ 2-7 dùng 5-6g thuốc/ 100kg cá trong ao.
5- Bệnh xuất huyết
A. Nguyên nhân gây bệnh
Do một loại vi khuẩn có tên khoa học là (Streptococcus )Liên cầu khuẩn một chi vi khuẩn Gram dương . Khi cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus đầu tiên sẽ tấn công vào mắt, mang, da, đường ruột, hậu môn….
B. Triệu chứng khi cá rô phi bị xuất huyết
Ăn yếu hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết, máu loãng, thận, gan, lá lách mềm.
Khi cá rô phi bị bệnh nặng không định hướng được hướng đi, cá bơi xoay vòng, mắt đỏ lồi ra. Đây là căn bệnh hay gặp nhiều ở nhiều loài cá nuôi nước ngọt.
Lưu ý: khi cá bị bệnh vị khuẩn Streptococcus rất nguy hiểm có thể lây sang người. Chính vì vậy nếu cá bị bệnh tốt nhất không nên chế biến, nấu nướng.
C. Cách phòng trị bệnh cho cá rô phi:
Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1-2kg/100m3, 2 – 4 lần/tháng.
Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa.
Sử dụng thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày (4kg thuốc cho 1 tấn cá)chia đều trộn vào thức ăn trong 1 ngày dùng 4 – 6 ngày liên tục.
Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 – 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày.
Trên đây là những cách phòng trị bệnh cho cá rô phi mà Aqua Mina chia sẻ; hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bà con. Chúc bà con luôn thuận lợi trong vụ thu.
Xem thêm
Kỹ thuật nuôi cá rô phi
Nuôi cá ngắn ngày
Tại sao nhiều người nuôi cá trê
GỌI NGAY – 1800 6071 – 0973 99 88 29 (zalo)
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HỒ NỔI: NUÔI TÔM, CÁ, LƯƠN, ỐC, CHỨA NƯỚC..
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Địa chỉ: 685 QL 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, Tp.HCM
Hotline: 1800 6071
Email: aouongdidong@gmail.com