Xu thế chăn nuôi hiện nay là quá trình đảm bảo được độ an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là một người bạn đồng hành được nhiều người lựa chọn nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh. Hãy cùng EcoClean điểm qua vài nét đặc biệt của đệm lót sinh học nhé!
Đệm lót sinh học là gì?
Đệm lót sinh học là nền đệm được lót ở dưới khi nuôi nhốt gia cầm, gia súc. Lớp đệm lót này được làm từ 3 thành phần là chất độn chuồng, chế phẩm sinh học và bột ngũ cốc. Đệm lót sinh học trong chăn nuôi được nhiều người tin dùng là vì chúng được cấy men vi sinh làm từ mùn cưa, trấu, rơm rạ nên giữ được độ sạch của chuồng.
Nhóm vi khuẩn này có thể sinh sôi và hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao, vậy nên trong chuồng nuôi, hiệu quả mà chúng mang lại là:
-
Phân hủy phân gia súc, gia cầm.
-
Phân giải nước tiểu.
-
Ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi, khử mùi axit hữu cơ và trung hòa mùi lạ.
-
Ức chế vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi.
-
Đồng hóa chất hữu cơ, tạo thành protein nuôi dưỡng.
Lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Bên cạnh những hiệu quả trên, đệm lót sinh học trong chăn nuôi còn là một cuộc “cải cách” trong chăn nuôi vì khắc phục được vô số nhược điểm trong quá trình chăn nuôi cũ. Điển hình nhất là những lợi ích sau đây:
-
Vì chuồng không có mùi hôi, phân và nước tiểu cũng được phân hủy và phân giải phần nào nên lượng nước dùng để rửa chuồng trại tiết kiệm được đến 80%. Ngoài ra, miếng đệm lót sinh học này còn tạo độ ẩm ổn định cho vật nuôi.
-
Để duy trì sức khỏe vật nuôi, nhiều người thường bỏ ra chi phí cao để thuê đội ngũ vệ sinh chuồng hằng tuần. Nhờ vào đệm lót sinh học trong chăn nuôi mà đây không còn là một trở ngại nữa.
-
Chất lượng vệ sinh trong chuồng được cải thiện dần thì sức đề kháng của vật nuôi cũng tăng dần theo thời gian. Người ta không cần phải thường xuyên tốn khoảng chi phí cho việc tiêm thuốc, chữa bệnh cho vật nuôi, nhất là khi sống tập thể, vật nuôi sẽ không chỉ bệnh một con mà lây lan cho cả đàn.
-
Nguyên, vật liệu làm đệm lót sinh học được bày bán ở rất nhiều nơi, dễ dàng tìm thấy và mua về. Khi chăn nuôi ở quy mô nhỏ, người ta cũng không cần phải trữ số lượng lớn nguyên vật liệu làm đệm lót.
-
Đệm lót có thể khử mùi, làm sạch không khí chung quanh chuồng nuôi nên nếu như nhà ở của hộ dân gần với chuồng nuôi không cần sử dụng máy lọc khí, máy khử mùi. Tình trạng ruồi, muỗi cũng giảm dần theo thời gian.
-
Để có thể sử dụng triệt để đệm lót, người ta lấy phần đệm lót vẫn còn dùng được làm phân bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Nhiều nhà đã áp dụng biện pháp này để giảm hao phí, tiết kiệm được phân bón.
Hướng dẫn cách tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Đệm lót sinh học có thể được tự thiết kế ngay tại nơi chăn nuôi bằng những nguyên vật liệu có sẵn. EcoClean sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc một cách đơn giản nhất.
Bước 1: Rải 1 lớp độn chuồng khoảng 15 – 20 cm.
Bước 2: Cấp ẩm cho lớp đệm chuồng bằng cách phun nước toàn bộ bề mặt. Kiểm tra độ ẩm bằng cách vắt nước mùn cưa, nếu như mùn cưa ẩm mà không làm ướt tay thì đã đủ.
Bước 3: Dùng 200 gram đệm lót sinh học rắc đều lên mặt chuồng sau đó bổ sung thêm một lớp độn chuồng mỏng phía trên đến khi dày 60 cm.
Bước 4: Che phủ bề mặt chuồng và ủ khoảng 4 ngày rồi mới cho vật nuôi vào.
Bước 5: Thường xuyên theo dõi vật nuôi trong vòng 10 ngày. Nếu như cảm thấy tình trạng vật nuôi và chuồng nuôi có cải thiện thì cứ 20 ngày lại rắc thêm chế phẩm.
Mỗi loại chế phẩm vi sinh đều có cách pha chế khác nhau. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha chế, đảm bảo tuân thủ về liều lượng đã được ghi sẵn.
Lưu ý khi tạo đệm lót sinh học
Thường xuyên kiểm tra chất lượng của đệm lót. Nếu như đệm bị sụp, có dấu hiệu mốc, bốc mùi thì phải nhanh chóng thay đổi.
Lắp đặt một hệ thống phun sương để cân bằng độ ẩm trại nuôi.
Có thể thay mùn cưa bằng trấu và rơm khô trên bề mặt để giảm bụi, hạn chế bệnh về hô hấp và bảo vệ môi trường.
Tuổi thọ của đệm có thể kéo dài đến 1 năm. Tuy nhiên, thời gian hoàn hảo để bảo dưỡng, thay đổi đệm là từ 6 – 10 tháng.
Không được để chuồng bị úng nước mưa hoặc ngập nước vì đây là nguyên nhân làm thay đổi kết cấu của đệm sinh học.
Sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi là xu thế mới mà nhiều cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi đang hướng đến. Ngoài ra, để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi trồng trọt và chăn nuôi, hãy tìm đến EcoClean với hàng loạt sản phẩm đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường.
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM