Hì hì. Ý kiến cá nhân, cũng hơi gà, anh em nào thấy sai thì chỉnh giùm .
Mình xin bổ sung thêm lợi ích của việc nuôi riêng trống mái rất quan trọng, đó là tránh được trường hợp cá mái đẻ con khi còn non, nếu nuôi chung trống mái thì khoản 2 tháng là cá mái đẻ luôn rồi, con đẻ ra không nhiều, phát triển không tốt => không đẹp, riêng con cá mái do sinh sớm nên cũng bị lép luôn, xui xui bị phải con trống non 1 tháng mà lại xấu nữa hiếp dâm là coi như em nó hết đời, 3-5 lần đẽ nữa vẫn là con của đợt thụ tinh này (cá mái guppy tích trữ tinh trùng trong bụng khá lâu cho các lần đẻ kế tiếp). Nuôi chung phải tranh ăn, trứng cá mái không nhiều, lại bị nhiều trống dí chạy thấy bà (nhiều người nuôi thấy cá trống dí mái là khoái, hì hì) => stress, yếu, đẻ con xong là tèo luôn. Mình nên nuôi riêng trống mái như chủ topic gợi ý, rất hay, đến khoản 3 tháng tuổi hãy bắt những con trống + mái ưng ý ra hồ ép, khoản 1 – 2 tuần là cho mấy chú cá trống ra ngoài được rồi, cá mái lúc này được thụ tinh, cho ăn + chăm sóc tốt => cá đẻ say, con khoẻ => mà khoẻ thì đẹp. Cá mái đẻ xong khoản 1 tuần hãy gặp trống, giống như người ấy mà, mới đẽ mà bị dí hoài cũng căng, … Vấn đề này thường hay gặp ở Việt Nam, thường do điều kiện nuôi của mình còn hạn chế, nuôi phân tán nhiều dòng, nên không tạo được sự tập trung, thường để ý một số dòng lúc đầu nhập từ Thái về đẻ con cũng khá đẹp, xong bầy con đó vừa bị trống dí khi con non, vừa chung bầy => rồi lại share ra, lặp đi, lặp lại 2,3 lần, cá đẻ ra, muốn đem quăng hết, do bể bà hết rồi còn đâu, đau đầu.Hì hì. Ý kiến cá nhân, cũng hơi gà, anh em nào thấy sai thì chỉnh giùm