Cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không? – Joboko

07/05/2021 01:00

Ở cuối mỗi cuộc phỏng vấn, ứng viên có thể được nhà tuyển dụng trao cơ hội chủ động bằng cách hỏi rằng “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?”. Với một câu hỏi mở như thế nào, có rất nhiều lựa chọn trả lời cho bạn nhưng dù nói gì, bạn cũng cần cho thấy sự quan tâm tới vị trí ứng tuyển, tới cơ hội việc làm.

cach tra loi cau hoi ban con cau hoi nao nua khong

Kỹ năng trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp cho các ứng viên

I. Đặt câu hỏi cuối phỏng vấn là cơ hội của ứng viên?

Vì câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?” thường nằm ở cuối buổi phỏng vấn nên đây có lẽ là cơ hội cuối cùng để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trước khi có kết quả. Nhìn chung mỗi ứng viên khi chuẩn bị đi phỏng vấn đều phải tự xác định cho mình rõ các kỹ năng, sự chuẩn bị vững vàng về tâm lý, có như vậy quá trình phỏng vấn mới đạt hiệu quả tốt.

Phỏng vấn thực chất là một quá trình hai chiều. Ở đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không. Về phía bạn, đây chính là cơ hội để bạn chinh phục nhà tuyển dụng, đồng thời tìm hiểu về văn hóa công ty.
Khi đặt ra câu hỏi “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?”, nhà tuyển dụng thường nhằm mục đích kiểm tra xem bạn có thực sự phù hợp với công việc này, xem bạn đã tìm hiểu về công ty hay chưa và hơn hết là bạn có thực sự thích thú với công việc hay chỉ đang “cưỡi ngựa xem hoa.”
Nếu như bạn không có câu hỏi nào hoặc là chỉ đặt ra các câu hỏi hết sức chung chung thì người phỏng vấn có thể cho rằng bạn chưa hề tìm hiểu về công ty và cũng không thực sự nghiêm túc với công việc này.
Với những ứng viên khéo léo thì đây sẽ là cơ hội để tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp và tạo điểm nhấn ấn tượng cho buổi phỏng vấn. Bạn nên đặt câu hỏi về những chủ đề chưa được đề cập đến trong buổi phỏng vấn hoặc là những gì mà bạn muốn biết thông tin chi tiết hơn. Tránh những câu hỏi chung chung hoặc là về những vấn đề đã được thống nhất từ trước.
Với những câu hỏi “đắt giá”, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được rằng mình thực sự rất nghiêm túc với công việc này, đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng từ trước về công ty và công việc và đặc biệt là đang mong đợi một kết quả tích cực.

II. Cách trả lời phỏng vấn “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?”​

1. Liệt kê sẵn câu hỏi từ trước phỏng vấn​

Câu hỏi này thuộc loại kinh điển đến không thể kinh điển hơn, vì thế nếu bạn tỏ ra quá lúng túng, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn thiếu sự chuẩn bị và không coi trọng buổi phỏng vấn này. Chuẩn bị danh sách câu hỏi bạn muốn biết đáp án. Lưu ý rằng câu hỏi có thể thay đổi phụ thuộc vào ai đang phỏng vấn bạn.
Chẳng hạn như, nếu là trưởng phòng hoặc quản lý, nhân viên phòng nhân sự, câu hỏi nên tập trung vào quy trình phỏng vấn hoặc cơ cấu tổ chức của toàn công ty. Nếu là
Cach tra loi cau hoi ban con cau hoi nao nua khong

Cách cải thiện kỹ năng phỏng vấn cho các ứng viên

2. Chủ đề không nên hỏi

Đây là dạng câu hỏi mở nhưng bạn nên tránh xa các chủ đề sau trong câu hỏi đặt ra:

2.1. Các hoạt động ngoài giờ

Đặt câu hỏi về văn hóa công ty là tốt nhưng câu hỏi nên tránh tập trung vào các hoạt động ngoài giờ như đi chơi, giờ ăn chưa hay thời gian đi du lịch, nghỉ mát. Loại câu hỏi này sẽ không tạo được ấn tượng tốt với người phỏng vấn, nhất là quản lý nghiệp vụ và giám đốc công ty, khiến họ thấy rằng có vẻ bạn chẳng quan tâm gì đến công ty hay công việc cả. Tương tự, không nên hỏi bạn cần làm bao nhiêu tiếng mỗi ngày/mỗi tuần.

2.2. Cuộc sống cá nhân của người phỏng vấn hay chuyện phiếm ở văn phòng

Cư xử với người phỏng vấn một cách nhã nhặn như cách bạn muốn họ đối với mình, không hỏi về cuộc sống hay gia đình họ và không sa đà vào tán gẫu về người mà cả hai cùng quen ở công ty.

2.3. Điều bạn có thể tự tìm hiểu

Nếu câu hỏi dễ dàng tìm thấy có đáp án khi truy cập vào trang web công ty thì bạn không nên lãng phí thời gian của cả hai vào nó.

2.4. Lương và phúc lợi

Đây là yếu tố quan trọng cần biết khi bạn làm việc ở bất kỳ vị trí nào thế nhưng giờ chưa phải lúc để hỏi, nhất là đây mới là vòng phỏng vấn đầu tiên. Nếu cần thì người phỏng vấn sẽ tự đề cập với bạn.

2.5. Câu hỏi quá phức tạp hoặc nhiều nội dung

Không nên hỏi câu quá nhiều nội dung hoặc phức tạp mà người phỏng vấn không thể trả lời bạn ngay được. Chỉ hỏi một lần một câu, đừng đánh đố họ.

2.6. Đặt quá nhiều câu hỏi

Bạn có thể chuẩn bị rất nhiều nhưng đừng cố phải hỏi cho bằng hết, nhất là khi họ bắt đầu sắp xếp giấy tờ, liếc nhìn đồng hồ hay điện thoại, mở máy tính. Đó là lúc bạn nên dừng lại. Cach tra loi cau hoi ban con cau hoi nao nua khong

Nên hay không nên hỏi gì trong buổi phỏng vấn?

3. Chủ đề nên hỏi và các câu hỏi mẫu​

Hướng đến các câu hỏi mở, đừng hỏi câu hỏi nghi vấn dạng “có” hoặc “không”. Dưới đây là một số loại câu hỏi thích hợp.

3.1. Câu hỏi về vị trí tuyển dụng

Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu nhiều hơn về công việc bạn sẽ làm ở vị trí đó nếu nó chưa được đề cập ở phần đầu phỏng vấn. Tham khảo một số câu hỏi sau:

  • Bạn có thể nói một chút về công việc hàng ngày của vị trí này không?
  • Tại sao chức vụ này lại còn trống – công ty mới có nhu cầu ở vị trí này sao? Nếu không thì tại sao nhân viên đó lại nghỉ việc?
  • Nếu tôi được nhận, bạn muốn tôi đạt được mục tiêu gì ở những tháng đầu tiên?
  • Cơ chế đánh giá hiệu suất làm việc của công ty là gì và khi nào tôi nhận được đánh giá chính thức đầu tiên? Theo bạn, yếu tố nào quan trọng nhất để làm tốt công việc này?
  • Những yêu cầu công việc của vị trí này bạn đã đề cập đầy đủ trong mô tả công việc chưa? Nếu chưa bạn có thể nói rõ hơn về điều này không?
  • Khi đảm nhận vị trí này, khó khăn lớn nhất tôi phải đối mặt là gì?
  • Ứng tuyển vị trí này phải trải qua bao nhiêu vòng phỏng vấn?
  • Nếu được nhận thì thời gian bắt đầu có thể đi làm việc là khi nào?
  • Sau khi phỏng vấn thì sau bao lâu tôi nhận được thông báo về việc có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển?
  • Để biết những thông tin sau phỏng vấn, tôi có thể liên hệ với ai trong công ty?
  • Bên cạnh những kỹ năng cứng thì kỹ năng mềm nào theo bạn là quan trọng nhất để thành công trong vị trí này?

3.2. Câu hỏi về công ty hoặc người phỏng vấn

Đây là cơ hội tốt để bạn tìm hiểu thêm về văn hóa công ty.

  • Cơ cấu tổ chức và phong cách quản lý ở công ty là gì? Điều gì khiến bạn hài lòng với công việc hiện tại?
  • Bạn đã làm ở công ty được bao lâu rồi?
  • Bạn có thể chia sẻ một chút về văn hóa công ty không?
  • Nếu có sự xung đột giữa các nhân viên với nhau, công ty giải quyết như thế nào?
  • Mục tiêu phát triển của công ty trong năm tới là gì? Công ty cần những nhân sự như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
  • Công ty có quy mô như thế nào? gồm bao nhiêu bộ phận?
  • Bạn có thể nói về những thành tích nổi bật mà công ty đạt được hay không?

Với câu hỏi “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?” cuối buổi phỏng vấn, ứng viên nên biết cách đưa ra những câu hỏi thông minh để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo gợi ý trả lời JOBOKO chia sẻ trên đây và áp dụng sao cho buổi phỏng vấn việc làm mơ ước của bạn đạt kết quả cao.
Để giúp cho buổi phỏng vấn thành công các bạn ứng viên hãy luôn biết rằng đi phỏng vấn . Bạn hãy chủ động tự đặt ra những câu hỏi về những xoay quanh thắc mắc trong nội dung phỏng vấn, như vậy sự tương tác của bạn với nhà tuyển dụng sẽ tốt hơn, một phần giúp bạn thể hiện tư duy của bản thân, phần khác giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực của bạn.

Câu hỏi này thuộc loại kinh điển đến không thể kinh điển hơn, vì thế nếu bạn tỏ ra quá lúng túng, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn thiếu sự chuẩn bị và không coi trọng buổi phỏng vấn này. Chuẩn bị danh sách câu hỏi bạn muốn biết đáp án. Lưu ý rằng câu hỏi có thể thay đổi phụ thuộc vào ai đang phỏng vấn bạn.Chẳng hạn như, nếu là trưởng phòng hoặc quản lý, nhân viên phòng nhân sự, câu hỏi nên tập trung vào quy trình phỏng vấn hoặc cơ cấu tổ chức của toàn công ty. Nếu là quản lý nghiệp vụ tương lai, bạn nên đặt câu hỏi xoay quanh trách nhiệm ở vị trí đó.Đây là dạng câu hỏi mở nhưng bạn nên tránh xa các chủ đề sau trong câu hỏi đặt ra:Đặt câu hỏi về văn hóa công ty là tốt nhưng câu hỏi nên tránh tập trung vào các hoạt động ngoài giờ như đi chơi, giờ ăn chưa hay thời gian đi du lịch, nghỉ mát. Loại câu hỏi này sẽ không tạo được ấn tượng tốt với người phỏng vấn, nhất là quản lý nghiệp vụ và giám đốc công ty, khiến họ thấy rằng có vẻ bạn chẳng quan tâm gì đến công ty hay công việc cả. Tương tự, không nên hỏi bạn cần làm bao nhiêu tiếng mỗi ngày/mỗi tuần.Cư xử với người phỏng vấn một cách nhã nhặn như cách bạn muốn họ đối với mình, không hỏi về cuộc sống hay gia đình họ và không sa đà vào tán gẫu về người mà cả hai cùng quen ở công ty.Nếu câu hỏi dễ dàng tìm thấy có đáp án khi truy cập vào trang web công ty thì bạn không nên lãng phí thời gian của cả hai vào nó.Đây là yếu tố quan trọng cần biết khi bạn làm việc ở bất kỳ vị trí nào thế nhưng giờ chưa phải lúc để hỏi, nhất là đây mới là vòng phỏng vấn đầu tiên. Nếu cần thì người phỏng vấn sẽ tự đề cập với bạn.Không nên hỏi câu quá nhiều nội dung hoặc phức tạp mà người phỏng vấn không thể trả lời bạn ngay được. Chỉ hỏi một lần một câu, đừng đánh đố họ.Bạn có thể chuẩn bị rất nhiều nhưng đừng cố phải hỏi cho bằng hết, nhất là khi họ bắt đầu sắp xếp giấy tờ, liếc nhìn đồng hồ hay điện thoại, mở máy tính. Đó là lúc bạn nên dừng lại.Hướng đến các câu hỏi mở, đừng hỏi câu hỏi nghi vấn dạng “có” hoặc “không”. Dưới đây là một số loại câu hỏi thích hợp.Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu nhiều hơn về công việc bạn sẽ làm ở vị trí đó nếu nó chưa được đề cập ở phần đầu phỏng vấn. Tham khảo một số câu hỏi sau:Đây là cơ hội tốt để bạn tìm hiểu thêm về văn hóa công ty.Với câu hỏi “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?” cuối buổi phỏng vấn, ứng viên nên biết cách đưa ra những câu hỏi thông minh để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo gợi ý trả lời JOBOKO chia sẻ trên đây và áp dụng sao cho buổi phỏng vấn việc làm mơ ước của bạn đạt kết quả cao.Để giúp cho buổi phỏng vấn thành công các bạn ứng viên hãy luôn biết rằng đi phỏng vấn. Bạn hãy chủ động tự đặt ra những câu hỏi về những xoay quanh thắc mắc trong nội dung phỏng vấn, như vậy sự tương tác của bạn với nhà tuyển dụng sẽ tốt hơn, một phần giúp bạn thể hiện tư duy của bản thân, phần khác giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực của bạn.

Rate this post

Viết một bình luận