Các dạng rôm sảy
Đây là một bệnh về da rất dễ nhân biết, thể hiện qua những mảng rộp chứa mụn nước li ti, có thể khiến vùng da chuyển màu đỏ và lẫn các đốm mủ nhỏ. Những vùng da hay bị nổi sảy là cổ, lưng, bẹn, trán.
Có 3 loại rôm sảy thường gặp, đó là rôm sảy dạng tinh thể, rôm đỏ và rôm sảy sâu.
1. Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina)
Thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã dứt bệnh.
2. Rôm đỏ (miliaria rubra)
Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
3. Rôm sâu (miliaria profunda)
Thường xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài.
Ảnh hưởng của bệnh
Thông thường, bệnh sẽ tự biến mất khi trời mát. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ gãi mạnh trên da có thể gây nhiễm trùng. Thêm vào đó, bé ngủ không ngon giấc. Bệnh lại rất dễ quay lại khi trời nóng, mặc nhiều quần áo hoặc bé lười tắm.
Trẻ bị rôm sâu có thể bị tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi. Vì vậy, mẹ không nên quá chủ quan trước biểu hiện rôm sảy của bé. Một lưu ý nhỏ khác, đó là việc gãi hoặc “giết rôm” với bàn tay mang vi khuẩn có thể gây ra nhiều viêm nhiễm cho làn da hoặc chứng viêm cầu thận.
Cách trị rôm sảy cho trẻ nhỏ
Để ngừa rôm sảy, mẹ nên để bé ở nơi thoáng mát, chọn cho con loại quần áo mỏng, thấm mồ hôi và cho trẻ uống đủ nước.
Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên trong những ngày nóng bức, bạn có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch. Tắm rửa cho bé 1-2 lần mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông, tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều có thể làm bé cảm lạnh.
Mẹ cũng có thể bôi phấn rôm để giúp da bé thoáng mát. Tuy nhiên, không nên thoa phấn khi trẻ đang đổ mồ hôi vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông.
Khi bé bị nổi sảy, bạn có thể tắm cho bé với thuốc tím, nước quả mướp đắn, thầu dầu tía, sài đất, lá dâu, lá khế… Bên cạnh đó, những loại nước uống như rau má, sắn dây, nước lá đinh lăng cũng có tác dụng làm mát cơ thể, giảm rôm sảy.
5 loại lá quen thuộc giúp bé thoát khỏi rôm sảy
Khi bé bị rôm sảy mùa hè, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần áp dụng cách trị rôm sảy với 5 loại lá cây quen thuộc dưới đây:
1. Tắm nước lá khế
Lá khế có có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ngứa do dị ứng, mề đay… rất hữu hiệu.
Các mẹ chỉ cần lấy một nắm lá khế, tách phần gân lá, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Để nồi nước sôi khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước pha cùng nước lạnh đến nhiệt độ nước tắm cho bé thích hợp.
Thực hiện khoảng 3 – 4 ngày mẹ sẽ thấy làn da của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
2. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm các mẹ mang về rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó cho vào một túi vải lớn và bỏ vào nồi nước đun sôi. Tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt, chuyển sang ấm rồi tắm cho bé.
Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày để ngăn chặn rôm sảy mọc thêm, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
3. Nước lá chè xanh
Trong trà xanh có hàm lượng cao chất EGCG giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt. Sử dụng lá chè xanh để chữa rôm sảy cho trẻ em đã được người xưa áp dụng.